Thứ Hai, 03 Tháng Năm, 2010 1.988

2. Phần sửa soạn chung cho ca trưởng


1. Bốn bát độ hợp ca trong bảng tổng hợp âm thanh

1.1. Bảng tổng hợp âm thanh

a. Hàng âm hoàn chỉnh của hệ thống âm nhạc gồm 88 âm có cao độ khác nhau được lặp lại một cách chu kỳ theo những quãng tám, nó gồm có bảy quãng tám trọn vẹnhai quãng tám thiếu ở hai đầu của hàng âm. Âm thanh của bậc Đô là âm đầu của mỗi quãng tám. Nếu tính từ âm thấp nhất đến âm cao của hàng âm (trên bàn phím đàn Piano) các quãng tám nói trên lần lượt có các tên gọi như sau : quãng 8 cực trầm, quãng 8 trầm, quãng 8 lớn, quãng 8 nhỏ, quãng 8 thứ nhất, quãng 8 thứ hai, quãng 8 thứ ba, quãng 8 thứ tư, quãng 8 thứ năm.

b. Sơ đồ bảng tổng hợp âm thanh dưới dạng bàn phím Piano :

C2

C1

C

c

c1

c2

c3

c4

c5

quãng 8

cực trầm

quãng 8

trầm

quãng 8

lớn

quãng 8

nhỏ

quãng 8

thứ 1

quãng 8

thứ 2

quãng 8

thứ 3

quãng 8

thứ 4

quãng 8

thứ 5

3 âm

A2B2H2

12 âm

C1—-H1

12 âm

C——H

12 âm

c——-h

12 âm

c1—–h1

12 âm

c2——h2

12 âm

c3—-h3

12 âm

c4—–h4

1 âm

c5


1.2. Bốn bát độ dùng trong hợp ca[6] :

2. Tên các giọng hợp ca

2.1. Tiếng người hát được chia làm 2 loại chính :

a. tiếng đàn bà – trẻ em

b. tiếng đàn ông

Mỗi loại tiếng nói trên lại được chia ra ba loại với ba tính chất khác nhau :

+ Giọng cao : sáng sủa, bay bổng, nhẹ nhàng.

+ Giọng trung : nồng hậu, đầy đặn, ấm áp.

+ Giọng trầm : hùng tráng, rộng lớn, sâu lắng.

Nữ có những giọng :

a. Nữ cao (Soprano)

b. Nữ trung (Mezzo Soprano)

c. Nữ trầm (Alto)

-Nam có những giọng :

a. Nam cao (Ténor)

b. Nam trung (Baryton)

c. Nam trầm (Basso)

Đó là sáu giọng hát phân chia khái quát trên lý thuyết, trong thực tế, do sự cấu tạo bẩm sinh có nhiều điều kiện cơ thể khác nhau nên nảy sinh nhiều cỡ giọng và âm sắc khác nhau, không phải chỉ có sáu loại giọng đã nói ở trên (đó là cái khó cho người ca trưởng khi chọn và phân định giọng hát).

2.2. Bốn giọng chính của Ban hợp ca dị giọng :

a. Nữ cao (Soprano)

b. Nữ trầm (Alto)

c. Nam cao (Ténor)

d. Nam trầm (Basso)

Cũng nên biết thêm là loại Hợp ca đồng giọng đàn ông có trước loại Hợp ca dị giọng ; vì thế một số bài hợp ca đã được viết cho 4 bè đàn ông như sau :

  

Chữ Altus có nghĩa là cao, dùng để gọi giọng cao nhất của giọng đàn ông, nhiều khi dòng nhạc lên cao họ phải hát giọng giả hay giọng óc (falsetto).

Ngày nay chữ Alto dùng để gọi giọng trầm của giọng nữ (cũng còn gọi là Contralto).

Hợp ca đồng giọng đàn ông ngày nay vẫn giữ 4 giọng, nhưng viết cho 2 giọng Ténors và 2 giọng Bassi.

3. Các khoá dùng để viết nhạc hợp ca

Khoá là tên gọi của ký hiệu dùng để xác định một độ cao nhất định cho các âm thanh nằm trên dòng và khe.

Khoá đặt ở đầu khuông nhạc, trên một trong những dòng kẻ chính sao cho dòng đó chạy qua trung tâm nó.


3.1. Ngày xưa : Người ta dùng khóa Đô dòng 1 cho bè Soprano, khóa Đô dòng 3 cho bè Alto, khóa Đô dòng 4 cho bè Tenor và khóa Fa dòng 4 cho bè Basso[7].  

3.2. Ngày nay : 

Riêng giọng Ténor có thể dùng:

1) Khoá Xon & thêm dấu     : Khoá Xon Ricordi.

2) Khoá Xon thêm số 8 ở dưới : Khoá Xon hạ bát độ.

3) Khoá Fa ? chung với giọng Basso khi nét nhạc không lên cao quá

4. Các loại nhịp thường dùng trong nhạc hợp ca

4.1. Nhịp chia hai (Đơn)

a. Định nghĩa : nhịp chia hai là nhịp mà mỗi phách chia làm hai phần bằng nhau hay nói cách khác mỗi phách có giá trị bằng một dấu nhạc đơn (không có chấm).

b. Các loại nhip chia hai thường dùng:        2  3  4  2  3  4  2  3

                                                                    4  4  4  2  2  2  8  8

Nhịp 2/2 còn gọi là Alla breve và còn có ký hiệu là  C  (C barré)

4.2. Nhịp chia ba (kép) :

a. Định nghĩa : nhịp chia ba là nhịp mà mỗi phách chia làm ba phần bằng nhau hoặc là mỗi phách có giá trị bằng một dấu nhạc có dấu chấm.

b. Các loại nhịp chia ba thường dùng:   6  9   12  6  9

                                                           8  8    8  4  4

5. Các loại thanh cữ (diapason)

5.1. Căn cứ vào số chấn động kép, E.Bozza chia ra làm ba loại thanh cữ :

a. Loại cũ            : 445 chấn động kép

b. Loại bình thường : 435 chấn động kép

c. Loại mới          : 440 chấn động kép  

Loại thanh cữ mới này hiện nay được thông dụng và gọi là thanh cữ La 3 (vì nằm ở bát độ thứ ba trong bốn bát độ hợp ca).

  

5.2. Ngoài ra cũng còn một số thanh cữ khác cũng được dùng riêng biệt cho các nước sau :

+ Đức    : 435 chấn động kép

+ Hoa Kỳ     : 440 chấn động kép

+ Thuỵ Điển : 440 – 443 chấn động kép

+ Anh    : 451 (cũ) – 439 (mới).

5.3. Cách sử dụng thanh cữ : tập gõ và nghe thanh cữ để nhận ra cung bậc khởi đầu cho mau lẹ và chính xác. Đôi khi còn phải chuyển dịch xuống thấp hay lên cao cho vừa tiếng ca viên.

6. Những điểm cần thiết để tập dượt và trình tấu

6.1. Chuyển giọng cho ca đoàn khi tập dượt :

a. Ca trưởng miệng đọc tên dấu nhạc hay chữ bắt đầu bài hát

b. Tay chỉ từng bè (thường dùng tay phải)

c. Mắt kiểm soát xem ca viên đã nghe và nhận rõ âm thanh chưa ?

6.2. Trước khi khởi tấu cần có giây phút im lặng tập trung để ca viên sửa soạn tinh thần, trong khi tay ca trưởng ở vị trí sẵn sàng để phác hoạ phách chuẩn bị, phách chuẩn bị này vừa cho biết nhịp độ (tempo), cường độ và sắc thái khởi đầu, vừa chuẩn bị cho ca viên mở khẩu hình lấy hơi đúng lúc để khởi tấu cho đồng đều và có năng lực.

6.3. Khi trình tấu, nếu bản Hợp ca có phần nhạc mở đầu thì giây phút im lặng phải chuẩn bị trước khi ca trưởng ra hiệu cho người dạo đàn bắt đầu. Trường hợp này tất cả ca viên phải chú ý theo dõi câu nhạc mở đầu. Tay ca trưởng sẽ đưa lên vị trí sẵn sàng trước khi phần nhạc mở đầu kết thúc, và cho ca đoàn khởi tấu đúng lúc.

7. Sửa soạn kết bài

7.1. Phần kết bài chia ra làm hai loại :

a. Loại đi trúng nhịp, như bài “Con sẽ hân hoan”

b. Loại đi chậm dần lại, như bài “Ôi thần linh Chúa”

Để cho ca đoàn bắt cho chính xác và nhịp nhàng chữ cuối những bài thuộc loại nhịp chậm dần lại, ngón tay ca trưởng duỗi ra hoặc chụm lại thận trọng như để đánh Staccato :  

                 

   7.2. Nếu chữ cuối bài viết trên thang âm thứ là hội âm dùng quãng ba trưởng (tierce picarde) tay phải ca trưởng sẽ nâng bè nào phụ trách quãng ba trưởng đó :  

8.  Kết bài

8.1. Khi ca đoàn đã bắt đầu chữ cuối bài, thường ca trưởng ngừng tay lại, lòng bàn tay hướng về ca đoàn như dặn dò ngân dài như khi có dấu lưu U , rồi sửa soạn kết bằng tay phải tuỳ theo vẻ nhạc : p – m hay f.

8.2. Riêng những bài kết ở vẻ nhạc ff, tay ca trưởng sẽ mở hay nắm lại và quất mạnh cho xứng hợp với mức độ mạnh của bài.

8.3. Một số ít bài kết thình lình và gây cấn như : “Xôn xao” (Con bướm trắng) hoặc “Lao đao” (Say Noel) tay ca trưởng sẽ quất ngang dọc, rồi treo lơ lửng trên không cho thêm gây cấn.

8.4. Sau cử chỉ kết bài êm,  mạnh hoặc gây cấn, sẽ là một phách im lặng – mục đích đem người trình tấu và người nghe trở lại thế giới bình thường, lúc đó người ca trưởng mới hạ hai tay xuống.

8.5. Riêng các buổi trình tấu ngoài Phụng vụ, cần lưu ý thêm hai điểm sau :

a. Ca trưởng xuống khỏi bục điều khiển và cúi chào đáp lễ khán thính giả, nhất là khi họ vỗ tay tán thưởng.

b. Trường hợp muốn giới thiệu ca đoàn hoặc ca viên lĩnh xướng (Solo) với khán thính giả, ca trưởng dùng tay phải để ra hiệu.

Lưu ý : ĐIỂM PHÂN BIỆT BÀI HỢP CA ĐỒNG GIỌNG VÀ DỊ GIỌNG

Phần lớn các bài hợp ca hiện nay không ghi rõ là đồng giọng hay dị giọng, vậy muốn xác định chúng ta phải căn cứ vào hoà âm :

a) Nếu thấy bè Ténor cao hơn bè Alto là bài viết cho hợp ca dị giọng (xem bài VDTC và CT thánh Giu-se).

b) Ngược lại nếu là đồng giọng thì bè một cao hơn bè hai và bè hai cao hơn bè ba.

c) Nếu Alto thấp hơn Basso cũng là bài viết cho hợp ca dị giọng.

d) Cũng có bài vừa viết cho hợp ca dị giọng vừa cho hợp ca đồng giọng.

9. CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Cho biết vị trí của bốn bát độ hợp ca trong bảng tổng hợp âm thanh ?

2. Tên các giọng hợp ca thông dụng hiện nay và các khoá nhạc tương ứng ?

3. Các loại nhịp thường dùng trong nhạc Hợp ca ?

4. Các loại thanh cữ : loại nào thông dụng ? Cách sử dụng ra sao ?

5. Khởi tấu gồm những công việc nào ? Ích lợi của khởi tấu ra sao ?


[6] Đàn Organ đệm cho hợp ca tối thiểu phải có 4 bát độ trở lên, và phím trầm nhất phải là Đô, không nên chọn loại bắt đầu bằng Fa.

[7] Khoá Ut hay Đô do sự biến hình của chữ C đặt trên dòng kẻ: 1-2-3-4-5 và được sử dụng như sau: Đô 1: dùng cho giọng Soprano; Đô 2: dùng cho giọng Mezzo Soprano; Đô 3 : dùng cho giọng Alto và nhạc cụ Alto; Đô 4 : dùng cho giọng Ténor và các nhạc cụ Basson – Violoncelle (ở âm vực cao)  Trombone – Ténor; Đô 5 : dùng cho giọng Baryton .
Ghi chú:
1) Nhạc cụ Alto gồm đàn Viola và kèn Trombone-Altô.   
2) Violoncelle và kèn Basson thường dùng khoá Fa, nhưng ở những âm vực cao thường dùng khoá Đô 4 để bớt các dòng kẻ phụ.  
3) Kèn Trombone-Ténor thành viên chính của nhóm Trombone trong dàn nhạc giao hưởng dùng khoá Đô 4, nhưng nếu xuống trầm hơn người ta dùng thêm cả khoá Fa để tránh bớt dòng kẻ phụ ở phía dưới khuông nhạc. Cũng có khi người ta dùng chung một khoá Fa cho cả nhóm trombone trong dàn nhạc. (Có hai kiểu trombone : Trombone à piston và Trombone à coulisse chia làm ba loại : Alto – Ténor – Basse, trombone à coulisse hiện nay thường được dùng trong dàn nhạc vì âm chất hay hơn và dùng cũng thuận tiện hơn).

Bài viết khác

Các khóa học nhạc ngắn hạn, dài hạn dành cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ | Hải Linh Quê Hương