Thứ Năm, 22 Tháng Hai, 2018 56

Đức Mẹ Dâng Chúa Vào Đền Thánh

02/02/2018

   

2 Tháng Hai
   

Dâng Hài Nhi Giêsu Vào Ðền Thánh

 

    Vào cuối thế kỷ thứ tư, một phụ nữ tên Etheria đã hành hương đến Giêrusalem. Cuốn hồi ký của bà, được khám phá vào năm 1887, thật bất ngờ đã đem lại một nét đại cương về sinh hoạt phụng vụ ở đây. Trong các dịp lễ mà bà viết lại là lễ Hiển Linh, kỷ niệm ngày Ðức Giêsu giáng sinh, và một cuộc rước để kính nhớ việc Dâng Chúa Trong Ðền Thờ vào 40 ngày sau -- ngày 15 tháng Hai. (Trong luật Môisen, về phương diện lễ nghi, người phụ nữ được coi là "ô uế" sau khi sinh con, và bà phải "thanh tẩy" bằng cách đến trình diện với tư tế và dâng của lễ trong đền thờ. Tiếp xúc với bất cứ ai đã chạm đến bí ẩn của sự sinh nở và sự chết, đều bị loại trừ khỏi viêïc thờ phượng).

 

    Ngày lễ này được lan tràn khắp Giáo Hội Tây Phương trong thế kỷ thứ năm và thứ sáu. Nhưng Giáo Hội Tây Phương mừng sinh nhật Ðức Giêsu vào ngày 25 tháng Mười Hai, do đó lễ Dâng Chúa Trong Ðền Thờ được dời sang ngày 2 tháng Hai -- 40 ngày sau Giáng Sinh.

 

    Vào đầu thế kỷ thứ tám, Ðức Giáo Hoàng Sergius mở đầu buổi lễ bằng một cuộc rước nến; cho đến cuối thế kỷ ấy việc làm phép và phân phát nến đã trở thành một phần của việc cử hành, bởi đó, cho đến ngày nay, ngày lễ này thường được gọi là: Candlemas (Lễ Nến).

 


    Lời Bàn

 

    Theo phúc âm Thánh Luca, Hài Nhi Giêsu được tiếp đón vào đền thờ bởi hai người lớn tuổi, là ông Simeon và bà Anna. Họ biểu hiện cho dân Israel đang kiên nhẫn trông chờ; họ xác nhận Hài Nhi Giêsu là đấng Messiah họ trông đợi từ lâu.

 


    Lời Trích

 

    "Chính Ðức Kitô đã nói, 'Ta là sự sáng thế gian.' Và chúng ta là ánh sáng, chính chúng ta, nếu chúng ta tiếp nhận ánh sáng từ Ngài... Nhưng làm thế nào để chúng ta tiếp nhận ánh sáng ấy, làm thế nào để ánh sáng ấy bùng lên? ... Hình ảnh cây nến nói với chúng ta: qua sự cháy, và sự tàn lụi. Một ánh lửa, một tia đức ái, một hy sinh không thể tránh như cây nến tinh tuyền, thẳng tắp đang tuôn trào nguồn ánh sáng của nó, và đã tự tan biến trong sự hy sinh âm thầm" (Ðức Phaolô VI).

 

    Trích từ NguoiTinHuu.com

 

 

_______________________________________________________________

   

2/2 – Đức Mẹ dâng Con (Lễ Nến)

 

       Cuối thế kỷ thứ IV, một phụ nữ tên là Etheria đi hành hương tới Giêrusalem. Bản ghi chép của bà được tìm thấy năm 1887, cho thấy cái nhìn thoáng qua về đời sống phụng vụ hồi đó. Trong số các nghi thức bà mô tả có lễ Hiển linh (Epiphany, 6/1), việc mừng sinh nhật Chúa, và rước mừng việc Đức Mẹ dâng Con trong Đền thờ 40 ngày sau – 15/2. (Theo luật Môsê, một phụ nữ phải làm lễ Tẩy trần sau khi sinh con 40 ngày, khi phụ nữ này đến gặp các tư tế và dâng của lễ để thanh tẩy. Lễ này nhấn mạnh sự xuất hiện lần đầu tiên của Chúa Giêsu nơi Đền thờ hơn là sự tẩy trần của Đức Mẹ.

       Việc tuân thủ này lan truyền qua Giáo hội Tây phương hồi thế kỷ thứ V và VI. Vì Giáo hội Tây phương mừng lễ Giáng sinh ngày 25/12, lễ Đức Mẹ dâng Con được dời qua 2/2 cho đủ 40 ngày sau lễ Giáng sinh.

    Từ đầu thế kỷ thứ VIII, ĐGH Sergius cho rước nến. Cuối thế kỷ thứ VIII, việc làm phép nến và phân phát nến được áp dụng cho đến ngày nay, vì thế mà lễ này còn được gọi là Lễ Nến (Candlemas).

 

    Trầm Thiên Thu dịch
 

Bài viết khác

Các khóa học nhạc ngắn hạn, dài hạn dành cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ | Hải Linh Quê Hương