Thứ Tư, 07 Tháng Năm, 2014 29.076

Giới Thiệu Về Xướng Âm

Các Bài Xướng Âm
 

LỜI NÓI ĐẦU

XƯỚNG ÂM THỰC DỤNG gồm 3 cấp. Cấp 1 sẽ giúp các học viên hát và nghe các thang âm không có dấu hóa, tức thang âm Đô Trưởng và La Thứ. Cấp 2 sẽ giúp học viên làm chủ các thang âm có 1# ,1b. Cấp 3 sẽ giúp học viên làm chủ các thang âm còn lại.

Gọi là Xướng Am Thực Dụnglà vì chúng tôi muốn giúp học viên bước vào thế giới nghệ thuật âm thanh bằng con đường tương đốingắn gọn mà hữu hiệu hơn cả, giúp học viên phải tự luyện nhiều hơn là chỉ lặp lại những gì người khác hoặc, Thầy cô mớm cho trước.

Trong cuốn Xướng Am cấp 1 này (XÂ1), chúng tôi ghi lại 34 bài tập TIÊU BIỂU (TB) trong Đô Trưởng và 11 bài TIÊU BIỂU trong La Thứ, các CÔNG THỨC XẾP DẤU NHẠC (X/x) trong C/a ( Đô Tr/ La thứ), và cuối cùng là một số BÀI ĐỌC THÊM (tr. 18-46).

Để sử dụng cuốn Xướng Âm 1 này có hiệu quả, nhất là đối với các học viên chưa có

điều kiện đến lớp được, cần lưu ý một số điểm sau đây:

1. Mục tiêu: Học viên phải đạt tới là:

A. Tập hát cho đúng cao độ, trường độ, cường độ, sắc thái âm thanh (như liền giọng, rời tiếng nhẹ hoặc mạnh, sostenuto, sforzando…) và ngay cả cách phát âm cho phù hợp với từng ngôn ngữ, đặc biệt tiếng Việt Nam chúng ta. Cao độ và trường độlà điều cần tập luyện chính xác lúc đầu.

B. Hiểu biết các ký hiệu âm nhạc cùng những điểm khác liên quan đến lý thuyết cơ bản về âm nhạc. Học viên ghi chép tại lớp, hoặc đọc thêm các sách Nhạc Lý khác, như cuốn “ Lý thuyết âm nhạc cơ bản” của V.A. Va-khra-me-ep, do Vũ tự Lân dịch… Nhất là cuốn NHẠC LÝ CĂN BẢN do Quê Hương biên soạn (1993).

2. Phương pháp chung là đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Hát và nghe được cái đơn giản rồi mới sang cái phức tạp hơn:

2.1. Về cao độ: học viên dực trên 3 dấu trụ ĐÔ-MI-XON để hát các dấu phụ còn lại:

RÊ-FA-LA-XI (Xem 4 bài TB 10,11,12,13 trang 11&12: 4 bài này được gọi là bài CĂN BẢN cho các thang âm Trưởng khác). Cũng vậy, trong thang âm La thứ các dấu trụ là: LA-ĐÔ-MI, các dấu phụ là: XI-RÊ-FA-XON ( Xem các bàiTB 2,3,4 và 7 trang 20-21: 4 bài này sẽ là 4 bài Căn Bản cho các thang âm thứ khác). Để bắt đầu, học viêen hát và nghe 3 dấu: ĐÔ-RÊMI, rồi tới 4 dấu ĐÔ-RÊ-MI-XON, rồi tới5 dấu (Ngũ Âm): ĐÔ-RÊ-MI-XON-LA. Rồi thêm ĐÔ cao, thêm XON-LA thấp; sau đó thêm FA, thêm XI (Thất Âm); làm quen FA và Xi trong thang âm Tây Nguyên: ĐÔ-MI-FA-XON-XI-ĐÔ; cuốicùng củng cố cao độ bằng các bài tập về quãng 3, q.4, q.5,q.6,q.7,q.8, chú trọng đến việc đọc các hợp âm rải theo nhiều hướng khác nhau.

2.2. Về trường độ học viên dùng tay( không nên dùng chân) để gõ nhịp theo từng phách: Nhịp chia 2 (2/4, 3/4, 4/4, 2/2…) họcviên gõ xuống và nâng lên đều nhau trong 1 phách (↓↑). Nhịp chia 3 (6/8, 9/8, 6/4…) thì mỗi phách gồm gõ xuống, đưa ra và nâng lên(↓→). Chúng tôi đi từ nhịp 2/4 với mỗi phách là một dấu đen. Mỗi ô nhịp gồm 2 dấu đen, hoặc 1 dấu trắng, rồi từ từ làm quen với các dấu ghi trường độ lớn hơn hoặc nhỏ hơn.

2.3. Về cường độ sau khi dùng phương pháp gõ theo từng phách để học viên nắm vững về độ dài của các dấu nhạc rồi, thì học viên sẽ diễn tấu bài nhạc mạnh nhẹ theo tinh thần của Tiết tấu, nghĩa là không còn máy móc hát mạnh ở phách đầu, và nhẹ ở phách cuối, nhưng mạnh nhẹ tùy theo diễn tiến hoặc ý nghĩa của chi nhạc, câu nhạc, đoạn nhạc…

2.4. Về phát âmngay khi hát các dấu nhạc ĐÔ, RÊ, MI, FA, XON… học viên đã phải chú ý phát âm cho đúng cách, khẩu hình các nguyên âm O-Ê-I-A phải được xem xét cẩn thận để bảo đảm rỏ lời, đẹp tiếng và ngân vang. Các nguyên tắc về Thanh Nhạc cũng đã được áp dụng tập luyện ngay trong khi Xướng Âm, như từ thế đứng ngồi, cách lấy hơi, hít thở… Các bài có lời ca, nhất là các bài Dân ca, sẽ được hát với phong cách phù hợp.

3. Cách thức tiến hành một buổi học:

3.1. Ôn kiểm tra lại bài cũđã học xem mức tiếp thu đủ để sang bài mới chưa: Ôn về lý thuyết, về thực hành (thuộc lòngcác bài Căn bản và Tiêu Biểu; tập nghe, tập đọc các kiểu đã xếp…) Riêng về việc HÁT THUỘC LÒNG các bài TB ghi trong này là quan trọng, vì cũng như một sinh ngữ, không thuộclòng thì không thắm vào mình, không trở thành của riêng mình được. Ngoài ra, học viên nhớ thuộc lòng mà có một số vốn giai điệu và tiết tấu, giúp cho mình làm chủ được thang âm trong các bài mới một cách chắn chắn hơn.

3.1. Chuẩn bị bài mớivới 6 giai đoạn sau:

3.2.1. Thực tập trên bảng:

Vẽ khuông nhạc, khóa nhạc, các dấu nhạc cần thực tập, các chi tiết cần thiết khác… và tuần tự theo 6 bước sau:

*1/. Thầy hát sao, Trò hát vậy: Thầy vừa hát vừa chỉ dấu nhạc, trò lặp lại thật giống Thầy cốt để tập nhái âmvà nhận diện tên dấu, nhất là làm quen cao độ của các dấu mới, hoặc các quãng khó.

*2/. Thầy chỉ dấu, Trò hát dấu: Có thể chỉ từng dấu một, hoặc chỉ một lần 3-5 dấu để cho học viên hát lên tên dấu và đúng cao độ của các dấu vừa chỉ. Cũng có thể dùng các kiểu xếp hoặc những giai điệu khác do Thầy đặt ra, để chỉ cho học viên hát, nhất là các giai điệu trong bài TB mà mình sắp học. Chỗ nào khó thì thực tập cho học viên vượt khó khăn trước khi vào bài. ( Tập làm chủ cao độ)

*3/. Thầy chỉ dấu, Trò “âm” dấu: (hoặc hát la la…) chứ không hát theo dấu nhạc. (Tập trừu tượng hóa dấu nhạc, chỉ nghĩ đến chứcnăng bậc mấy của dấu nhạc).

*4/. Thầy chỉ dấu, “Trò” âm dấu: hoặc im lặng theo dõi âm thanh vang trong đầu theo sự hướng dẫn của tay trái Thầy: bàn tay mở: Trò âm; bàn tay nắm: Trò im lặng, trong lúc tay mặt của Thầy vẫn chỉ các dấu trên bảng để trò tập nhớ âm thanh.

*5/. Thầy “âm” dấu, Trò hát dấu/ Trò chỉ dấu: Thầy “âm” hoặc hát “la la” một câu nhạc từ 3-5-7 dấu tùy theo bài học và sự tiến bộ của Trò, rồi bắt trò hát dấu, vừa đúng tên dấu, cao độ và trường độ nếu có. Tập cho trò nghe giai điệu. Cuối khóa, Thầy có thể dùng đàn để tập nghe 2 bè trở lên.

*6/. Trò “âm” dấu, Trò hát dấu: Mỗi học viên dọn sẵn một bài liên quan đến bài đang học, có thể lặp âm, để đố bạn mình ngồi bên cạnh. Cụ thể, người này đố người khác xem mình hát dấu gì. Đây là một cách vừa tập nghe , vừa tập phối hợp các dấu thành giai điệu.  3.2.2. Tập hát bài tiêu biểuSau khi đã thực tập trên bảng như trên, thì việc hát bài tiêu biểu trở nên dễ dàng. Nên để học viên dùng phương pháp” dấu trụ-dấu phụ” để tự học bài TB mới. Thầy chỉ hướng dẫn để khắc phục những chỗ có khó khăn về cao độ, hoặc tiết tấu…Khi học viên đã làm quen với bài mới rồi Thầy có thể dùng bước 4 trên để học viên tập vang trong đầu. Mỗi lần có thể học 1-2 bài TB.

3.2.3. Bài đọc thêm: Chúng tôi soạn ra hoặc trích lại của một số tác giả, cũng theo thứ tự từ dễ đến khó, để giúp học viên có tài liệu đọc thêm ở lớp hoặc ở nhà. Học viên cũng nên tìm thêm nhiều bài khác để tập đọc cho mau tiến bộ. Cái quan trọng là chính học viên, dựa trên phương pháp “các dấu trụ” và “hợp âm rải”, tự lần ra và hát được các bài mới thuộc thang âm và trình độ mình đang học, không nên dùng đàn ngay khi gặp khó khăn chỉ nên dùng đàn để kiểm tra tại chỗ thật khó về cao độ mà thôi.

3.2.4. Ghi chép lý thuyếtliên quan đến bài học, hoặc liên quan đến âm nhạc nói chung, cũng theo một thứ tự từ dễ đến khó như vậy.

3.2.5. Ký âm trên giấylà một hình thức tập nghe về cao độ, đồng thời tập ghi đúng tiết tấu. Thầy có thể dùng đàn thay cho việc “âm” bằng miệng. Đây là cách bổ túc cho bước 5 ở số 3.2.1 trên.

3.2.6. Việc làm tại nhàngoài việc học các bài, học viên còn phải xếp các công thức gồm từ 3 tới 4 nhóm dấu, thành những kiểu xếp khác nhau (Xem các nguyên tắc xếp và các công thức xếp ở trang 4-6). Đây là một loại bài mới để tập hát và tập nghe các dấu nhạc với đủ kiểu phối hợp khác nhau.

Thí dụ công thức xếp X3: 1-2-3-5-6 sẽ phải xếp như sau trong thang âm Đô Trưởng.

12356, 12563, 13256, 13562, 15623, 15632; 21356, 21563, 23156, 23561, 25613, 25631;

31256, 31562, 32156, 32561, 35612, 35621; 56123, 56132, 56213, 56231, 56312, 56321.

Công thức có 3 nhóm dấu sẽ xếp được 6 kiểu khác nhau, có 4 nhóm dấu sẽ xếp được

24 kiểu khác nhau. Học viên phảighi các số ra thành dấu nhạc thật sự trên khuông nhạc với khóa Son hoặc khóa FA, để khi đọc các kiểu xếp, tai nghe và mắt cũng thấy được dấu nhạc nằm trên khuông nhạc như thế nào . Học viên cũng tập để đánh giá các kiểu xếp. Học viên cũng xếp các công thức thành từng dòng 6 kiểu cho tiện việc kiểm soát, nhưng khi tập hát, tập nghe không nên theo một thứ tự liên tiếp như trên. Học viên cũng nên xếp trong một cuốn tập riêng để dễ ôn đi ôn lại nhiều lần, nhiều công thức.

Trên đây là một số điểm giúp học viên sử dụng hiệu quả hơn cuốn Xướng Am 1 này.

Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để cuốn Xướng Am trở nên thực dụng và hữu ích cho học viên hơn.

Tái bản lần thứ 7 có bổ sung và sửa chữa 1994

Tái bản lần thứ 8 có bổ sung và sửa chữa 1995

Tái bản lần thứ 9 có bổ sung và sửa chữa 1997

Tái bản lần thứ 10 có bổ sung và sửa chữa 2000

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình “ kỹ thuật Diễn tấu và Dượt tấu hợp ca”  của  Nhạc si HẢI LINH

2.Cơ cấu giai điệu của Am Nhạc Việt Nam .    Nhạc si HẢI LINH.

3.Solfège des Solfèges      H. Lemoire và G.Carulli

4.Xướng Nhạc 1&2.        Hùng Lân

5.Lý thuyết âm nhạc cơ bản.    V.A. Vakhrameep-Vũ tự Lân

6. Solfège Scolaire.        MauriceChevais

7.Phương pháp Xướng âm.     Doãn Mẫn. NXB Văn Hoá 1980

8.Bài tập Xướng Âm     Hồng Đăng.NXB Văn Hóa 1982

NGUYÊN TẮC XẾP

1.Mỗi công thức xếp gồm từ 3 đến 4 dấu nhạchoặc nhóm dấu nhạc: xếp làm sao thành

24 kiểu khác nhau, không trùng lặp.

2.Ưu tiên xếp dấu trầm hoặc nhóm dấu trầm trước.

3.Kiểu cuối cùng là kiểu 24 nên kết ở bậc 1 hoặc bậc 5: khi cần có thể đảo dấu hoặc

thêm dấu.

4.Các dấu đi liền nhau làm thành nhóm dấu, khi viết ra trên khuôn nhạc, nên có dấu

nối lại với nhau. Còn dấu có vòng tròn/hoac ngoac don là dấu cố định: luôn luôn đứng ở vị trí

cố định trong tất cả các kiểu xếp.

Một số thí dụ về các công thức xếp:

X1: 123 132 213 231 312 321

X4: 12356 12365 12536 12563 12635 12653

31256 31265 35126 35621 36125 36512

51236 51263 53126 53612 56123 56312

61235 61253 63125 63512 65123 65321

X14: 134571 134517 134751 134715 134157 134175

135471 135417 135741 135714 135147 135174

137451 137415 137541 137514 137145 137154

131457 131475 131547 131574 131745 1317541

Học viên viết thành các dấu nhạctrên khuông nhạc để tập đọc và tập nghe.

Ví dụ: 6 kiểu đầu của X4

CÁC CÔNG THỨC XẾP Ở THANG ÂM TRƯỞNG

Số có dấu sao [ * ] cao hơn 1 quãng tám; Số có dấu chấm bean cạnh [.] thấp hơn 1 quãng tám; Các số ở trong ngoặc ( ) la những dấu cố định luôn luôn được xếp ở moat vị trí cố định.

X1  :1-2-3   (Pycnon)  (Xếp ở khóa xon 2)

X1’ :12-13-21-23

X1’’ :12-23-31-32

X2 :1-2-3-5 (XÂ2+3: )

X2’ :1-3-5 (3 dấu trụ)

X2a :12-13-15-32

X2b :21-23-25-31

X2c :12-32-52-53

X2d :21-31-32-35

X3 :1-2-3-56 (Ngũ Âm)

X3’ :21-32-53-56

X4 :12-3-5-6

X4’ :12-13-15-16

X5 :1-2-3-5-6

X5’ :1-32-53-65-16

X6 :1-3-5-6

X6’ :13-25-36-65

X6a :12-123-135-156

X6b :21-31-532-653

X7 :1-2-5-6 (tương đối khó)

X7’ :12-32-56-1*2*

X8 :1-3-5-1* (các dấu trụ)

X8’ :12-35-65-61*

X8’’ :123-135-351*-51*3*(XÂ3)

X8a :13-25-1*3-51*

X8b :13-51-16-51*

X8c :1*1-1*3-1*5-1*6

X8d :31-53-1*5-1*6

  X9  :123-5-6-1  (Ngũ âm vị trí Đô)  X9’ :21-53-61*-2*3*

X9a :12-123-135-351*

X9b :21-31-53-1*5

  X10  :5.6.-1-2-3  (Xếp ở khóa Fa 4)    X10’  :(5.6.)-1-2-3-5 (-nt-)    X10’’  :5.-6.1-23-5 (-nt-)    X10’’’ :12-4-5-6  (Ngũ âm vị trí Fa)    X11  :1-2-3-4  (Tứ liên âm thấp-Thất âm)  X11’ :21-43-54-65

X11’’ :21-53-64-1*5

X12 :1-3-4-5

X12’ :12-32-43-45

X13 :1-2-4-5

X13’ :12-43-45-61*

  X14  :13-4-5-7-1*  (Thang ngũ âm Tây Nguyên) (Xếp ở khóa Fa)  X14’ :1-34-5-1*7 (-nt-)

X15 :1-43-5-71 (-nt-)

X15’ :13-45-75-71* (-nt-)

  X16  :(13)-5-6-7-1* (Thang Thất âm-Tứ liên âm cao)    X16’  :12-134-156-11*7  (Bài căn bản 2)  X17 :21-43-65-71* (Dấu phụ dựa trên dấu trụ;bài căn bản 1)

  X18  :12-34-56-1*7  (Nhờ dấu trụ đọc dấu phụ)  X19 :12-43-56-71*

X20 :71-23-45-2*1* (Khá khó)

X20’ :13-64-57-61*

CÁC CÔNG THỨC XẾP Ở CÁC THANG ÂM THỨ

X1 :1-3-4-5

X1’ :1-3-5

X1’’ :13-14-15-45

X2 :1-3-5-1

X2’ :1-2-3

X2’’ :12-13-21-23

X2’’’ :1-3-4-5-1*

 X3  :13-4-5-71*  (Ngũ âm hệ thống 2)  X3’ :1-43-45-71*

X3’’ :51-53-54-51*

 X4  :5.-7.1-3-45  ( Ngũ âm phần trầm)   X5  :123-5-6-1*  (Ngũ âm Nhật Bản)  X5’ :21-23-45-65

X5’’ :51-52-53-56

 X6  :1-5-6-7-1*  (Tứ liên âm cao-Thang âm thứ tự nhiên)   X7  :1-23-45-+71* (Thang âm thứ hòa âm)  X8 :123-45-65-+71* (-nt-)

 X9  :+7.1-23-43-65  (Thang âm thứ hoa am)   X10  :123- 45- 65- 5+6+71* (Thang âm thứ giai điệu)   X11  :1-+34-+65-1* (oán 2) XÂ2+3 (Dấu + tăng lên ½ cung)  X12 :1-+34-5-71* (oán 5)

 

Bài viết khác

Các khóa học nhạc ngắn hạn, dài hạn dành cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ | Hải Linh Quê Hương