THỨ Bảy-TUẦN III THƯỜNG NIÊN
Bai Suy Niệm 1 (Quesson)
Bài đọc I: NĂM LẺ: Dt 11,1-2; 8-10
Trang sách chúng ta sắp đọc hôm nay bắt đầu một cuộc triển khai khá dài về chủ đề đức tin. Tác giả sắp trưng dấn những mẫu gương về những người của niềm tin trong Cựu ước
Đức tin là cốt yếu những thực tại người ta mong đợi, là bằng chứng những điều bí ẩn.
Công thức đáng ngạc nhiên, không nên làm mất vẻ tươi thắm bằng bất cứ chú thích nào thuộc loại quá suy lý… những để tự nó vang lên bất tận.
Đức tin đúng là một sự mâu thuẫn: Nó làm cho chúng ta chiếm hữu điều chưa có? Nó cho chúng ta biết điều ở ngoài tầm chộp bắt của giác quan.
Đức tin, chính là Thiên Chúa trong con người, là nước trời đã bắt đầu, là niềm vui muôn thuở đã hiện 'diện giữa cái đen tối thường ngày.
Đức tin, chính là một sức sống phi thường, là cuộc mạo hiểm cùng với Đấng vô hình.
Đức tin, chính là sự thân quen với người khác, nhưng thực tại vô hình rộng rãi vày quanh.
Đức tin, chính là cách nhận thức mới, bằng những cặp mắt mới để thấy mọi sự.
Hàng tỉ người xa và nay thông minh không hơn không kém nhau, đã làm cho đời họ có một ý nghĩa bởi đức tin.
Hàng tỉ người, nhất là từ những thế kỉ sau này lại cho rằng đời sống không có ý nghĩa đó…. hay chẳng có ý nghĩa gì…. chẳng đi đến đâu!
Lạy chúa, xin giúp chúng con nên những người có đức tin, những người biết hi vọng và chiếm hữu điều còn trong hi vọng.
Nhờ đức tin Abraham đáp lại tiếng Chứa gọi.. ông ra đi mà không biết mình đi đâu... ông mong đợi thành trì có nền móng mà Thiên Chúa là kiến trúc sư và là Đấng sáng lập.
Tin, là tín thác vào lời của một người... là lên đường... là tiến vào đêm tối để về với ánh sáng... là mong đợi một thành trì hoàn hảo mà tất cả được xây dựng trên tình yêu
Tin cũng là làm việc trong ý nghĩa này mà chưa thấy được kết quả.... nhưng tin chắc là đi đúng đường và tự xây dựng, vì có Thiên Chúa hành động! vừa là kiến trúc sư Người lập chương trình đó ngày này qua ngày khác
Nhờ đức tin, mà ngay cả bà Sara son sẻ được sức mang thai, mặc dầu bà đã già, bởi vì bà tin rằng Đấng đã hứa sẽ trung tín giữ lời.
Tin vào sự phong nhiêu của đời sống tôi, bất kể những mặt ngoài trái nghịch. Làm việc cho sự phong nhiêu đó, theo các phương tiện của tôi, và tin vào lời hứa của Thiên Chúa. Khi người ta làm hết mọi sự như là không đợi chờ gì ở Thiên Chúa, còn phải đợi chờ tất cả ở Chúa như là người ta không thể tự mình mà làm được gì...
Chính trong đức tin mà tất cả những kẻ ấy đã chết trước khi nhận lãnh điều đã hứa, nhưng được nhìn thấy và đón chào từ đàng xa... Nhưng hiện giờ họ ước mong một quê hương hoàn hảo hơn, tức là quê trời.
Cái liều tốt đẹp của đức tin sẽ đi tới chỗ chấp nhận cái chết Khi nghĩ rằng người ta không phải rơi vào hư vô, nhưng vào tay Cha. Người ta giã từ một quê hương, vì một quê hương hoàn hảo hơn.
Bài đọc II: NĂM CHẴN: 1 Sm. l2, 1-7. l0-l7
Thiên Chúa sai ngôn sứ Nathan đến cùng Đavít.
Chính vị ngôn sứ này đã đến loan báo cho Đavít những lời hứa kỳ diệu của Thiên Chúa. Giờ đây, ông lại ngang nhiên đến gặp nhà vua với một sứ vụ khác hẳn. Các ngôn sứ, vẫn là lương tâm sống động của Dân Chúa.
Nhưng như người ta nói, ta nên ghi nhận sự khôn khéo của nhà giáo dục và tính tế nhị nơi Nathan. Oâng không lên án cách trắng trợn ông kể một dụ ngôn. Oâng hướng dẫn nhà vua tự mình nhận thức và xét xử lấy tội phạm của mình.
Lạy Chúa, xin tạ ơn Chúa: Xin giúp chúng luôn tôn trọng những buộc tiến từ từ của lường tâm.
Ngài chính là người đó.
Khi lương tâm của Đavít đã thức dậy, vị ngôn sứ chỉ còn việc kiểm nhận và xác thực điều Ngài vừa nói là đúng: Ngài chính là người đó.
Câu chuyện thú vị và người nghèo và người giàu trên đây một lần nữa nhắc lại cho ta hay, Thiên Chúa rõ ràng bênh vực người nghèo, kẻ bị áp bức, các nạn nhân... Nếu điều đó làm ta khó chịu, thi đó là do tự ta xếp mình vào số những người giàu. Cũng vậy, nếu ta cảm thấy bực bội trước dụ ngôn con chiên thứ một trăm mà người chăn chiên bỏ lại chín mươi chín con khác để tìm lại một, từ đó cũng là do tự ta xếp mình vào số 99. Mặc kệ ta phản ứng sao cũng được!
Lạy Chúa, xin cảm tạ Chúa vì luôn bênh vực người nghèo khổ?
Từ đây tâm hồn, con dâng lời tạ ơn Chúa?
Xin giúp con ý thức những nghèo hèn của con.
Xin giúp con đừng bao giờ sa vào khuynh hướng tồi tệ khuynh hướng mà chúng con, Đavít và mọi người thường mắc phải là chà đạp anh em mình. Con người là nạn nhân của con người. Người mạnh đàn áp kẻ yếu. Người giàu chèn ép kẻ nghèo. Lạy Chúa, xin tha thứ cho chúng con.
Ngài chính là người đó!
Có phải là chính tôi? Hình thức đàn áp kẻ khác của tôi là gì? Sử dụng kẻ nhằm gây lợi riêng cho tới? Kết án Đavít thì quá dễ thôi.
Tôi đã phạm tội đến Chúa, Chúa cũng đã tha tội cho ngài rồi.
Sự thánh thiện đích thực của Đavít là biết nhìn nhận tội lỗi mình! ôi lạy Chúa, xin tạo cho tôi một trái tim trong sạch. Xin ban lại cho tôi niềm vui ơn cứu độ. Xin cứu thoát tôi khỏi đền nợ máu.
Ơû đây đã báo trước bí tích sám hối, với vai trò của hối nhân, vai trò của thứa tác viên giải tội, kẻ lắng nghe lời thú tội và chuyển ơn tha thứ của Thiên Chúa..
Chỉ mình Thiên Chúa mới có thể biến đổi tâm hồn tội nhân: nhưng cần phải nhờ một cuộc đối thoại, cuộc nói chuyện với Nathan, để Đavít tự nhận biết mình và đã ra một phán quyết khách quan hơn cho chính mình. Trên trời sẽ vui mừng trước một tội nhân hoán cải, hơn là chín mươi chín người công chính.
Đề tài về sự tha thứ trên đây trải dài từ đầu đến cuối cuốn Kinh thánh. Lạy Chúa, đó là một mạc khải về Chúa. Xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.
Trong Kinh thánh, ý nghĩa đích thực của tội, không chỉ là một tình cảm về tình trạng tội lỗi theo phương diện luân lý, cũng không chỉ là sự lỗi phạm, một lề luật. Nhưng tội lỗi thực sự chỉ được hiểu cách sâu xa trong khuôn khổ những tương quan cá nhân giữa,tội nhân và Thiên Chúa. Để phạm tội thực sự, cần phải là một vị thánh, cần phải rất nhạy cảm với Thiên Chúa. Nhiều người, vì thiếu tình yêu đối với Chúa, nên vẫn dừng lại ở mức độ sai phạm luân lý.
Lạy Chúa, xin làm cho chúng con nhận biết tình yêu Chúa. Xin ban cho chúng con ý thức về tội.
TIN MỪNG Mc 4, 35 - 40
Sau một loạt những dụ ngôn, Marcô đề cập đến một chuỗi những phép lạ. Bốn phép lạ là Marcô trích dẫn ở đây không được thực hiện trước đám đông quần chúng, nhưng chỉ diễn ra trước các môn đệ, nhằm giáo dục các ông. Chỉ có một ít dụ ngôn, mà Marcô đã chăm chú nhắc nhở ta nhiều lần: Còn khi riêng, Chúa Giêsu đã giải nghĩa tất cả cho môn đệ của Người (Mc 4,10 + 4,34).
Chúa Giêsu đã giảng dạy dân chúng:.. Khi chiều đến, Người phán cùng các môn đệ rằng: “Chúng ta hãy sang bờ bên kia.”
Cấc ông giải tán dám đông, vì Người đang ở dưới thuyền, nên các ông cho Người đi.
Tôi tưởng tượng ra những giây phút thân mật trên.
Đó là những khoảnh khắc êm ả hơn, để Chúa Gêsu có dịp hiện điện một mình cùng với Nhóm nhỏ của Người.
Chính Chúa Giêsu đã xếp đặt và dự kiến những giây phút này: Chúng ta hãy sang bờ bên kia. Người rời Galilêa, nơi mà dân chúng đang báo động và tìm cách quấy rầy Người. Từ phía dân ngoại, Người tiến đến những người xứ Giêrasa một xứ mới mà Lời Thiên chúa chưa được vang lên, miền truyền giáo... Ơû đó, đã tiềm tàng những tín hữu mới và hứa hẹn những cuộc trở lại mới cần thực hiện
Và Người trẩy đi cùng với các môn đệ của Người. Họ sẽ có một chút thời gian hơn để nói: năng với suy nghĩ chín chắn, cách thanh thản, xa hẳn dân chúng.
Lạy Chúa, nếu Chúa muốn, xin hãy nâng bước xuống thuyền của con. Chúng ta cùng trẩy đi.
Chợt có một cơn bão lớn. Những lớp sóng ngã vào thuyền đến nỗi sắp đầy nước.
Thật là kinh hồn!
Không, họ trẩy đi không phải chỉ để gặp cảnh trên?
Thiên Chúa không dự kiến như thế. Cơn gió mạnh đang vỗ đập trên chiếc buồn và làm cho con thuyền nghiêng ngã: điều mà người ta không ngờ được. Xem ra như biển hồ Tibêriát quen thuộc với những cuộc tấn công dữ dội kiểu này, mà người ta không ngờ. Thiên Chúa đánh lạc hướng. Thiên Chúa gây bối rối!
Tôi có chấp thuận để cho Thiên Chúa hướng dẫn tôi, đến nỗi có thể không biết Người sẽ dẫn tôi đi đâu không?
Còn Người thì ở đàng lái, dựa gối mà ngủ.
Thật là chưng hửng!
Xét theo phương diện nhân loại, đề đạt được điều đó, nghĩa là để có thể ngủ nghỉ êm ả giữa trận phong ba như thế, thì cần:
hoặc là phải có một sự quân bình tự nhiên phi thường,
hay là phải vô cùng mệt mã...
Tôi chiêm ngắm Chúa Giêsu ngủ, đầu đặt trên gối, phía dưới thuyền.
Các ông đánh thức Người và nói: Thưa Thầy, chúng con chết mất mà Thầy không quan tâm đến sao?
Quang cảnh thật ngoạn mục.
Chúng ta lập lại lời kêu xin: một tiếng kêu la... một sự thân tình dạn dĩ... một lời chất vấn... như chúng ta vẫn thường có cảm tưởng như thế.
Lạy Chúa? Chúa ngủ sao? Xin hãy thức dậy.
Trỗi dậy, Người đe gió và phán với biển rằng: Hãy im đi, hãy lặng đi. Tức thì gió ngưng, biến lặng như tờ.
Lạy Chúa, con thường mơ ước đến cảnh yên lặng như tờ tiếp theo như thế.
Với Chúa, làm sao con phải sợ hãi?
Chúa Giêsu nói với các ông: Sao các con sợ hãi thế? Các con không có đức tin ư?. Bấy giờ các ông kinh hãi và nói với nhau rằng: Người là ai mà cả gió lẫn biển đều vàng lệnh Người?
Đây là lần đầu tiên Marcô ghi nhận câu hỏi này trong Nhóm môn đệ. Câu hỏi chủ yếu về con người sâu sắc của người Thầy trẻ trung này, mà các ông cùng đang đi thuyền: Người là ai? Phiêu lưu gì đây? Người sẽ dẫn chúng ta tới đâu? Lúc đó, không có câu trả lời... khiến họ kinh hãi Ta cũng thông cảm cho họ.
Bài Suy Niệm 2:
THỨ BẢY TUẦN III TN: Mc 4, 35 - 40
Ân sủng kỳ diệu
Ông John Newton (1725–1807 https://en.wikipedia.org/wiki/Amazing_Grace) là một người buôn bán nô lệ vào đầu thế kỷ 18. Một hôm, trong lần vượt đại dương, thuyền của ông gặp bão lớn gần chìm. Vì quá sợ, ông đã thốt lên: "Lạy Chúa, xin cứu con, qua được cơn nguy hiểm này, con sẽ từ bỏ nghề buôn bán vô nhân đạo này, và sẽ làm nô lệ Chúa". Và rồi, khi thuyền cập bến châu Mỹ, ông đã bỏ mọi sự, trở thành nhà rao giảng Tin mừng nổi tiếng. Để ghi nhớ biến cố này, ông đã viết lời ca được phổ thành bài nhạc: "Amazing Grace, Ân sủng kỳ diệu":
“Thật dịu dàng biết bao âm thanh của thực tại đã cứu sống con người hư đốn của tôi. Tôi đã một lần lầm lạc và nay đã hoán cải trở về. Tôi đã một lần sống mù quáng và nay đã thấy rõ”.
-
Amazing grace! How sweet the sound
That saved a wretch like me!
I once was lost, but now am found;
Was blind, but now I see. -
’Twas grace that taught my heart to fear,
And grace my fears relieved;
How precious did that grace appear
The hour I first believed. -
Through many dangers, toils and snares,
I have already come;
’Tis grace hath brought me safe thus far,
And grace will lead me home. -
The Lord has promised good to me,
His Word my hope secures;
He will my Shield and Portion be,
As long as life endures. -
Yea, when this flesh and heart shall fail,
And mortal life shall cease,
I shall possess, within the veil,
A life of joy and peace. -
The earth shall soon dissolve like snow,
The sun forbear to shine;
But God, who called me here below,
Will be forever mine. -
When we’ve been there ten thousand years,
Bright shining as the sun,
We’ve no less days to sing God’s praise
Than when we’d first begun.
Kinh nghiệm sống của John Newton giúp chúng ta hiểu được biến cố trong Tin mừng hôm nay. Những trận bão lớn trên biển cả, những thử thách trong cuộc đời có thể làm cho con người oán trách và xa lìa Thiên Chúa, nhưng cũng có thể là lời mời gọi thức tỉnh con người trở về với Chúa. Ông John Newton trong câu chuyện trên đây đã quay trở về với Chúa, từ bỏ nghề buôn bán nô lệ, trở thành nô lệ của Chúa và nhà truyền giáo. Các tông đồ trong cơn nguy khốn cũng đã chạy đến với Chúa: "Lạy Thầy, xin cứu chúng con, chúng con chết mất”.
Thiên Chúa không chờ chúng ta có đủ lòng tin mới ra tay cứu giúp. Ngài chỉ cần chúng ta thành tâm hướng về Ngài và xin Ngài trợ giúp. Một chút thiện chí và khiêm tốn cầu xin cũng đủ để Thiên Chúa thực hiện những điều kỳ diệu trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta hãy kiểm điểm xem mình có thái độ nào, đã phản ứng ra sao trước những trận bão thử thách của cuộc đời ? Chúng ta có khiêm tốn đến với Chúa hay là than trách hoặc từ bỏ đức tin ?
Xin Chúa nâng đỡ đức tin non nớt của chúng ta. Xin Chúa luôn hiện diện trong cuộc đời chúng ta, và đừng để sợ hãi, thất vọng, gian nan, thử thách, làm chúng ta xa lìa Chúa, nhưng đưa chúng ta đến gần Ngài hơn.