Thứ Ba, 27 Tháng Tư, 2010 1.993

CHƯƠNG TRÌNH XƯỚNG ÂM THỰC DỤNG CẤP II

CHƯƠNG TRÌNH XƯỚNG ÂM THỰC DỤNG CẤP II (XA2)

Download và in các bài học ở vị trí Fa, hệ thống 1 (thể Xang) và Fa Trưởng (865Kb)

Download và in các bài học ở vị trí Fa, hệ thống 2 (thể Xự) và Rê Thứ (650Kb)

Download và in các bài học ở vị trí Xon, hệ thống 1 (thể Xang) và Xon Trưởng (841Kb)

Download và in các bài học ở vị trí Xon, hệ thống 2 (thể Xự) và Mi Thứ (584Kb)

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

I. XA2 gồm 2 phần chính:

Phần I: Thực tập xướng âm các thang âm ở vị trí Fa, tức là thang âm với một dấu giáng (1b) ở bộ khóa nhạc [gồm Fa Trưởng (F/FM) và Rê thứ (d/Dm)], rồi nhờ đó để xướng các thang âm có 3#/4b ghi ở khóa Fa  ?, bằng phương pháp đổi khóa nhạc sang &;  và các thang âm có 6# ghi ở bất cứ khóa nhạc nào, bằng phương pháp đổi dấu hóa.

Phần II: Thực tập xướng âm các thang âm ở vị trí Xon, tức là thang âm với một dấu thăng (1#) ở bộ khóa nhạc [gồm Xon Trưởng (G/GM) và Mi thứ (e/Em)],  rồi nhờ đó để xướng các thang âm có 4#/3b ghi ở khóa Xon & , bằng phương pháp đổi khóa nhạc sang ?;  và các thang âm có 6b ghi ở bất cứ khóa nhạc nào, bằng phương pháp đổi dấu hóa.

 

II. Cơ cấu chung của mỗi bài gồm các phần sau:

A. Hướng Dẫn: Giải thích hoặc nhắc nhở một số điều liên quan đến bài học. Phân tích BTL.

B. Bài Thuộc Lòng (BTL): Thường là một bài hát hay bài nhạc tiêu biểu, hoặc căn bản mà học viên cần phải học thuộc lòng, -nhạc cũng như lời-, để có vốn giai điệu giúp mình đọc và nghe các bài đọc thêm hoặc bài mới. Đây là yếu tố quyết định cho việc học xướng âm.

C. Bài Đọc Thêm (BĐT): Học viên, dựa trên phương pháp các dấu trụ và phương pháp rải hợp âm học được qua các bài tiêu biểu và bài căn bản, tự mình tìm cách đọc được các bài đọc thêm cũng như bài mới với độ khó tương đương. Tự mình đọc được các bài đọc thêm mà không dùng đến đàn, là dấu hiệu chắc chắn mình có thể học tiếp sang bài sau.

D. Công Thức Xếp (CTX): Học viên cần xếp một số công thức liên quan ít nhiều đến bài học, và dùng đó như bài để đọc thêm nhằm luyện một số quãng nhạc sẽ giúp cho mình đọc các bài mới dễ dàng hơn. Đã chọn sẵn 1 công thức để học viên tiếp tục xếp, và đề nghị thêm vài ba công thức khác để ghi lên bảng hoặc lên giấy mà tự đọc.

Ð. Ký Âm/Nhạc Lý: Ký Âm để luyện tai nghe cao độ và cảm nhận được trường độ tương đối của âm thanh. Nếu tự học ở nhà, nhờ người khác đánh đàn một bài đọc thêm, để mình ghi ra trên giấy, đúng cao độ và trường độ. Cũng có thể nghe nhạc MIDI của các bài đọc thêm, hoặc các bài khác viết trong thang âm mình đang học để luyện ký âm. Ngoài ra, cũng có thể luyện trên internet trong mục Âm Nhạc này.

Nhạc Lý thì học các chương  IV(B1-3 về ngũ âm), và V-VIII mỗi lần một ít.

Ngoài ra còn có phần tiểu sử của một số tác giả quan trọng có bài trong chương trình XA2 như J.S.Bach, G.F. Handel, Schubert, Schumann…

III. Phân Chia Các Bài Học:

Phần 1: Các thang âm ở vị trí Fa

Phần 2: Các thang âm ở vị trí Xon

Bài viết khác

Các khóa học nhạc ngắn hạn, dài hạn dành cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ | Hải Linh Quê Hương