Chủ Nhật, 25 Tháng Ba, 2018 67

Chúa Nhật Lễ Lá B

1) Seve

CHÚA NHẬT LỄ LÁ

LÒNG TRUNG KIÊN

Nghĩa Hòa Đoàn nổi lên ở Trung Quốc năm1900, một cuộc nổi dậy chống người ngoại quốc và người Kitô hữu Trung quốc. Những người nổi dậy chiếm một trường truyền giáo. Họ đóng kín các cửa, chỉ trừ một. Dưới dất trước cửa ấy, họ đặt một cây thập giá, đi bước qua th âp giá đó sẽ được tự do. Ai đi vòng quanh sẽ bị bắn chết. Bảy học sinh đầu hước qua và đi tự do. Tới người thứ tám, một em gái mười tuổi, quỳ gối trước cây thập giá và cung kính đi vòng quanh, tức thời em bị bắn chết. Tất cả hàng trăm học sinh khác còn lại đã theo gương em, tất cả đều bị bắn. Có hơn 30.000 Kitô hữu Trung quốc thà chọn cái chết vào năm 1900 hơn là phải từ chối Thầy mình. Trong lịch sử Trung quốc và nhiều nơi truyền giáo khác, hàng triệu người đã chết vì đức tin và Đức Kitô.

Lòng trung thành anh dũng của bé gái Trung quốc và của hàng ngàn người như em, gợi ý cho chúng ta, cho tuần thánh sắp tới này. Hôm nay, với đám đông ngày Chúa nhật lễ Lá đầu tiên, chúng ta hô lên: Hosana, nghĩa là “vạn tuế”. Cành lá trong tay chúng ta tuyên xưng lòng trung thành với đức Kitô, Vua của chúng ta. Tôi cầu xin, không ai trong chúng ta phải chết như em gái Trung Quốc để chứng minh lòng trung thành với đức Kitô. Nhưng mỗi người chúng ta phải làm một vài hy sinh để bày tỏ niềm tin của chúng ta với Đức vua, chúng ta tôn kính hôm nay.

Chúng ta gọi tuần này là tuần thánh vì nó gợi lại và làm sống lại những biến cố thánh. Chúng ta cũng gọi được là “tuần lễ trung thành” vì nó là lúc chúng ta hy sinh thời gian, khả năng và giải trí để tham dự việc phụng tự chung của Giáo hội Đức Kitô. Các lễ nghi chiếu tỏa trên chúng ta những biến cố thánh, để thúc đẩy lòng trung thành với đức Kitô mỗi ngày trong đời sống chúng ta.

Chúng ta đã bất trung với Người trong quá khứ. Lúc này là lúc chúng ta xin Người tha thứ và thề hứa lại lòng trung thành của chúng ta. Đây là tuần lễ chúng ta phải quyết định, khi nào, ở đâu và bằng cách nào chúng ta chứng tỏ lòng tin vào đức Giêsu, bằng việc thi hành những gì Người truyền dạy. Chúng ta sẽ học hỏi về Người làm sao ? Chúng ta sẽ tôn kính thánh danh Người như thế nào ? Chúng ta sẽ phụng sự Người ra sao ? Chúng ta tôn kính cha mẹ và làm gương cho con cái như thé nào ? Chúng ta tôn trọng sức khỏe và mạng sống của tha nhân làm sao ? Chúng ta sẽ giữ gìn khả năng sinh trưởng làm sao ? Chúng ta sẽ tôn trọng tài sản và danh dự của người khác thế nào ?

Thường thường lòng trung thành không đòi hỏi chúng ta những việc lớn lao, nhưng là những việc nho nhỏ. Những việc nho nhỏ thực hiện vì tình yêu.

Tuần này chúng ta cử hành đỉnh cao của tình yêu, đức Kitô đối với chúng ta. Tuần này là lúc chúng ta phục hồi lòng trung thành với Đấng đã đi trọn con đường tình yêu cho mỗi người chúng ta.

Trong 7 ngày sắp tới, chúng ta sẽ sống những biến cố thánh đã cứu chuộc chúng ta. Những biến cố đó chúng ta làm sống lại trong mỗi thánh lễ. Trong thánh lễ này, trong tuần thánh này mọi người chúng ta hãy thề hứa trung thành với đức Kitô – Vua của chúng ta – bằng cách cố gắng thi hành những gì Người ước muốn.

Xin Chúa chúc lành bạn.

2) Quesson

CHÚA NHẬT LỄ LÁ

Mc 14,1 - 15,47

Trang Tin Mừng hôm nay muốn giúp mỗi Kitô hữu đang ước ao sống trọn một tuần lễ “thánh"... Những lễ nghi trong tuần này là những lễ nghi đẹp đẽ nhất, ý nghĩa nhất trong năm. Nhưng chúng ta chỉ thực sự sống những lễ nghi đó cách nội tâm, nếu cá nhân mọi người trong ta đã suy gẫm những "biến cố" tạo nên tuần lễ" này, chắc chắn, đó là những biến cố quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại: Chúng ta đã làm nghiêng ngả dòng lịch sử và thay đổi bộ mặt hành tinh trái đất chúng ta.

Đọc bài thương khó một lần, cách phớt qua, là không đủ. Cần phải để cho nó thấm nhiễm trong ta. Nên đọc đi đọc lại. Chúng ta chưa lưu ý đúng mức "vị trí" mà bài thương khó nắm giữ trong toàn bộ "Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô"! Trong trình thuật của Máccô, bài thương khó là phần thứ năm của Tin Mừng. Ngày nay, chúng ta sẽ nghĩ gì về một tiểu sử mà phần quan trọng nhất trong đó lại dành để kể lại cái chết của một nhân vật ta muốn nói tới? Ta lại càng ngỡ ngàng hơn khi những trình thuật đó đã được viết sau sự kiện sống lại, bởi những người đang sống trong ánh sáng của biến cố Phục sinh vinh hiển. Thế mà, các nhà trước tác lại không nhấn mạnh đến biến cố Phục sinh đó. Trong bản văn bằng tiếng Hylạp của Máccô, bài thương khó đã chiếm tới 160 dòng chữ viết... và cuộc Phục sinh chỉ có 46 dòng, hay 19 dòng, nếu ta không kể những câu 16,9 đến 20, là những câu được một người khác với Maccô thêm  vào bản văn sau đó.  

Đúng vậy cái chết của Đức Giêsu phải là vấn đề chủ yếu: có một “bí mật" nào đó cần phải được khám phá.

Còn tôi, các ông chẳng có mãi đâu!... Điều gì làm được thì cô đã làm: "Cô đã lấy dầu thơm ướp xác tôi để chuẩn bị ngày mai táng" (Mc 14.8 ).

Toàn thể phần đầu Bài Thương Khó (14,1-42) kể lại “âm mưu ám hại Đức Giêsu”, "việc xức dầu tại Bêtania”, “Giuđa phản bội", "chuẩn bị mừng lễ Vượt qua", "báo trước việc Giuđa phản bội", "thiết lập Bí tích Thánh Thể" và “cơn hấp hối tại Ghét-sê-ma-ni"... tất cả những chi tiết đó cho ta thấy, Đức Giêsu bắt đầu sống trong nội tâm Ngài. Cuộc thụ Khổ, trước khi nó diễn ra trên thân xác cách cụ thể. Các bạn hãy đọc 42 dòng đầu chương 14 của Máccô. Trong khi đọc như thế, các bạn hãy tìm hiểu tư tưởng và tâm tình của Đức Giêsu. Phải, trước khi xảy ra cuộc bắt giữ, khởi đầu cho tiến trình thụ khổ bên ngoài, Đức Giêsu đã sống trọn vẹn cuộc thụ khổ đó trong lương tâm, trong ý thức trước về việc tự nguyện dâng hiến của  mình: Người đã thấy trước mình sẽ được "mai táng" (14,8), "bị phản bội" (14, 10.14,17), "phải đổ máu (14,24), “bị mọi người bỏ rơi và bị Phêrô chối từ" (14, 27-30). "hấp hối" (14,34-36). Nhưng Đức Giêsu đã bắt đầu ý thức vấn đề sớm hơn nhiều. Thế thì Người đã nói đến cái chết sắp tới của Người từ lúc nào. Hiển nhiên hơn cả là lúc "Phêrô tuyên xưng đức tin tại Xedarê" (Mc 8,31): kể từ ngày đó, đã ba lần Đức Giêsu nói với các bạn hữu Người về cái chết dữ dằn và khổ nhục của mình (Mc 8,3,31 - 9,30 - 10,33). Nhưng cũng cần phải nhược lên xa hơn. Các bạn hãy đọc câu 14 của chương I Tin Mừng Máccô: Đức Giêsu tiếp tục sự nghiệp của Gioan Tẩy Giả, khi Người biết rằng điều đã xảy đến cho các ngôn sứ sẽ xảy đến cho ông và cũng xảy  đến cho Người. Do đó, Đức Giêsu trải qua phần lớn đời Người, trong sự cảm nhận trước cái chết của mình. Phần chúng ta thì sao? Chúng ta có tìm cách tránh né khỏi phải nghĩ đến cái chết không? Đối với chúng ta, cái chết của ta không phải là "tác động" quan trọng nhất của đời người và hướng dẫn mọi hành động khác sao?

Bữa ăn vượt qua (Mc 14,12.13.14.16).

Trong đoạn này, đã bốn lần sử dụng từ "Vượt qua". Lễ Vượt qua của người Do Thái là để tưởng niệm công cuộc "giải phóng"! Một dân tộc bị áp bức tự giải phóng mình với sự trợ giúp của Thiên Chúa. Trong những đau khổ trần gian những gì áp đặt ta, những gì có thể hủy diệt ta, kể cả trong cái chết của mình... nhờ đức tin, chúng ta có thể tiếp gặp sự hiện diện tuy bí ẩn nhưng hiển nhiên của Thiên Chúa, để giúp ta vượt thoát những khó khăn đó, tới hạnh phúc bất diệt. Đức Giêsu đã trải qua cái chết của Người như một cuộc "vượt qua": thay vì trốn chạy thực tế đau đớn và nhục nhã của thân phận làm người, Người đã phó mặc cho số phận bằng một thái độ liên kết yêu thương với Thiên Chúa! Cảm nghiệm về cái chết như thế Người  đã "thay đổi ý nghĩa” cho nó: “Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập giá" (Pl 2,8). Lạy Chúa, xin cho con biết chấp nhập mọi trái ý trong cuộc sống: đau khổ, thử thách, bệnh tật, già nua, thất bại, cô đơn, tội lỗi... như một cuộc vượt qua, như một bước đường dẫn đến Chúa. 

Đây là Mình Thầy... Đây là Máu Thầy... Đức Giêsu đã nói như thế, sau khi dâng lời chúc tụng Thiên Chúa.  

Chúng ta hãy ghi nhận một số chi tiết lý thú: trong Tin Mừng Mácô, Đức Giêsu "truyền phép rượu”, sau khi các môn đệ đã uống rượu đó ("tất cả đều uống" câu 23... Người bảo họ: "Đây là Máu Thầy" câu 24...). Chi tiết này có thể dẹp bỏ những tranh cãi về phụng vụ và các nghi thức chặt chẽ... như thể tuyệt đối đọc những lời trên bằng tiếng Latinh hay tiếng địa phương, rước lễ trên tay hay phải đặt Mình Thánh nơi Miệng... Lạy Chúa, xin giúp chúng con đừng quá để ý đến những chuyện tầm phào đó, nhưng hãy tiến vào tình yêu mầu nhiệm của Chúa, Đấng đã phó mình trước, cách vui tươi, trong một thái độ "tạ ơn" (câu 22): “Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hi sinh mạng sống mình" (Mc 10,45 ; Ga 10.18). Còn chúng ta thì sao? Tại sao chúng ta không lợi dụng việc suy niệm cuộc thương khó để "ngay từ bây giờ và một cách tự nguyện hiến dâng" cái chết của ta, hợp ý cùng cái chết của Đức Giêsu? Đó là cách thế tuyệt diệu giúp chúng ta không còn sợ cái chết nữa, không có thể bình thản nhìn nó đến, trong bình an, như Đức Giêsu vậy cùng với Người.

Chẳng bao giờ Thầy còn uống rượu nho này nữa cho đến ngày được uống thứ rượu mới trong nước Thiên  Chúa.

Đó là niềm vui, sự yên tĩnh, an bình biết bao? Đó là thái độ thanh thản chờ đợi “ngày đó", ngày của Thiên Chúa, ngày mà Thiên Chúa cuối cùng sẽ hiển trị, ngày mà tất cả sẽ là sự sống, tình  yêu, hạnh phúc, bữa tiệc mới, rượu mới... ngày đó "sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, nhưng là tiệc cưới của con chiên" (Kh 21,4).... đó là "ngày cuối cùng", kết thúc thời gian, hoàn tất công trình của Thiên Chúa, ngày thế mạt... và tất cả chúng ta đang tiến tới ngày đó. Lạy Chúa, xin tạ ơn Chúa.  Chớ gì mỗi bữa tiệc thánh thể là bước chuẩn bị dẫn chúng con tới.bữa tiệc "rượu mới trong nước của Chúa Cha", trong tình yêu.

TIẾN ĐẾN TÌNH TRẠNG CÔ ĐỘC HOÀN TOÀN.   

Chúng ta hãy theo sát Đức Giêsu. Người bảo trước: “mọi người" sẽ bỏ rơi Người (Mc 14,27), Phêrô, người có trách nhiệm, sẽ chối từ Người (Mc 14,30). Người chọn “ba" người trong các môn đệ để ở bên Người trong cơn hấp hối, và ba lan Người trở lại với họ để nài xin họ cùng thức, nhưng họ đều “ngủ" cả (Mc 14,33-37.40-41), tất cả đều “bỏ Người trốn chạy hết" (Mc 14,50)... và trên thập giá, Người cảm thấy ngay Thiên Chúa cũng bỏ rơi Người (Mc 15,34).

Thật là cô độc hoàn toàn. Mọi người đều phải chết cách cô lẻ. Đức Giêsu đã không tìm cách tránh né. Người vâng theo “định mệnh con người”. 

Anh em ngồi lại đây. Thầy đi cầu nguyện (Mc 14,32)... "Lạy Cha, Cha có thể làm được mọi sự. Xin cho con khỏi uống chén đắng này. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha" (14.36).

Vào lúc ba giờ chiều Đức Giêsu kêu lên tiếng: Ê-lô-i, Ê-lô-i, la-ma-sa-bác-tha-ni!" nghĩa là: "Lạy Thiên Chúa của con, sao Chúa nỡ bỏ con" (Mc 15,34).

Như thế trong cuộc thụ khổ, đức Giêsu không ngừng cầu nguyện. Trên đây là hai lối cầu nguyện: cầu nguyện tại Ghétlếmani và cầu nguyện tại Gôngôtha. Máccô còn cho ta biết, Đức Giêsu đã cầu nguyện bằng tiếng mẹ đẻ, tiếng Aramên, thứ tiếng mà khi Người còn là cậu bé, Đức Maria đã dạy Người cầu nguyện: "Ap-ba" có nghĩa là "Ba ơi", "Ê-lô-i" có nghĩa là "Thiên Chúa của con"... Lạy Chúa, xin giúp con khi gặp đau khổ dám cầu nguyện thưa gởi như Chúa: 

1. Xin cho con khỏi đau khổ này! 

2. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha.

Nếu tôi có sách Kinh thánh (nhưng một gia đình Công giáo đã chắc gì có Kinh thánh!), tôi sẽ đọc lại trọn Thánh Vịnh 21. Đức Giêsu đã dùng Thánh Vịnh này để cầu nguyện trên thập giá. Khởi đầu Thánh Vịnh hoàn toàn có tính chơ vơ cô lẻ, nhưng khi kết thúc thì lại hớn hở mừng vui một cách hết sức nghịch lý. Đây là một trong những chìa khóa bí mật của huyền nhiệm mà ta đang tìm  hiểu trong cuộc thương khó này.

HAI LỜI TỐ CÁO ĐỂ NÓI TRƯỚC MẶT THIÊN HẠ RẰNG: ĐỨC GIÊSU LÀ "CON THIÊN CHÚA” VÀ LÀ "VUA”.

Trong Tin Mừng Máccô, có hai lời tố cáo Đức Giêsu: Một lời tố cáo có tính “tôn giáo" (Mc 14,53-65), trước Thượng hội đồng, trước tất cả các vị Thượng tế... và một lời tố cáo mang tính “chính trị" (Mc 15,1-20), trước Philatô, viên tổng trấn đại diện cho Rôma... để “bí mật" về căn tính đích thực của kẻ bị kết án đó, Đức Giêsu Nadarét, được công bố trước mặt thiên hạ.

Ông có phải là Đấng Kitô, con Đấng chí tôn không?

Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy con người ngự bên hữu Đấng toàn năng, và còn thấy Người ngự giá mây trời mà đến.

Ông là Vua dân Do Thái sao? Đúng như Ngài nói đó.

Bây giờ "bí mật" đã được tiết lộ. Cuối cùng thì Đức Giêsu cũng đã nói ra Người là ai. Trong suốt đời sống công khai của mình, Đức Giêsu đã yêu cầu mọi lời đoán nhận ra bí mật này phải im lặng, bởi vì con người chỉ có thể “hiểu được" Thiên Chúa, khi nhìn lên thập giá: Người là “Con", nhưng không như con người nghĩ tưởng. Người là “Vua", nhưng không như người ta chờ mong. Người con đó hoàn toàn yêu thương, không giữ lại cho mình chút nào: Đó là tình yêu tuyệt đối, liều chết cho "kẻ khác"... ông Vua này yêu thương trọn vẹn, không dành quyền thống trị: mà trở nên "tôi tớ", tặng ban mạng sống mình cho "muôn dân".

Đây là một điều hết sức mới lạ, hết sức gây ngỡ ngàng, đến nỗi không ai có thể hiểu được: những kẻ qua đường thì "lắc đầu” trước ông Vua người Do Thái này (Mc 15,29-30), những người tố cáo thì tiếp tục buộc Người muốn phá Đền thờ (14,58), các thượng tế vẫn nghĩ rằng nếu là Thiên Chúa thì hẳn là sẽ xuống khỏi thập giá (15,31-32), hai tên trộm cướp bên tả và bên hữu thì sỉ nhục Người (15,32), còn các tông đồ thì chẳng thấy mặt mũi đâu cả!

Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Đức Giêsu, thấy Người tắt thở như vậy liền nói: “Quả thật, ông này là con Thiên Chúa".

            Ta cần ghi nhận, cách Đức Giêsu chết đã làm phát sinh thái độ Đức tin trên... chứ không phải biến cố "Phục Sinh" xảy ra sau này. Phải, trước khi suy niệm về  cuộc sống lại vinh hiển, cần phải suy gẫm về "cái chết" của Đức Giêsu: Cái chết này nói lên nhiều  điều. Lạy Chúa, qua cái chết đó, Chúa nói gì với con? Con sẽ đọc lại trình thuật này... Con sẽ lắng nghe... bí mật của Chúa.

3) SCĐ

CHÚA NHẬT LỄ LÁ

CHỦ ĐỀ :

NGƯỜI TƠI TỚ CỦA THIÊN CHÚA

ĐI VÀO CON ĐƯỜNG CHỊU NẠN

 

"Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa"

(Mc 11,9)

Minh họa

- Mille images 147 C

- "Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa" (Mc 11,9)

Sợi chỉ đỏ :

- Bài Tin Mừng lúc kiệu lá (Mc 11,1-14) : Đức Giêsu vào thành Giêrusalem trong tư cách Vua Messia, một vị vua hiền lành khiêm tốn.

- Bài đọc Cựu Ước (Is 50,4-7) : Người Tơi Tớ của Thiên Chúa sẵn lịng chịu khổ.

- Bài Thánh Thư (Pl 2,6-11) : Sự tự hạ, tự huỷ của Đức Giêsu.

- Bài Thương khĩ (Mc 14,1—15,47) : cuộc chịu nạn chịu chết của Đức Giêsu.

I. DẪN VÀO THÁNH LỄ

(Như lời dẫn nhập in trong sách lễ Rơma)

Anh chị em thân mến. Từ đầu mùa chay chúng ta đã dùng việc hãm mình đền tội và cơng việc bác ái chuẩn bị tâm hồn chúng ta, thì hơm nay chúng ta tụ họp để cùng với tồn thể Hội Thánh khai mạc mầu nhiệm vượt qua của Chúa chúng ta, nghĩa là cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Người. Để thực hiện điều đĩ, chính Người đã tiến vào thành Giêrusalem. Bởi vậy, với tất cả lịng tơn kính sùng mộ tưởng nhĩ đến việc Người vào thành mang lại ơn cứu độ, chúng ta hãy bước theo Chúa, để nhờ ơn thánh, chúng ta được tham dự vào thập giá, chúng ta cũng được dự phần vào sự phục sinh và sự sống.

II. GỢI Ý SÁM HỐI

(Khơng cĩ)

III. LỜI CHÚA

1. Bài Tin Mừng lúc kiệu lá : Mc 11,1-10

Việc Đức Giêsu vào thành Giêrusalem tuy cĩ phần long trọng (dân chúng đĩn rước, tung hơ…) nhưng khơng phải là một cuộc biểu dương chính trị, trái lại nhằm cho biết Đức Giêsu là người như thế nào :

- Đức Giêsu rất coi trọng việc này, cho nên đích thân Ngài thu xếp từng chi tiết cho cuộc vào thành (thu xếp trước với chủ lừa, dặn dị kỹ hai mơn đệ về đường đi nước bước và lời ăn tiếng nĩi).

- Nhưng mọi sự chuẩn bị đều được tiến hành trong âm thầm kín đáo (những lời đối đáp giữa mơn đệ với chủ lừa giống như trao đổi mật hiệu với nhau).

- Đức Giêsu chọn cởi lừa chứ khơng cởi ngựa.

- Lời chúc tụng của dân chúng cĩ tính cách tơn giáo hơn là chính trị ("Hoan hơ Đấng nhân danh Chúa mà đến", "Hoan hơ trên các tầng trời")

Như thế, Đức Giêsu muốn cho người ta biết Ngài là vua nhưng là một vị vua cứu nhân độ thế, hiền hịa, khiêm tốn.

2. Bài đọc Cựu Ước : Is 50,4-7

Đây là bài ca thư ba về Người Tơi Tớ trong sách Isaia.

- Người Tơi Tớ nâng đỡ kẻ nhọc nhằn.

- Người Tơi Tớ luơn thức tỉnh đĩn nghe và thi hành ý Chúa.

- Người Tơi Tớ nhẫn nhục chịu đựng những đau khổ hành hạ.

3. Đáp ca : Tv 21

Tâm tình của người cơng chính bị bách hại :

- Than thở với Chúa về những sự hành hạ mình phải chịu

- Đồng thời bày tỏ lịng trơng cậy vững vàng vào Chúa và vẫn chúc tụng Ngài.

4. Bài Thánh Thư : Pl 2,6-11

Thánh Phaolơ vẽ 2 con đường của Đức Giêsu :

- Con đường hạ mình : dù là Con Thiên Chúa, nhưng Đức Giêsu đã tự ý hạ mình đến mức tột cùng (làm thân tơi địi, chết, chết trên thập giá)

- Con đường được tơn vinh : Ngài càng hạ mình thì Thiên Chúa càng nâng Ngài lên cao đến tột cùng (danh Ngài trổi vượt mọi danh hiệu, mọi lồi trên trời, dưới đất và trong địa ngục đều phải tơn thờ Ngài).

5. Bài Thương khĩ : Mc 14,1—15,47

Diễn tiến cuộc chịu nạn của Đức Giêsu đều giống nhau trong 4 quyển Tin Mừng. Nhưng Mác cơ nhấn mạnh một số ý lớn :

a/ Đức Giêsu "bị trao nộp" : Động từ này được dùng 9 lần trong bài tường thuật. Tác nhân trao nộp Đức Giêsu là : Giuđa (nộp Đức Giêsu cho các thượng tế), các Thượng tế (nộp Đức Giêsu cho Philatơ), Philatơ (nộp Ngài cho quân lính). Nhưng đàng sau và chủ động nhất là chính Thiên Chúa đã trao nộp Con mình cho lồi người. Phần Đức Giêsu, Ngài cũng tự trao nộp mình.

Lý do trao nộp cũng khác nhau : vì tiền (Giuđa), vì lịng ganh ghét (các Thượng tế), vì mị dân (Philatơ), và vì yêu thương (Chúa Cha, Đức Giêsu).

b/ Đức Giêsu là "Con Thiên Chúa" : Tin Mừng Mc diễn tiến theo sơ đồ từ từ hé lộ về con người Đức Giêsu : Ngài là người ( là Kitơ (Messia) ( Con Thiên Chúa (Câu đầu tiên của tác phẩm vạch rõ sơ đồ này. Mc 1,1 : "Tin Mừng Đức Giêsu Kitơ Con Thiên Chúa". Mặc khải cao nhất về Đức Giêsu là tư cách Con Thiên Chúa của Ngài. Mặc khải này được thốt ra khi Ngài tắt thở : "Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Đức Giêsu, thấy Người tắt thở như vậy liền nĩi "Quả thật, người này là Con Thiên Chúa" (15,39).

IV. GỢI Ý GIẢNG

* 1. Chúa chọn con lừa

Nhiều độc giả Tin Mừng rất ngạc nhiên trước những lời căn dặn của Đức Giêsu với hai mơn đệ mà Ngài sai vào thành trước : "Các anh vào làng trước mặt kia. Tới noi sẽ thấy ngay một con lừa con chưa ai cởi bao giờ đang cột sẵn đĩ. Các anh cởi dây ra và đem nĩ về đây. Nếu cĩ ai bảo tại sao các anh làm như vậy thì cứ nĩi là Chúa cần đến nĩ và Người sẽ gởi lại đây ngay" (các câu 2-3). Mọi việc đã diễn ra đúng lời Chúa dặn. Tưởng như một phép lạ. Thực ra khơng phải là phép lạ gì cả, mà là chính Đức Giêsu đã kín đáo thu xếp trước với người thân của Ngài trong làng : đến ngày đĩ, tại địa điểm đĩ, họ hãy để sẵn hai con lừa, sẽ cĩ hai mơn đệ của Ngài đến dắt đi, mật khẩu để nhận ra nhau là một câu hỏi và một câu trả lời đã quy ước sẵn.

Tại sao Đức Giêsu phải đích thân thu xếp các chi tiết cho chuyến vào thành Giêrusalem lần này ? Thưa cĩ hai lý do :

1/ Sự việc diễn ra "mấy ngày trước lễ Vượt Qua" (c 1). Lễ này kỷ niệm việc dân do thái được giải phĩng khỏi ách nơ lệ Ai Cập, cho nên mỗi lần mừng lễ này, ý tưởng giải phĩng luơn hiện lên trong đầu dân chúng, nhất là khi đất nước đang nằm dưới ách thống trị của ngoại bang. Chính vì thế, viên Tổng trấn Rơma bình thường vẫn an tâm ở tổng hành dinh của ơng tại Syria, nhưng gần đến lễ Vượt Qua thì phải đến Giêrusalem để cĩ thể trực tiếp chỉ đạo nếu cĩ xảy ra nổi loạn. Trong bầu khí nhạy cảm đĩ, Đức Giêsu phải kín đáo thu xếp để đừng ai biết trước chuyến vào thành của Ngài.

2/ Mọi chi tiết mà Đức Giêsu đích thân thu xếp đều liên hệ đến con lừa. Tại sao ? Vì Ngài khơng muốn người ta hiểu lầm Ngài là một nhà giải phĩng quân sự hay chính trị. Ngài muốn người ta hiểu rằng Ngài là một vị vua hịa bình, hiền từ và khiêm tốn. Vua chinh chiến thì cỡi ngựa, cịn vua hịa bình thì cỡi lừa.

Tuy nhiên xem ra khơng ai hiểu đúng ý Chúa : các mơn đệ "lấy áo chồng của mình trải lên lưng nĩ", dân chúng thì cũng "chặt nhành chặt lá ngồi đồng mà rải. Người đi trước kẻ theo sau reo hị vang dậy" (các câu 7-9). Sự hồ hỡi của họ cĩ lẽ xuất phát từ ý tưởng giải phĩng : Hơm nay ngày giải phĩng đã đến rồi, vị Anh hùng đã xuất hiện ! Tĩm lại mọi người đều nghĩ rằng hơm nay Đức Giêsu bắt đầu cuộc khởi nghĩa.

*

Chúa nhật Lễ Lá hơm nay bắt đầu Tuần Thánh. Chúng ta cĩ thể dùng đoạn Tin Mừng này để soi sáng ý nghĩa những sự việc sẽ xảy ra trong Tuần Thánh :

- Tại sao các Thượng Tế do thái tìm bắt Đức Giêsu ? Thưa vì họ tưởng rằng Ngài là một chính khách nguy hiểm. Tin Mừng thứ tư ghi nhận rằng ngay cả trước biến cố này, các vị lãnh đạo ấy đã tính đến khả năng sức thu hút quần chúng của Đức Giêsu sẽ dẫn đến sự đàn áp của quân Rơma : "Nếu chúng ta cứ để ơng ấy tiếp tục, mọi người sẽ tin vào ơng ấy, rồi người Rơma sẽ đến phá huỷ cả nơi thánh của ta lẫn dân tộc ta" (Ga 11,48).

- Tại sao Giuđa nộp Đức Giêsu cho các Thượng Tế ? Nhiều chuyên gia Thánh Kinh cho rằng đĩ là do một tính tốn chính trị : Hắn vẫn nghĩ Đức Giêsu là một người cĩ khả năng làm một cuộc đảo chánh. Nhưng Giuđa chờ mãi mà khơng thấy Đức Giêsu làm gì nên hắn nộp Đức Giêsu như dồn Ngài vào chân tường : hy vọng khi đã bị bắt thì Đức Giêsu bĩ buộc phải ra tay hành động.

- Tại sao dân chúng hùa theo các Thượng Tế địi giết Đức Giêsu ? Đĩ là phản ứng thất vọng của những người đã từng hy vọng quá nhiều : Họ hy vọng Đức Giêsu giải phĩng đất nước nhưng khi Ngài khơng làm vậy thì họ thất vọng và trừng trị Ngài.

*

Hơm nay chúng ta cũng tay cầm lá, miệng tung hơ Đức Giêsu. Nhưng chúng ta coi Ngài là ai và mong gì nơi Ngài ?

. Nếu chúng ta coi Đức Giêsu là một vị vua uy quyền, chúng ta sẽ như các lãnh tụ do thái tìm cách trừ khử Ngài khi cảm thấy uy quyền ấy đe dọa đến quyền tự do của chúng ta.

. Nếu chúng ta coi Ngài là một vị vua giúp chúng ta chiến thắng thù địch, chúng ta sẽ như quần chúng hơm ấy chán bỏ Ngài khi Ngài khơng giúp chúng ta đạt được mục đích ấy.

. Nếu chúng ta coi Ngài là một thứ ơ dù cho chúng ta núp bĩng, chúng ta sẽ như các mơn đệ bỏ Ngài mà chạy trốn khi ước vọng của chúng ta khơng thành.

Đức Giêsu là một vị vua hịa bình, hiền từ và khiêm tốn. Đi theo Ngài cĩ lẽ chúng ta sẽ khơng được hưởng đặc quyền đặc lợi, nhưng tâm hồn chúng ta sẽ luơn được bình an.

* 2. Con đường dẫn đến vinh quang

Trong bài Thánh Thư, Thánh Phaolơ ngầm so sánh Ađam và Đức Giêsu.

- Ađam đã muốn "dành cho được ngang hàng với Thiên Chúa". Nhưng kết quả chỉ là thấy mình trần truồng xấu hổ và bị đuổi khỏi hạnh phúc địa đàng.

- Cịn Đức Giêsu thì vâng lời Thiên Chúa mà hạ mình xuống đến mức tột cùng. Kết quả là được nâng lên tới mức tột cùng.

Tự nhiên, chúng ta theo con đường của Ađam : tìm cách khẳng định mình, tưởng rằng làm thế thì giá trị của mình sẽ được nâng cao. Nhưng chúng ta quên rằng chúng ta là do Thiên Chúa tạo dựng, vì thế chúng ta cĩ giá trị hay khơng, được nâng cao hay khơng là do Thiên Chúa chứ khơng do chúng ta. Con đường tốt nhất là vâng lời Thiên Chúa, đi theo sự chỉ dẫn của Ngài, rồi Ngài sẽ nâng chúng ta lên đúng theo ý Ngài muốn.

* 3. Trao nộp Đức Giêsu

Bài Tin Mừng theo thánh Mác cơ cho thấy mọi người đều trao nộp Đức Giêsu, nhưng vì những động cơ khác nhau (xin xem lại phần giải thích phía trên).

Suy nghĩ thêm, ta cịn thấy cĩ những cách trao khác nhau :

- Trao cái này để đổi lấy cái kia (như Giuđa, Philatơ) : cách trao vụ lợi

- Trao cho người khác cái mình muốn bỏ (các Thượng tế) : cách trao ác độc.

- Trao cho người khác cái mình rất quý (Chúa Cha) : cách trao yêu thương.

- Trao chính mình (Đức Giêsu) : yêu thương tột cùng.

Chúng ta hãy suy gẫm về những cách trao của mình và về cách mình trao Đức Giêsu cho người khác.

* 4. Cách chịu đau khổ là thước đo nhân phẩm

Một điều hiển nhiên là cuộc đời ngập tràn đau khổ. Giáo lý đạo Phật dạy "Đời là bể khổ". Nhiều người đã tìm nhiều cách để tránh khổ và diệt khổ. Nhưng cĩ lẽ cái khổ sẽ khơng bao giờ tránh hết và diệt hết được.

Đức Giêsu khơng tránh khổ, khơng diệt khổ. Ngài "vác" lấy đau khổ (thập giá), và Ngài dạy mơn đệ mình "Ai muốn theo Ta, hãy vác thập giá mình mà theo".

Nino Salveneschi cĩ suy nghĩ này : "Thật lạ khi người ta cĩ thể tính tốn chính xác về sức nặng cĩ thể chất lên một chiếc xe, một chiếc tàu hay một chiếc máy bay… nhưng khơng tính nổi sức nặng cĩ thể chất lên vai con người. Xét cho cùng, càng cĩ thể vác nặng bao nhiêu thì càng cĩ giá trị bấy nhiêu" (Savoir souffrir)

* 5. Phêrơ chối Thầy

Việc ơng Phêrơ chối Thầy gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ :

- Ơng là người nhiệt tình nhất với Đức Giêsu, thế mà cuối cùng cũng chối Chúa. Nghĩa là bất cứ ai cũng yếu đuối và cũng cĩ thể sa ngã nặng nề. Hơn nữa, Phêrơ sa ngã vì ơng khơng biết ơng yếu, ơng luơn tưởng mình mạnh.

- Lý do khiến Phêrơ chối Chúa là vì ơng sợ bị liên lụy. Nếu những người hỏi ơng khơng phải là những người của vị Thượng Tế đang xét xử Đức Giêsu thì chắc Phêrơ vẫn mạnh dạn nhìn nhận mình là mơn đệ Đức Giêsu. Nhưng vì họ là người của Thượng Tế nên ơng phải chối, kẻo họ báo cáo với Thượng tế rồi Thượng Tế cũng bắt ơng luơn.

Phêrơ đã dám theo Đức Giêsu suốt 3 năm khi Ngài đi rao giảng, khi Ngài làm phép lạ… Trong thời gian đĩ khơng phải là Phêrơ khơng cực khổ, nhưng ơng cĩ thể chịu được. Nhưng hơm nay ơng chối vì chuyện hơm nay khơng chỉ là vấn đề cực khổ, mà là vấn đề an tồn của sinh mạng. Ơng chấp nhận từ bỏ và hy sinh, nhưng chỉ từ bỏ và hy sinh đến một giới hạn nào đĩ thơi.

Cĩ lẽ cũng cĩ những giới hạn mà chúng ta đặt ra - tuy một cách vơ ý thức – cho việc chúng ta theo Chúa, việc chúng ta từ bỏ, việc chúng ta hy sinh.

* 6. Vương quốc Tình yêu

Ngày 15-4-1996, linh mục George Parker, giám quản xứ thánh Giuse thuộc giáo phận Norwich ở Connecticut Hoa Kỳ, đã trả lại số tiền 5.000 đơla của nghị sĩ Christopher J.Dodd giúp cho trường học của giáo xứ. Cha Parker làm thế để phản đối nghị sĩ Dodd mang danh Cơng giáo, nhưng lại liên tục bỏ phiếu ủng hộ các dự luật phá thai. Cha Parker gọi số tiền của Dodd là "số tiền vấy máu hài nhi vơ tội". Người khơng ngần ngại gọi Dodd là "mơn đệ của thần chết".

Việc làm của cha khiến nhiều người cảm kích, dân chúng đã gởi về giúp trường học 61.000 đơla. Nhiều tổ chức bênh vực sự sống, và nhiều cơ quan truyền thơng bày tỏ sự ngưỡng mộ ngài.

Trớ trêu thay khơng một linh mục nào trong giáo phận Norwich bênh vực hành động kiên cường ấy. Khơng ai dám cơng khai phê phán việc làm của nghị sĩ Dodd. Đau đớn hơn nữa, chính đức cha Daniel A. Hart vì áp lực của nghị sĩ Dodd đã cho ngài ngưng việc coi xứ. Đến nước này ngài chỉ biết xin về hưu. Đức Cha Hart viết thư cho ngài như sau : "Tơi rất tiếc là cha đã xin về hưu với tâm trạng bị xử bất cơng. Tơi cầu nguyện cho sự đau khổ này sẽ kết hợp cha với Đức Kitơ một cách trọn vẹn hơn, nhờ Người mà cha tìm được niềm vui".

*

Câu chuyện trên đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ tâm trạng của Đức Giêsu trong bài Tin mừng hơm nay. Thánh Gioan viết : "Sắp đến lễ Vượt Qua, rất nhiều người đi Giêrusalem… Họ đang tìm Đức Giêsu và hỏi han nhau : "Chắc ơng ấy chẳng đến dự lễ đâu !" Cịn bọn tư tế và Biệt phái đã ra lệnh : Bất cứ ai biết ơng ấy ở đâu thì phải báo cho họ đến bắt" (Ga.11,55-57). Vậy Đức Giêsu vào thành Giêrusalem với tâm trạng của một kẻ bị truy nã, một kẻ cĩ tên trong sổ bìa đen.

Nhưng Người vẫn cơng khai vào thành, khơng một chút sợ hãi. Người cỡi trên lưng lừa con để thực hiện lời tiên tri Dacaria : "Này Vua ngươi đến, đầy vẻ dịu dàng, cỡi lừa, lừa con của lừa mẹ" (Dcr.9,9). Đức Giêsu muốn chứng tỏ Người là Đấng Mêsia, Vị cứu tinh, Vua hiền từ : Một Vị vua chiến thắng bằng cái chết trên thập giá, khác với chiến thắng bằng vũ lực của các vua trần thế ngồi trên lưng ngựa.

Dân chúng trải áo, lấy lá lĩt đường, hoan hơ chúc tụng Người như một vị vua chiến thắng, Đấng cứu tinh của dân tộc, đuổi lũ quân Rơma ra khỏi vùng Palestina, xơ nhào chúng ra biển, tái lập vương quyền vua Đavít. Trái lại, Đức Giêsu đã cưỡi con vật hiền lành, tiến vào Giêrusalem, hành động này đã đi ngược lại quan niệm của họ, nên khơng lạ gì họ đã hùa theo nhĩm Biệt phái, kết án tử hình cho Người chỉ vài ngày sau đĩ.

Cha Parker đã khơng chấp nhận thỏa hiệp với thế gian, với tội lỗi. Người đã giữ đúng vai trị tiên tri, chấp nhận lội ngược dịng, cho dù phải chịu khổ đau và bị bỏ rơi để nên giống Thầy Giêsu.

Đức Giêsu khơng xua quân đi giao chiến với các dân tộc. Nhưng đã qui tụ mọi người chiến đấu với nghèo đĩi, bất cơng và thù hận.

Đức Giêsu khơng đến để kết án và hủy diệt kẻ khác. Nhưng đã thứ tha và băng bĩ những vết thương tâm hồn.

Đức Giêsu khơng ngồi trên ngai vàng để dân chúng hầu hạ. Nhưng đã quì xuống rửa chân cho các thần dân.

Đức Giêsu khơng đến để thiết lập một vương quốc trần gian tạm bợ, Người đến để xây dựng một vương quốc vĩnh hằng, vương quốc tình yêu ngay trong lịng mọi người.

*

Lạy Chúa, người đời đĩn rước Chúa vào thành Giêrusalem, để rồi lại kết án Chúa ngay trong thành thánh. Xin cho chúng con đừng bao giờ thỏa hiệp với thế gian, nhưng cho chúng con can đảm theo Chúa đến chiều thứ Sáu Tuần Thánh, để được sống lại với Chúa trong đêm Phục Sinh khải hồn. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")

 

V. LỜI NGUYỆN CHO MỌI NGƯỜI

Chủ tế : Anh chị em thân mến, hơm nay bước vào Tuần Thánh, Hội thánh mời gọi các Kitơ hữu bước theo Đức Giêsu trên đường thập giá, để được phục sinh với Người trong cuộc sống mới. Chúng ta hãy tha thiết nguyện xin :

1. Đức Giêsu đã khải hồn vào thành Giêrusalem khơng phải để biểu dương uy quyền / mà là để bày tỏ lịng yêu thương và nhân lành / Xin cho các vị chủ chăn trong Hội thánh / biết noi gương Người để phục vụ mọi người trong khiêm tốn và hiền lành.

2. Đức Giêsu đã đến trần gian khơng phải để thống trị / nhưng để phục vụ mọi người / Xin cho các vị cĩ chức quyền trong xã hội / biết lo cho cơng ích và quan tâm giúp đỡ mọi người.

3. Đức Giêsu đã phục vụ mọi người cho đến chết và chết trên thập giá / Xin cho tất cả những ai đang phải đau khổ trong tâm hồn hay thể xác / vì đã phục vụ mọi người / được luơn can đảm và vững tin nơi tình thương cứu độ của Thiên Chúa.

4. Đức Giêsu đã chịu chết và sống lại để đem hạnh phúc thật cho mọi người / Xin cho mọi người trong họ đạo chúng ta đừng bao giờ trở nên gánh nặng và thập giá cho anh chị em mình.

Chủ tế  : Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho Đức Giêsu Con Chúa phải đi qua đường thập giá mới vào được vinh quang. Xin cho mỗi người chúng con luơn noi theo đường lối của Người, để làm vinh danh Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitơ, Chúa chúng con.

VI. TRONG THÁNH LỄ

- Trước kinh Lạy Cha : Đức Giêsu đã hiến mình làm lễ vật tình yêu nên đã thiết lập Nước Thiên Chúa. Xin cho Nước Thiên Chúa mau trị đến nhờ những hy sinh của chúng ta.

VII. GIẢI TÁN

Chúng ta đã bắt đầu tuần lễ trọng đại nhất của năm phụng vụ. Chúng ta hãy sống tuần này một cách hết sức sốt sắng trong tâm tình kết hợp với Đức Giêsu, với Đức Mẹ và với tồn thể Giáo Hội. Hãy cùng chết với Đức Giêsu để được cùng sống lại với Ngài.

4) MHLC

Tuần Thánh

CHÚA NHỰT LỄ LÁ

(chung cho các năm A.B.C.)

(Năm A) (Is.50,4-7; Pl.2,6-l l; Mt 26,14-27,66)

(Năm B) Mc.11,l-15,47

(Năm C) Lc 22,14-23,56

Theo Chúa Giêsu chịu thương khó

l. Dấu chỉ tình yêu vô biên

Trong sách Kẻ du hành, ông Mattheson kể về nhóm người khám phá ra thứ năng lượng giúp con người đi ngược lại dòng thời gian. Và người đầu tiên dùng tàu du hành để đi ngược dòng thời gian là ông Jairus. Ông là người không tin Chúa, nhất là không thể tin Chúa Giêsu chịu chết khổ giá vì thương nhân loại. Ông nhất định đi ngược dòng thời gian đến thời Chúa Giêsu chịu đóng đinh xem thực hư thế nào.

Không bao lâu, ông đã đi lùi lại thời gian: 100 năm, 1000 năm, 2000 năm... Và kìa ông thấy trước mắt 3 cây thập giá. Chúa Giêsu bị đóng đinh trên cây giữa đầu đội mão gai, thân mình đầy máu!... Ông cảm động quá không cầm được nước mắt!... Chẳng ngờ Chúa Giêsu thương loài người đến thế. Và ông đã tin Chúa.

Cái chết đau khổ của Chúa Giêsu trên thập giá là dấu chự tình yêu vô biên của Người dôi với nhân loại, là lời mời gọi mọi người đáp trả tình yêu của Người bằng sự cải thiện đời sống vì yêu mến Người, và bằng sự thương yêu như Lời Người: Hãy yêu thương nhau như Thầy thương yêu các con.(Theo Sunday homilies

2. Ba nỗi đau thương

Trong thế chiến thứ hai, cha Titus Brandsma bị Đức quốc xã bắt lúc là viện trưởng đại học tại Hòa Lan, và giam tại trại tập trung ở Đa-châu trong cái cũi một chó. Lính gác bắt cha phải sủa lên mỗi lần chúng đi ngang. Thật là nhục nhã xấu hổ. Nhưng Ngài cố gắng cam chịu với Chúa, theo gương Chúa. Cuối cùng, Ngài chết vì bị tra tấn dã man...

Trang nhật ký để lại, Ngài nói:

- Tồi chịu nỗi đau đớn tủi nhục nhờ biết rằng Chúa Giêsu đã từng chịu đau khổ sỉ nhục trước tôi!... Theo Chúa Giêsu chịu thương khó..

Sự thương khó Chúa Giêsu đã từng là nguồn sức mạnh cho vô số người: trong suốt dòng lịch sử. Những ai gặp đau khổ, thử thách, sỉ nhục, thất vọng, chán nản, tủi nhục nhờ Người mà vượt thắng can đảm.

Và Chúa chịu thương khó cả ba hình thức: đau khổ tinh thần trong Vườn giết, đau đớn thân xác khi bị đòn, bị đóng đinh, và đau khổ tâm linh đọc biết lúc sắp chết trên khổ giá nhứt là bịChúa Cha ruồng bỏ: lạy Chúa con, sao Chúa bỏ con!...  Như thế, Chúa Giêsu đã từng chịu cả ba nỗi đau đớn chúng ta có thể gặp trong cuộc sống. Mỗi khi gặp đau khổ thử thách dưới hình thức nào đều có Chúa thông cảm nâng đỡ, nếu chúng ta nhìn lên Người (Theo Cha M. Link).

3. Anh không có gì hơn để cho em

Phía trên đầu người, chúng đặït bản án xử tội Người viết rằng: Người nầy là giêsu, vua người Do thái (Mt.27,37).

Một số thợ lặn đã khám phá chiếc tàu bị đắm. Một trong những vật quý mà họ tìm thấy trong tàu là chiếc nhẫn cưới của một người đàn ông. Trên mặt chiếc nhẫn có khắc hình một bàn tay nắm chặt trái tim. Bên dưới cố dòng chữ:

Anh không có gì hơn để cho em:

Dòng chữ đó cũng được khắc vào thập giá Chúa Giêsu: Cha không có gì lươn để cho con!

Bằng cõi chết đau khổ trên thập giá, Chúa Giêsu đã cho chúng ta tất cả những gì Người có: Mình Máu Thánh Người, tình yêu và mmg sống của Người, vì yêu thưng chúng ta và để cứu rỗi chúng ta!...

Chúng ta đã cho Chúa được gì? bao nhiêu? thời giờ? Sức khỏe? Mạng sống?... Điều gì cản trở chúng ta đáp trả tình yêu vô biên của Chúa?...(Theo Viễn tượng 2000). 

4. Xử án Thiên Chúa

Một người mơ thấy ngày tận thế. Mọi người được tập trung chịu Chúa phán xét. Nhiều người run sợ, nhưng có kẻ phẫn nộ.

Một phụ nữ nói: Sao Ngài xét xử tôi được? Ngài có biết đau khổ là gì đâu? Còn tôi bị đòn bị đánh muốn chết. Vừa nói nàng vừa vạch tay cho thấy vết sẹo.

Kế đến, một người da đen cúi đầu xuống, cho lộ ra sợi dây thừng trên cổ chỉ vì tội là người da đen, bị bán làm nô lệ!... Rồi bao nhiêu người tiếp tục tố cáo Chúa: nào là ở trên trời sung sướng, nào là không đổ một giọt mồ hôi, nào là không biết gì về đói khát, bệnh tật, tù đày, đau khổ, nhục nhã như con người.

Thế rồi họ đồng thanh kết án Ngài, bắt Ngài xuống sống dưới trần gian thư mọi người. Họ còn góp ý:  Bắt Ngài làm một người Do thái.

- Buộc Ngài phải làm việc bù đầu đến nỗi người nhà cho là mất trí.

- Ngài phải khổ đau vì bạn thân phản bội.

- Ngài phải bị kết án là kẻ lừa đảo và bị xử tử.

- Ngài phải nếm cảnh chết chóc cô đơn khủng khiếp vv...

Lời góp ý cuối cùng đưa ra xong, mọi người đều im lặng...

Và bỗng nhiên họ nhận ra Ngài thi hành bản án ấy của họ từ lâu! (Flor Mc Canhy).

5. Tình yêu đòi hỏi đau khổ.

Chúng dùng cây sậ đập đầu Người, khạc nhổ vào Người,và quỳ gối bái lạy, chế diễu chán, chúng lột áo điều ra và cho Người mặc lại áo của mình. sau đó, chúng diệu Người ra để đóng đinh vào thập giá (Mc 15,19-20).

Trong cuốn sách Chúa Giêsu là ai tác giả Anthohy Padovano viết: Chịu khổ hình thập giá không có nghĩa là chịu đau khổ vì đau khổ, mà còn vì một cái gì khác. Chúa Giêsu chịu đau khổ không phải vì đau khổ tự nó có giá trị, nhưng là vì tình yêu đòi hỏi đau khổ. Chúng ta được cứu rỗi không chỉ vì cái chết thể xác của Chúa Giêsu, nhưng vì tình yêu vô biên của Ngài sẵn sàng chấp nhận cái chết.

Tôi đã đang và có thể làm gì cho Chúa Kitô? (Trích Viễn tượng 2000).

Thật bất hạnh, nếu chết mà không được hưởng tình yêu của Chúa Kitô. Cũng thật bất hạnh, nếu tình yêu không được thể hiện bằng cái chết của Ngài (Thánh Phanxicô Salêsiô)

6. Cháa vô tội

Ông Philatô hỏi: Các ông có muốn ta phóng thích cho các ông vua dân Do-thái không? Bời ông thừa biết chỉ vì ganh tỵ mà các thượng tếâ nộp Người (Mc. 15,9-10).

Một nhà truyền giáo giảng đạo giữa rừng già Phi Châu, dưới ánh trăng đêm và trong hoang lạnh của núi rừng. Ngài kể về đời sống và phép lạ của Chúa Giêsu, cuối cùng là cái chết đau khổ trên thập giá của Người. Người vô tội, nhưng chết vì tội lỗi loài người!...

Ngồi trước bục giảng là tên tù trưởng. Ông chăm chú nghe nhà truyền giáo. Khi nghe tả việc Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập giá, ông đứng phắt dậy nói::

- Ngừng lại. Hãy đem Người xuống khỏi thập giá. Chính tôi mới là kẻ đáng bị đóng đinh trên đó, chứ không phải Người, vì người vô tội, tôi là kẻ có tội.

Phải chăng vì tội chúng ta mà Chúa Giêsu phải chịu chết đóng đinh trên khổ giá, dể đền tội chúng ta? (Theo Minh hoạ Lời Chúa).

7. Chết để cứu con

Bà giana Moletta qua đời cách đây 30 năm, được Đức thánh Cha phong chân phước năm 1994. Bà sinh năm 1922. Lớn lên lập gia đình; sinh được ba người con, trong đó có 2 người làm linh mục, chồng bà làm kỹ sư, bà làm bác sĩ. Cả hai vợ chồng cùng liên kết trong một niềm tin và một lý tưởng phục vụ người nghèo khổ. Thật là một gia đình hạnh phúc! Nhưng thảm kịch đã đến với họ ....

Năm 46 tuổi, bà có thai một lần nữa. Cái nhọt trong tử cung bà lại biến thành ung thư. Là một bác sĩ, bà biết rõ những gì sẽ đến với bà... Nếu giải phẫu để cứu sống bà thì đứa con phải chết. Nếu cứu đứa con thì chính bà phải hy sinh. Cuối cứng bà tự nguyện hy sinh bản thân để cứu sống đứa con!...

Bà giana Moletta là hiện thân tình yêu Thiên Chúa ở giữa trần gian. Cái chết tự nguyện của bà nội dài cuộc tử nạn của Chúa Giêsu trên thập giá. Bà chịu chết để cứu sống đứa con. Chúa Giêsu chịu chết để toan thể nhân loại được sống (Theo Thiên đàng là thế đó). 

8. Xin phó thác hồn con.

Đức giêsu kêu lớn tiếng: Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. (Lc.23,46).

Mục sư Dietrich Bonhoeffer đã bị Đức quốc xã hành hình trước ngày lễ Phục sinh. Bác sĩ nhà tù nói về cái chết của ông như sau:

Tôi thấy mục sư Bonhoeffer quỳ trên đàn, chăm chú cầu nguyện. Tôi xúc động bởi cách ông cầu nguyện thành khẩn và chắc chắn đến nỗi Thiên Chúa nghe lời ông cầu nguyện. Tại nơi hành hình, ông can đảm và bình tĩnh leo lên những bực thang dẫn đến chỗ treo cổ. Cái chết của ông diễn ra vài giây sau đó. Trong suốt khoảng 50 năm với tư cách một bác sĩ, tôi chưa bao giờ chứng kiến một người chết hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa như vậy (Ebekhard Bethge).

Nhờ đâu mà mục sư Bonhoeffer sẵn sàng lãnh nhận cái chết can đảm bình tĩnh như thế?... Vì sao Chúa Giêsu phó thác linh hồn trong tay Chúa Cha?... Và tôi, tôi quan tâm đến những gì khi biết tôi chỉ còn sống vài giây phút nữa?...

"Chết không phải là nhảy vào khoảng trống, mà là gieo mình vào tay Chúa. (Pedre Arrupe) (Trích Viễn tượng 2000).

9. Sống vì Đấng đã chết

Một trong những câu truyện nổi tiếng thế giới là câu truyện về Robinson Crouse, được dịch ra tiếng Việt là lỗ-Bình-Sơn phiêu lưu ký. Robinsơn là một người rất thích phiêu lưu. Một ngày kia tàu ông bị đắm và tắp đến hoang đảo, ông sống ở đó một mình mười năm tròn.

Một lần kia, ông cứu được một người bản địa khỏi bị bộ lạc giết ăn thịt, và đặt tên cho y là Thứ Sáu. Vì cảm kích ơn cứu tử, Thứ Sáu bằng lòng làm tôi ông suốt đời. Suốt cuộc đời còn lại, y chỉ sống cho Robinson...

Khi anh Thứ Sáu được cứu sống, Robinson không phải thiệt mạng, không bị thương tích cũng chẳng bị thiệt hại gì, mà anh Thứ Sáu còn sẵn lòng làm tôi tớ ông suốt đời, huống chi Chúa Giêsu đã hy sinh tính mạng, chịu thưong tích và đổ hết náu ra cứu chúng ta khỏi chết, chúng ta phải có thái độ nào đối với Người? (Trích chuyện hay ý đẹp).

Thánh Phaolô dạy: "Đức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống khống sống cho chính mình nữa mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta. (2Cr.5,l5).

10. Chiến thắng nhờ thập giá

Lúc 23 tuổi, Constantin được quân Lama đóng tại York tôn lên nối ngôi người Cha là Constantius. Để được lòng đế quốc, ông phải chiến thắng kẻ thù.

Ngày 28 tháng l0 năm 312, ông đến sông Tiber, khúc có cầu Milvian ở Bắc Lamã, quân Maxentius mạnh hơn ngăn chận không cho ông qua sông. Lúc đó thình lình ông thấy một cây thập tự sáng chỏi trên bầu trời, phía dưới có hàng chữ: Với dấu nầy, ngươi sẽ chiến thắng (In hoc signo, vinces). Sáng hôm sau trước khi vào trận, ông vội vả ra lệnh tướng sĩ sơn hình thập giá trên mũ của họ và của ông. Họ xáp chiến can đảm và ông đã thắng trận. Ông tin nhờ thập giá mà ông chiến thắng. Do đó năm 313, ông đã ký sắc lệnh Milan, hủy bỏ cuộc bắt đạo và cho mọi người hoàn toàn tự do theo đạo nào mình chọn.

Constantin nhờ thập giá mà thắng được giặc. Chúng ta sẽ nhờ ai để chiến thắng nữa quỷ xác thịt thế gian?... Phải chăng thánh Phaolô trả lời: Chính Người sẽ làm cho anh em nên vững chắc đến cùng, nhờ thế không ai có thể trách cứ được anh em trong ngày của Chúa chúng ta là Đức giêsu Kitô (1Gr. l,8) (Theo Chuyện hay ý đẹp).

11. Cái chết được nối dài

(Xem Chúa nhựt 5 Mùa Chay, năm B, trang 203)

12. Ăn chay bố thí

(Xem Chúa nhựt l Mùa Chay, năm B, và áp dụng cái chết của Cha M. Kolbe vào cuộc hy sinh từ nạn của Chúa).

13. Vương quốc tình yêu

Linh mục george Parkec là giám quản xứ Giuse thuộc giáo phận Norwich ở Hoa kỳ. Năm 1996, Ngài đã được nghị sĩ Dodd giúp cho số tiền 5000 đô la. Nhưng ngài đã gởi trả lại để phản đối ông ta là một nghị sĩ Công giáo mà liên tục bỏ phiếu ủng hộ dự luật phá thai.

Việc làm của cha khiến nhiều người cảm kích mến phục, nên đã gởi giúp cha khoảng 61,000 đô. Nhưng nghị sĩ Dodd bực tức, đã vận động cất chức quản xứ của cha, buộc lòng cha phải nghỉ hưu đang khi còn có thể phục vụ giáo dân được.

Câu chuyện trên giúp chúng ta hiểu tâm trạng Chúa Giêsu lòng Tin mừng. Thánh gioan thuật lại: Sắp đến lễ Vượt qua, nhiều người đi giêlusalem... Họ tìm kiếm Chúa Giêsu và hỏi nhau: Chắc ông ấy chẳng đến dự lễ. Còn bọn tư tế và biệt phái thì ra lệnh: Ai biết ông ấy ở đâu phải báo cho họ đến bắt (Ga l1,55-57). Như thế, Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem với tâm trạng một kẻ bị truy nả, một kẻ có tên trong sổ bìa đen.

Nhưng Người lẫn công khai vào thành, không chút sợ hãi. Đúng là tình yêu mạnh hơn sự chết. Vì yêu thương nhân loại, Người không sợ bắt bớ, chết chóc. Người cương quyết lên Giêrusalem đang khi người ta tìm bắt giết Người. Chúng ta có dám hy sinh vì Chúa vì anh chị em chúng ta như thế không? (Theo Như Thầy đã yêu).

5)

 

Bài viết khác

Các khóa học nhạc ngắn hạn, dài hạn dành cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ | Hải Linh Quê Hương