Thứ Năm, 18 Tháng Ba, 2010 4.877

Nhạc Lý Căn Bản-CHƯƠNG IV

CHƯƠNG IV

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CAO ĐỘ

🔳 A. QUÃNG NHẠC:

⚫ 1. Định nghĩa: Quãng nhạc là khoảng cách âm thanh giữa 2 dấu nhạc. Tên quãng được gọi bằng số. Từ dấu nhạc đầu tiên đến dấu nhạc cuối có bao nhiêu bậc cơ bản thì là quãng bấy nhiêu.

Thí dụ : Đô-Mi : Có 3 bậc là đô, rê, mi, nên gọi là quãng 3.

2. Tính chất các quãng: Ngoài tên gọi bằng số, các quãng nhạc còn có tính chất đúng, trưởng, thứ, tăng, bội, giảm tuỳ theo số nửa cung được thêm hay bớt trong cùng một quãng nhạc.

 ➤2.1. Quãng 2 gồm 1 nguyên cung được gọi là q.2 Trưởng (đô-rê, rê-mi …).

Quãng 3 gồm 2 nguyên cung được gọi là q.3 Trưởng (đô-mi, fa-la, xon-xi, rê-fa# …).

Quãng 4 gồm 2 nguyên cung và 1/2 cung được gọi là q.4 đúng (đô-la, rê-xon …).

Quãng 5 gồm 3 nguyên cung và 1/2 cung được gọi là q.5 đúng (đô-xon, rê-la, mi-xi …).

Quãng 6 gồm 4 nguyên cung và 1/2 cung được gọi là q.6 Trưởng (đồ-lá, fa-rế …).

Quãng 7 gồm 5 nguyên cung và 2 nửa cung được gọi là q.7 Trưởng (đô-xí, fa-mí …).

Quãng 8 gồm 5 nguyên cung và 2 nửa cung được gọi là q.8 đúng (đồ-đố, rề-rế …).

Lưu ý : trong thang âm Đô Trưởng, nếu tính từ Đô trở lên, ta sẽ có các quãng Trưởng hoặc đúng mà thôi.

Đồ-rê :  q.2T ;  Đồ-mi  :  q.3T ;  Đồ-fa  :  q.4đ  ;  Đồ-xon  :  q.5đ ;

Đồ-lá  :  q.6T ;  Đồ-xí  :  q.7T ;  Đồ-đố  :  q.8đ.

➤2.2. Thứ tự tính chất các quãng tính từ nhỏ đến lớn như sau :

Bội giảm – giảm – thứ – trưởng – tăng – bội tăng

Riêng các quãng đúng không gọi là thứ, trưởng, mà chỉ có giảm, bội giảm hoặc tăng, bội tăng mà thôi. Như vậy ta có :

q.2 giảm (đồng âm), 2t, 2T, 2 tăng …

q.3 giảm, 3t, 3T, 3 tăng …

q.4 giảm, 4đ, 4 tăng …

q.5 giảm, 5đ, 5 tăng …

q.6 giảm, 6t, 6T, 6 tăng …

q.7 giảm, 7t, 7T, 7 tăng …

q.8 giảm, 8đ, 8 tăng.

➤2.3. Trong thang âm Đô trưởng với 7 dấu cơ bản, ta có thể tạo thành 7 quãng 2, 7 quãng 3, 7 quãng 4, 7 quãng 5, 7 quãng 6, 7 quãng 7, 7 quãng 8. Nhưng tính chất của chúng khác nhau :

- Q.2 : Có 5q2T (Đồ-rê, rê-mi, fa-xon, xon-la, la-xi) và 2q2t (mi-fa, xi-đô)

- Q.3 : Có 3q3T (Đô-mi, fa-la, xon-xi), và 4q3t (rê-là, mi-xon, la-đô, xi-rê)

- Q.4 : Có 6q4đ (Đô-fa, rê-xon, mi-fa, xon-đô, la-rê, xi-mi) và 1q4 tăng (fa-xí)

- Q.5 : Có 6q5đ (Đô-xon, rê-la, mi-xi, fa-đô, xon-rê, la-mí) và 1q5 giảm (xi-fá)

- Q.6 : Có 4q6T (fà-rế, xòn-mí, đồ-lá, rề-xí) và 3q6t (mì-đố, la-fá, xì-xón)

- Q.7 : Có 2q7T (fà-mi, đồ,mí) và 5q7t (rề-đô, mì-rế, xòn-fá, là-xón, xì-lá)

- Q.8 : Có 7q8đ (đồ-đố, rề-rế, mi-mí, fa-fá, xon-xón, la-lá, xi-xí, đô-đố).

⚫ 3. Phân loại:

➤3.1. Quãng giai điệu : Hai âm thanh vang lên kế nhau, còn quãng hoà điệu là hai âm thanh vang lên cùng một lúc.

➤3.2. Quãng đơn : là quãng 8 trở xuống, còn quãng kép là quãng ngoài quãng 8 (số lớn hơn quãng 8). Tính chất của quãng kép cũng giống như tính chất của quãng đơn tương ứng. Muốn biết quãng đơn tương ứng, ta lấy quãng kép trừ đi 7. Thí dụ quãng 9 – 7 = quãng 2.

TD 20

✳ Có 2 cách đọc tên quãng kép:

✔ Đọc theo tên quãng đơn ngoài quãng 8 thêm chữ “kép”.

Nhạc Lý Căn Bản-CHƯƠNG IV - 1

TD:  q2 thứ kép, q4 đúng kép, q3 thứ kép, q6 thứ kép.

✔ Đọc theo tổng số bậc có trong quãng (số bậc quãng ngoài Q.8 + 7).

Nhạc Lý Căn Bản-CHƯƠNG IV - 2

TD: quãng 9 thứ, quãng 11 đúng, quãng 10 thứ, quãng 13 thứ.


3.3. Quãng lên : Khi dấu đầu thấp hơn dấu cuối.

Quãng xuống : Khi đấu đầu cao hơn dấu cuối.

3.4. Quãng thường : Là một quãng có sẵn, nếu ta lấy dấu thấp nâng lên một quãng 8 hoặc lấy dấu cao hạ xuống một quãng 8, ta sẽ có quãng đảo của nó.

Đồ3 và mi3 là quãng thường, nếu đảo đồ3 lên đô4 ta có quãng đảo đố4-mi3 hoặc nếu đảo mi3 xuống 1 quãng 8, ta sẽ có quãng đảo đồ3-mi2.

Nguyên tắc 1 : Tổng số quãng thường với quãng đảo tương ứng với nó là 9. Vậy muốn biết quãng đảo ta lấy 9 trừ đi số quãng thường.

Thí dụ : Ta có quãng 2 ——- quãng đảo là (9 – 2) = 7

Ta có quãng 3 ——- quãng đảo là (9 – 3) = 6

Ta có quãng 4 ——- quãng đảo là (9 – 4) = 5

Nguyên tắc 2 : Tính chất của quãng đảo và quãng thường như sau :

⇨ Khi Đảo thì:

Đ (đúng) ⇄ Đúng

T (trưởng) ⇄ t (thứ)

tg (tăng) ⇄ giảm

3.5. Quãng thuận là quãng hoà điệu cho ta cảm giác êm tai, còn quãng nghịch là quãng hoà điệu cho ta cảm giác chói tai. Quãng thuận hoàn toàn gồm quãng 1 (đồng âm), quãng 8đ, quãng 5đ, quãng thuận vừa phải gồm q 3T, 3t, 6T, 6t. Quãng hỗn hợp (nửa thuận nửa nghịch) gồm quãng 4đ, còn tất cả các quãng hoà điệu khác đều là quãng nghịch.

3.6. Các quãng cơ bản (hay diatonic) : là những quãng tạo thành bởi các âm cơ bản (không chuyển hoá) của cùng một thang âm. Trong thang âm Đô Trưởng, ta có 14 loại quãng cơ bản sau :

1.  Q.1 đúng (đồng âm)  =  0 cung

2.  Q.2 thứ  =  1/2 cung

3.  Q.2T  =  1 cung

4.  Q.3 thứ  =  1 cung 1/2

5.  Q.3T  =  2 cung

6.  Q.4đ  =  2 cung 1/2

7.  Q.4 tăng  =  3 cung

8.  Q.5 giảm  =  3 cung

9.  Q.5 đúng  =  3 cung 1/2

10. Q.6t  =  4 cung

11. Q.6T  =  4 cung 1/2

12. Q.7t  =  5 cung

13. Q.7T  =  5 cung 1/2

14. Q.8đ  =  6 cung

Còn tất cả các loại quãng tăng hoặc giảm khác đều gọi là quãng Chromatic.

3.7. Quãng trùng âm là 2 quãng phát ra những âm thanh giống nhau, nhưng tên gọi các dấu làm thành quãng khác nhau :

Thí dụ: Quãng 2 tăng và quãng 3 thứ là 2 quãng trùng âm (cùng có 1 cung 1/2)

Quãng 7 giảm và quãng 6 Trưởng là 2 quãng trùng âm (cùng có 4 cung 1/2)

hoặc  :  Quãng fa# – xon# (2T) trùng âm với xonb-lab (2T)

Quãng fa# – xi (4đ) trùng âm với xonb – đôb (4đ).

TD 23

🔳 B. THANG ÂM VÀ HỆ THỐNG ÂM THANH

⚫ 1. Thang âm là chuỗi các âm thanh liên tiếp nhau trong vòng một quãng 8. Có nhiều loại thang âm khác nhau tuỳ theo số lượng các bậc cơ bản (chẳng hạn thang ngũ âm có 5 bậc cơ bản, thang thất âm có 7 bậc cơ bản) và tuỳ theo khoảng cách độ cao giữa các bậc cơ bản (chẳng hạn thang ngũ âm thông thường và ngũ âm ngoại thường, thang thất âm trong bình ca và thất âm trong nhạc cổ điển).

TD 24

⚫ 2. Thang ngũ âm thông thường : là thang âm gồm năm dấu nhạc phát sinh do chu kỳ quãng 5 liên tiếp. Dấu đầu của chu kỳ quãng 5 đó là tên gọi của thang âm.

Thí dụ : thang ngũ âm Đô : Đô-xon-rê-la-mi.

TD 25

Thu gọn các dấu lại trong một bát độ, ta sẽ có đô-rê-mi-xon-la.

➤2.1. Trong thang ngũ âm Đô này, ta thấy có 3 dấu nhạc đi gần nhau hơn cả, đó là đô-rê-mi cách nhau từng cung một, tiếng chuyên môn gọi là pycnon (nhóm 3 dấu liền nhau). Người ta căn cứ trên pycnon mà đặt tên cho vị trí. Dấu đầu của pycnon là Đô thì ta gọi là thang âm ở vị trí Đô (dấu đô là dấu phát sinh ra thang âm thì đồng thời cũng là tên của vị trí thang âm).

➤2.2. Thang ngũ âm thông thường có thể viết ra 5 dạng khác nhau :

- Dạng 1 :  Đô-rê-mi – xon-la (đô)

- Dạng 2 :  Xon-la - đô-rê-mi (xon)

- Dạng 3 :  Rê-mi – xon-la - đô (rê)

- Dạng 4 :  La - đô-rê-mi – xon (la)

- Dạng 5 :  Mi – xon-la - đô-rê (mi).

Như vậy “Dạng” chỉ là một cách liệt kê thang âm bắt đầu bằng bất cứ dấu nào.

TD 25a (5 dạng)

Khi trong mỗi dạng đã có một sự sắp xếp, tổ chức cung bậc (có bậc chính, bậc phụ) ta gọi đó là một hệ thống.

TD 25b (3 hệ thống)

➤2.3. Trong dân ca Việt Nam, người ta thường xuyên dùng 3 hệ thống, mà nhạc sĩ Hải Linh tạm đặt tên bằng số là hệ thống 1, 2, 3 (tương ứng với Vui, Thương, Mừng, theo tên gọi các mùa Phụng Vụ trong đạo Công Giáo).

TD 26a

- Hệ thống 1 : Đô-rê-mi-xon-la (đô), (trong đó đô-xon là dấu trụ chính, mi là dấu trụ phụ, rê-la là dấu phụ).

TD 26b

- Hệ thống 2 : La - đô – rê - mi – xon – (La), (trong đó la – mi là trụ chính, đô là trụ phụ, rê – xon là dấu phụ).

TD 27

- Hệ thống 3 : Rê-mi-xon-la-đô (Rê), (trong đó rê-la là trụ chính, xon là trụ phụ, mi-đồ là dấu phụ).

TD 28

· Bài này dùng kỹ thuật ‘phong phú hóa’ lời thơ bằng những tiếng đệm có nghĩa và không có nghĩa : ‘ơi a’ ; ‘ơ’ ; ‘tình tình’…

a) Các dấu trụ đứng cách nhau quãng 5 đúng hoặc 4 đúng, làm thành bộ sườn vững chắc cho hệ thống. Ngoài ra có dấu trụ phụ nằm giữa quãng 5 (xem thí dụ 25b).

b) Mỗi hệ thống có cơ cấu cung bậc khác nhau, nên cũng cho chúng ta một cảm giác âm thanh khác nhau :
    ✔ Hệ thống 1 : thường vui tươi, sáng sủa (như trong mùa vui (GS) của Công Giáo) (có tính cách tương tự thể trưởng của thất âm).
    ✔ Hệ thống 2 : thường buồn, tối (như trong mùa thương của Công Giáo) (có tính cách tương tự thể thứ tự nhiên của thất âm).
    ✔ Hệ thống 3 : thường oai hùng, khải hoàn (như trong mùa mừng của Công Giáo) (không có gì tương đương với nó ở trong thất âm cả, có tác giả gọi nó là Siêu trưởng (Super-majeur).

c) Trong dân ca, chỉ có một số ít bài hát ở trong một hệ thống thuần tuý. Đa số là những bài pha trộn 2 hoặc 3 hệ thống với nhau, gọi là loại bài chuyển hệ.

TD 29

➤2.4 Ngoài ra, đa số các bài dân ca không nằm mãi trong một vị trí mà thường thay đổi vị trí, gọi là bài chuyển vị. Thí dụ đang ở vị trí đô thì chuyển sang vị trí Fa (fa-xon-la-đô-rê) (xem bài Lý cây đa) hoặc chuyển lên vị trí xon (xon, la, xi, rê, mi), (xem bài 36 thứ chim …). Từ vị trí ban đầu thường thấy chuyển đi 4 vị trí khác, chuyển lên 2 cỡ và xuống 2 cỡ.

✳Thí dụ : Vị trí khởi đầu  :  Vị trí Đô (Đô-rê-mi-xon-la)

✔ Chuyển xuống 1 cỡ  :  Vị trí Fa (fa-xon-la-đô-rê) (xem thí dụ 26a)

✔ Chuyển lên 1 cỡ  :  Vị trí Xon (xon-la-xi-rê-mi)

✔ Chuyển xuống 2 cỡ  :  Vị trí Xib (xib-đô-rê-fa-xon)

✔ Chuyển lên 2 cỡ  :  Vị trí Rê (rê-mi-fa#-la-xi)

(Xem chi tiết hơn trong giảng khoá về Dân ca, chương trình Ca trưởng III).

➤2.5. Ngoài việc chuyển hệ làm thay đổi màu sắc vui buồn, trong dân ca còn có hiện tượng chuyển hơi : Hơi bắc, hơi ví dặm, hơi nam ai, hơi nam xuân hơi oán, hơi quảng … làm cho nét nhạc có nhiều sắc thái, diễn tả được nhiều trạng huống của lòng người.

TD 30 : Bài lý ngựa ô Bắc (chuyển từ hơi Bắc (I), sang hơi Xuân (II). Kèm theo chuyển vị xuống 1 cỡ : VTFa —> VTXib.

⚫ 3. Ngoài ngũ âm thông thường, dân ca Việt Nam còn sử dụng thang ngũ âm ngoại thường như thang âm Tây Nguyên và thang âm oán.

➤3.1. Thang âm Tây Nguyên ở vị trí đô : Đô – mi – fa – xon – xi – (đô) (xem bài Chiêng trống cồng và Anh ở buôn làng). (2c) (1/2c) (1c) (2c) (1/2c)

Thang âm Tây Nguyên nếu khéo dùng có thể cho cảm giác hùng tráng của núi rừng, sự gần gũi với thiên nhiên trong lao động trên nương rẫy, hay quanh đống lửa lúc đêm về… Nếu không khéo, sẽ cho cảm giác thê lương, ảm đạm do hai nửa cung đem lại (đôi khi bài Thánh ca dùng thang âm Tây Nguyên cho cảm giác mới lạ, nhưng hoàn toàn không phù hợp với bầu khí phụng vụ).

➤3.2 Thang âm oán : là thang ngũ âm ngoại thường biến hoá từ hơi Nam Ai. Hơi Nam Ai chủ yếu thuộc hệ thống 2 của thang âm thông thường. Chúng ta so sánh thang âm Nam Ai và thang âm oán.

Âm

I

II

III

IV

V

(I)

T. Â. NAM AI (Vị trí Đô)

LA

ĐÔ

MI

XON

(LA)

T. Â Oán (Vị trí Đô)

La

đô đô#

mi

fa fa # xon

(La)

Trong thang âm oán vị trí Đô, dấu đô# (âm II) hát cao hơn khoảng 1/4 cung rất gần với dấu Rê (âm III), còn dấu fa rất gần với Mi (âm IV), thấp hơn fa thông thường khoảng 1/4 cung. Dấu fa# cũng thấp hơn thông thường khoảng 1/4 cung. Như vậy âm II và âm IV là những âm di động, tuỳ theo đó mà ta có 5 biến thể khác nhau.

✳Vị trí Đô  

1. La đô rê mi fa# la  

2. La đô# rê mi fa# la  

3. La đô rê mi fa la  

4. La đô# rê mi fa la  

5. La đô# rê mi xon la  

✳Vị trí Fa  

1. Rê fa xon la xi rê

2. Rê fa# xon la xi rê

3. Rê fa xon la xib rê

4. Rê fa# xon la xib rê

5. Rê fa# xon la đô rê
 

(Xem các bài Dân ca : Lý chiều chiều, Lý ba tri, Lý xăm xăm, Lý che hường …). Mỗi biến thể có thể cho một cảm giác khác nhau (sẽ học trong giảng khoá về dân ca).

TD 31

➤3.3 Tại Nhật bản cũng có thang ngũ âm ngoại thường. Ở vị trí Đô thì thang âm Nhật bản đó lấy cột trụ của hệ thống 2 : La – xi – đô mi fa la, với 2 dấu xi và fa tạo thành 2 nửa cung, làm cho nét nhạc vốn buồn lại buồn thêm (Xem bài Sakura, Hoa anh đào).

TD 32 : Ngũ âm Nhật Bản

 4. Thang thất âm thông dụng hiện nay gồm 7 dấu nhạc liên tiếp khác tên Đô rê mi fa xon la xi (đô). Với 7 dấu nhạc này chúng ta cũng có thể có 7 dạng thang âm :

 

bậc I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

Các thể nhạc
Hy-lạp

Các thể nhạc
Bình ca

Trung cổ gọi tên lầm

Nhạc cổ điển
Tây Phương

dạng 1

dạng 2

dạng 3

dạng 4

dạng 5

 

dạng 6

 

dạng 7

Đô

Mi

Fa

Xon

 

La

 

Xi

mi

fa

xon

la

 

xi

 

đô

mi

fa

xon

la

xi

 

đô

 

fa

xon

la

xi

đô

 

 

mi

xon

la

xi

đô

 

mi

 

fa

la

xi

đô

mi

 

fa

 

xon

xi

đô

mi

fa

 

xon

 

la

(đô)

(rê)

(mi)

(fa)

(xon)

 

(la)

 

(xi)

Lydien

Phrygien

Dorien

Hypôlydien

Hypôphrygien

(Iastien)

Hypôdorien

(Eâôlien)

Mixolydien

(lônien)

 

Protus

Deuterus

Tritus

Tetrardus

Hypôlydien

Đorien

Phrygien

Lydien

Mixolydien

 

Hypôdorien

 

Hypôphrygien

Trưởng tự nhiên

0

0

0

0

 

Thứ tự nhiên

 

0

➤4.1. Dạng 1 với Đô – xon là dấu trụ chính và Mi làm trụ phụ, và với cơ cấu cung bậc ổn định : 1c – 1c – 1/2c – 1c – 1c – 1/2c được gọi là thang thất âm ở vị trí Đô, thể trưởng (h.t.1) hoặc như người ta thường gọi là thang âm Đô trưởng tự nhiên. Đây là thang âm được dùng phổ biến từ thời cổ điển cho đến nay. (Nhạc Hy-lạp gọi là thể Lydien ; tương đương với thể Tritus có xib của Bình ca).

➤4.2. Dạng 2 với Rê – la làm dấu trụ, thang âm được người Hy-lạp trình bày từ cao xuống trầm gọi là thể Phrygien. Còn nhạc Bình ca gọi là thể Protus với dấu xi thường hoặc xi giáng (khi dùng xi giáng thì thể Protus có cơ cấu cung bậc giống như ở dạng 6).

➤4.3. Dạng 3 với Mi – xi hoặc La làm dấu trụ, nhạc Hy-lạp gọi là thể Dorien. Còn nhạc Bình ca dùng dấu trụ Mi và Xi hoặc Đô, gọi là thể Deuterus với dấu xi thường, ít có xi giáng hơn (Khi có xib thì nó tương đương với dạng 7 : xi đô rê mi fa xon la (xi) = mi fa xon la xib đô rê (mi)).

➤4.4. Dạng 4 với Fa – đô làm dấu trụ, nhạc Hy-lạp gọi là thể Hypolydien. Còn nhạc Bình ca gọi là thể Tritus với dấu xi thường hoặc xi giáng (Khi dùng xi giáng thì thể Tritus có cơ cấu cung bậc giống như Đô Trưởng tự nhiên).

➤4.5. Dạng 5 với Xon – rê làm dấu trụ, nhạc Hy-lạp gọi là thể Hypophrygien (Iastien). Còn nhạc Bình ca gọi là thể Tetrardus với dấu xi thường và đôi khi xi giáng.

➤4.6. Dạng 6 với La – mi làm trụ chính, đô làm trụ phụ, với cơ cấu cung bậc ổn định : 1c – 1/2c – 1c – 1c – 1/2c – 1c – 1c được gọi là thang thất âm ở vị trí Đô thể thứ (h.t.2) hoặc như người ta thường gọi là thang âm la thứ tự nhiên. Thang âm này cùng với thang âm Đô trưởng là 2 thang âm tương ứng hay song song hoặc cùng vị trí, nhưng tính cách tương phản nhau được dùng phổ biến từ thời cổ điển đến nay (nhạc Hy-lạp gọi là thể Hypodorien (hoặc Eolien) ; tương đương với thể Protus có xib của nhạc Bình ca).

➤4.7. Dạng 7 với Xi – mi làm dấu trụ, nhạc Hy-lạp gọi là thể Mixolydien (Iônien). Nhạc Bình ca không dùng loại này, nhưng dùng nó để chuyển dịch thể Deuterus khi thể này thường xuyên dùng xi giáng (xem riêng về các thể nhạc Bình ca ở Ca trưởng II).

⚫ 5. Thang thất âm vị trí Đô hiện nay người ta chỉ dùng phổ biến 2 hệ thống có tính cách đối chọi nhau gọi là thể Trưởng và thể thứ, và người ta lấy dấu đầu của mỗi dạng thang âm để gọi tên thang âm : Thang thất âm ở vị trí Đô.

- cung Đô thể Trưởng tự nhiên gọi tắt là thang âm Đô T/tn

- cung La thể Thứ tự nhiên gọi tắt là thang âm La t/tn

➤5.1. Tổ chức cung bậc trong cả hai lại thang âm T/t đều có tên gọi như nhau :

Tên dấu (Đô Trưởng)

Tên Bậc

Tên chức năng (Ký hiệu)

Tên dấu (La Thứ )

Đô

Mi

Fa

Xon

La

Xi

Bậc I

Bậc II

Bậc III

Bậc IV

Bậc V

Bậc VI

Bậc VII

chủ âm (T = Tonique)

thượng chủ âm (âm dẫn xuống)

trung âm (thượng = Mt) (M = Médiante)

hạ át âm (át âm hạ) (S = Sousdominante)

át âm (át âm thượng) (D = Dominante)

thượng át âm (trung âm hạ = Mh)

cảm âm (âm dẫn lên)

La

Xi

Đô

Mi

Fa

Xon

a) Dấu Fa – đô – xon nằm cách nhau q.5. Dấu đô là trung tâm nên gọi là chủ âm (T), kế đến là dấu xon có tầm quan trọng thứ hai trong thang âm, gọi là Át âm (D), dấu fa có tầm quan trọng thứ ba về mặt hoà âm, gọi là Át âm hạ (S). Các dấu La và Mi nằm giữa các dấu Át âm và chủ âm nên gọi là Trung âm hạ (Mh) và trung âm thượng (Mt). Các dấu xi và rê là hai dấu bị hút về chủ âm : xi bị hút lên, gọi là âm dẫn lên ; rê bị hút xuống, gọi là âm dẫn xuống.

b) Xét về mặt giai điệu, thì trong thang âm, các âm thanh không có tầm quan trọng giống nhau, nhưng chúng có mối tương quan chính và phụ với nhau. Trong số các âm chính (dấu trụ) thì nổi bật hơn cả là chủ âm, kế đó là Át âm, rồi tới Trung âm (thượng). Còn các âm phụ (dấu phụ) thì bị hút về âm chính ít hay nhiều tuỳ theo nó đứng cách âm chính chính quãng 2 thứ hay 2 Trưởng.

Các dấu trụ là những dấu ổn định của hệ thống. Khi học xướng âm, trong lúc đầu ta sẽ dựa trên các dấu trụ để đọc các dấu phụ (không ổn định) :

Trong Đô T :  bậc II  và bậc VII dựa vào chủ âm (bậc I)

bậc IV  dựa vào Trung âm thượng (bậc III)

bậc VI  dựa vào Át âm (bậc V).

Trong La thứ tự nhiên, sức hút các dấu trụ không rõ nét như trong Đô tự nhiên.

Chủ âm La không hút các dấu phụ bằng Át – âm Mi và trung âm Đô (trong luật âm vang tự nhiên, thiên nhiên cho chúng ta thang âm Trưởng chứ không cho chúng ta thang âm thứ ; thang âm thứ có thể nói là một sự gò ép thiên nhiên do con người tạo ra).

➤5.2. Các loại thang âm trưởng : ngoài thang âm Trưởng tự nhiên theo mẫu của Đô Trưởng như vừa nêu ở trên, người ta tạo ra thang âm trưởng hoà âm và thang âm trưởng giai điệu như sau :

Trưởng hoà âm = trưởng tự nhiên nhưng bậc VI được hạ xuống 1/2 cung để tăng thêm sức hút của bậc V đối với bậc VI : Đô rê mi fa xon lab xi đô.

Trưởng giai điệu = trưởng hoà âm thêm bậc VII hạ xuống 1/2 cung : Đô rê mi fa xon lab xib đô, thường dùng ở nét nhạc đi xuống : để tránh q.2 tăng (Đô xi lab) : Đô xib lab xon fa mi rê đô (phần đầu giống la thứ tự nhiên).

➤5.3. Âm thể trưởng (điệu thức trưởng) là tính cách do các dấu ổn định (dấu trụ) nối tiếp nhau hay chồng lên nhau theo q.3 tạo thành hợp âm Trưởng 3 dấu.

Còn các dấu không ổn định (dấu Phụ) nằm xen kẽ với các dấu trụ theo cơ cấu cung bậc như sau : 1c – 1c – 1/2c – 1c – 1c – 1c – 1/2c.

a) Tính cách của âm thể Trưởng thường vui tươi, khoẻ mạnh, sáng sủa. Tuy nhiên cũng có những bài thuộc thể trưởng, nhưng tính cách vẫn buồn, do cách tác giả nắn giai điệu (thí dụ : Xuân Ca, Than Hang Đá).

b) Cung (giọng) là độ cao dựa vào đó để sắp xếp âm thể (tương đướng với vị trí trong ngũ âm). Trên thực tế đó là tên cao độ của chủ âm (thí dụ : cung đô trưởng = thang thất âm mà chủ âm là Đô và thể là Trưởng = thang thất âm vị trí Đô, âm thể trưởng). Thường người ta dùng các chữ cái La-tinh để ghi các cung giọng :

C/CM (C Majeur)/C – dur = Đô Trưởng

a/Am (A mineur)/a – moll = La thứ

➤5.4 Các loại thang âm thứ : ngoài thang âm thứ tự nhiên dựa trên mẫu của thang âm la thứ tự nhiên, người ta còn tạo ra thang âm thứ nhân tạo hoà âm và giai điệu.

a) Thang âm thứ (nhân tạo) hoà âm có dấu bậc 7 tăng lên 1/2 cung. Trong hoà âm, người ta cũng muốn cho dấu bậc 7 (là dấu cảm âm) cũng có tính cách hướng về chủ âm như trong thang âm Trưởng, nên thường khi gặp dấu 7 trong la thứ là người ta tăng lên 1/2 cung, khiến cho hợp âm bậc V trong la thứ trở thành hợp âm trưởng.

b) Thang âm thứ (nhân tạo) giai điệu : Trong giai điệu, nếu dùng thang âm thứ hoà âm ở nét nhạc đi lên, thì ta sẽ gặp quãng 2 tăng (fa – xon#) là một quãng khó hát, nên người ta phải tăng cả dấu bậc 6 lên 1/2 cung để tránh quãng 2 tăng đó. Do đó ta có thang âm thứ giai điệu, khi nét nhạc đi lên. Còn khi nét nhạc đi xuống thì người ta lại dùng như trong thang âm thứ tự nhiên.

➤5.5. Âm thể thứ (Điệu thức thứ) là tính cách trong đó các dấu ổn định (dấu trụ) của thang âm (nối tiếp hoặc chồng lên nhau) tạo thành hợp âm thứ 3 dấu : LA – ĐÔ – MI.

Còn các dấu không ổn định (dấu phụ) nằm xen kẽ với các dấu trụ theo cơ cấu cung bậc như sau : 1c – 1/2c – 1c – 1c – 1/2c – 1c – 1c.

a) Tính cách của âm thể thứ thường u buồn, lắng dịu, trữ tình, nhưng thể thứ tự nhiên vững chãi, hy vọng, ít uỷ mị hơn thể thứ hoà âm. Còn thể thứ giai điệu bắt chước nét nhạc của thể trưởng, nên cho cảm giác phấn khởi, vui tươi hơn.

b) Cung (giọng) của âm thể thứ bao giờ cũng là tên dấu nhạc nằm dưới cung Trưởng tương ứng một quãng 3t.

Thí dụ : Đô T ______ La t ; Xon T ______ mi t.

⚫ 6. Các loại thang âm:

➤6.1. Xét về âm thể, thì có 2 loại chính là Trưởng và thứ. Khi thang âm Trưởng và thứ ở cùng vị trí thì chúng được gọi là 2 thang âm tương ứng hay song song, vì chúng cùng dùng chung các dấu cơ bản, chỉ khác là vai trò chính phụ của chúng.

Thí dụ : Đô T tương ứng La t ; Fa T tương ứng Rê t.

➤6.2. Xét về cung giọng (vị trí) ta có các loại :

a) Thang âm tương tiếp là những thang âm mà vị trí của chủ âm nằm cách nhau q.5đ đi lên hoặc đi xuống liên tiếp

⇨ G —> D —> A —> E —> H —> F# —> C# —> G# —> D# —> A# —> E#

⇨ F —> B —> Eb —> Ab —> Db —> Gb —> Cb —> FFb —> Hbb —> Ebb —> Abb

(E#)  (A#)  (D#)  (G#)  (C#)  (H)  (E)  (A)  (D)  (G)

Ghi chú : các thang âm ở trong ngoặc là thang âm đồng âm với các thang âm nằm trên nó.

a1) – Chúng ta biết thang âm Đô T gồm 2 tứ liên âm có cơ cấu giống nhau :

Dấu nhạc khởi đầu hai tứ liên âm cách nhau 1q.5đ, dấu cuối của tứ liên âm dưới cách dấu đầu của tứ liên âm trên một cung.

a2) – Muốn thiết lập các thang âm tương tiếp đi lên, thì ta lấy TLÂ trên làm khởi đầu cho một thang âm mới, và xếp tiếp các dấu còn lại thành tứ liên âm theo cơ cấu 1c – 1c – 1/2c.

Và như vậy ta có thang âm Xon T với dấu fa#, Ta có Rê T với fa# và đô#. Và nếu tiếp tục, ta sẽ có La T với fa# đô# xon#, … Xi T với fa# đô# xon# rê# la# …

a3) Thứ tự các thang âm Trưởng có dấu thăng (hoặc thang âm tương tiếp đi lên) thì nằm cách nhau quãng 5 đi lên, và thứ tự các dấu thăng cũng cùng đi lên từng quãng 5 bắt đầu bằng dầu fa#.

a4) Muốn biết tên các thang âm Trưởng có dấu thăng, ta thêm 1/2 cung vào dấu thăng cuối cùng ở khoá biểu ta sẽ có tên của chủ âm thang âm Trưởng.

a5) Muốn thiết lập các thang âm tương tiếp đi xuống, ta lấy tứ liên âm dưới làm TLÂ trên cho một thang âm mới, và tiếp tục xếp các dấu còn lại cũng theo cơ cấu 1c – 1c – 1/2c :

Và như vậy ta có thang âm Fa T với xib, và nếu tiếp tục ta sẽ có Xib T với xib mib, Mib T với xibmib lab, Lab T với xib mib lab rêb, Rêb T với xib mib lab rêb, Xonb T với xib mib lab rêbxonb đôb.

a6) Thứ tự các thang âm Trưởng có dấu giáng (hoặc có thang âm tương tiếp đi xuống) thì nằm cách nhau q.5 đi xuống, và thứ tự các dấu giáng cũng đi xuống từng q.5, bắt đầu từ dấu xib.

a7) Muốn biết tên thang âm Trưởng có dấu giáng, ta lấy ngay tên dấu giáng áp chót (trước dấu cuối cùng) :

b) Thang âm đồng nguyên là hai thang âm cùng cung giọng (tức cùng tên chủ âm) nhưng âm thể khác nhau (tính cách khác nhau).

Thí dụ :  C  : Đô – rê – mi – fa – xon – la – xi – (đô) (Đô Trưởng)

Cm : Đô – rê – mib – fa – xon – lab – xi(b) – (đô) (Đô thứ)

So sánh hai thang âm đồng nguyên, ta thấy được rằng các dấu bậc 3 và bậc 6 trong thang âm thứ thấp hơn trong thang âm trưởng nửa cung. Do đó người ta gọi bậc 3 và bậc 6 là bậc định thể (xác định âm thể trưởng hoặc thứ). Riêng bậc 7 trong âm thể thứ hoà âm thì cũng giống như thể Trưởng.

c) Thang âm đồng âm là những thang âm khác tên gọi chủ âm, nhưng cao độ chủ âm giống nhau.

Thí đụ : Đô# T = Rêb T ; Ab T = G# T (xem bảng ở số 6.2a)

Như vậy xét cho cùng chỉ có 12 thang âm có cao độ khác nhau

1. C (= H#)  
2. G (= Abb)  
3. D (= Ebb)
4. A (= Hbb)  
5. E (= Fb)  
6. H (= Cb)
7. F# (= Gb)  
8. C# (= Db)  
9. G# (= Ab)
10. D# (= Eb)  
11. A# (= B)  
12. E# (= F)

Hai thang âm đồng âm luôn có tổng số các dấu hoá ở bộ khoá là 12 :

(Thí dụ Db có 5b đồng âm với C# có 7 # ; F# có 6# đồng âm với Gb có 6b …)

Tóm kết các loại thang âm trong vòng quãng 5 sau đây :


TIỂU ĐỂ ÔN TẬP

1. Quãng nhạc là gì ? Tên gọi ra sao ?

2. Cho biết tính chất các quãng trong thang âm Đô T, nếu tính từ dấu Đô trở lên ?

3. Trong thang âm Đô T, có bao nhiêu q.2, q.3, q.4 ? Tính chất của mỗi thứ quãng ?

4. Quãng đơn, quãng kép là gì ? Tính chất của quãng kép ra sao ?

5. Quãng thường và quãng đảo là gì ? Nguyên tắc để tính quãng đảo và để biết tính chất của nó ?

6. Quãng thuận và quãng nghịch là gì ? Là những quãng nào ?

7. Quãng cơ bản là gì ? Cho biết 14 loại quãng cơ bản trong thang âm Đô T ?

8. Quãng trùng âm là gì ? Cho thí dụ ?

9. Thang âm là gì ? Tại sao có nhiều loại thang âm ? Cho thí dụ ?

10. Thang ngũ âm thông thường là gì ? Pycnon là gì ? Vị trí là gì ?

11. Dạng của thang âm là gì ? Có giống với hệ thống không ? Ngũ âm trong Dân ca Việt Nam thường dùng mấy hệ thống chủ yếu ?

12. Tính chất (màu sắc) của mỗi hệ thống ? Có khi nào có hiện tượng thay đổi hệ thống không ?

13. Chuyển vị là gì ? Thường chuyển đi mấy cõ ? Cho thí dụ ở các vị trí Xon và Xib ?

14. Chuyển hơi là gì ? Mục đích ?

15. Ngũ âm ngoại thường là gì ? Cho thí dụ ?

16. Thang âm Tây Nguyên có thể cho cảm giác ra sao ?

17. Thang âm Oán có thể cho cảm giác thế nào ? Có mấy biến dạng của oán ? Cho thí dụ ở vị trí Fa ?

18. Ở vị trí Đô, thang ngũ âm ngoại thường của Nhật Bản gồm những dấu nào ? tính cách ra sao ?

19. Trong 7 dạng của thang thất âm, nhạc cổ điển đem vào sử dụng những dạng nào ? Với cơ cấu cung bậc ra sao?

20. Người Hy-lạp xưa gọi tên 7 thể nhạc của mình ra sao ?

21. Nhạc bình ca đem vào sử dụng những dạng nào ? Gọi tên là gì?

22. Các tên gọi của thời Trung cổ sao không ăn khớp với tên gọi gốc của Hy-lạp?

23. Tên gọi theo chức năng của các bậc trong thang thất âm T/t ?

24. Về mặt giai điệu thì các dấu nào là dấu quan trọng ? Về mặt hoà âm thì dấu nào là dấu quan trọng ? Tại sao?

25. Sức hút của các dấu trụ đố với dấu phụ khác nhau là do nguyên nhân nào ? Vẽ sơ đồ về sức hút đó?

26. Có mấy loại thang thất âm trưởng ? Giải thích?

27. Có mấy loại thang thất âm thứ ? Giải thích?

28. Thế nào là âm thể Trưởng ? Tính cách thế nào?

29. Thế nào là âm thể thứ ? Tính cách thế nào?

30. Cung giọng có giống như vị trí trong ngũ âm không?

31. Thang âm tương tiếp là gì ? Thứ tự các dấu hoá trong các thang âm tương tiếp đi lên, tính từ Đô T?

32. Muốn biết tên của thang âm T có dấu thăng cấu thành, ta phải làm gì ? Cho thí dụ : 5 dấu thăng cấu thành gồm các dấu nào và thang âm nào?

33. Cho biết thứ tự các dấu giáng và cách tìm tên thang âm T khi biết con số dấu giáng cấu thành?

34. So sánh 2 thang âm đồng nguyên?

35. Thang âm đồng âm là gì ? Như vậy, trên thực tế có bao nhiêu thang âm có cao độ khác nhau ? Và tổng số dấu hoá cấu thành của 2 thang âm đồng âm là bao nhiêu?

36. Vẽ sơ đồ vòng quãng năm của các thang âm tương tiếp đi lên và đi xuống.

 

Bài viết khác

Các khóa học nhạc ngắn hạn, dài hạn dành cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ | Hải Linh Quê Hương