Thứ Sáu, 07 Tháng Năm, 2010 3.064

7. Các trường hợp khởi tấu

1. Khởi tấu là tất cả những việc Ca nhạc trưởng phải chuẩn bị để giúp ca nhạc viên khởi sự trình tấu cho đồng đều và phù hợp.

Âm nhạc là nghệ thuật chuyển động trong thời gian. Bất cứ chuyển động nào cũng có một sự khởi đầu và một sự kết thúc. Khi có nhiều người cùng trình tấu thì việc khởi đầu và kết thúc phải thật đồng đều mới mong có nghệ thuật. Ngoài ra, các người cùng trình tấu cũng phải biết trước nhịp độ, cường độ cũng như sắc thái ban đầu của bản nhạc, để có thể trình tấu cho phù hợp với yêu cầu diễn tả của bản nhạc [27]

2. Các việc phải chuẩn bị : để cho việc khởi tấu được hữu hiệu, Ca nhạc trưởng phải chuẩn bị như sau :

2.1. Lấy cung và thông giọng cho ca viên, nếu không có dạo đàn trước.

2.2. Ca trưởng đưa tay lên vị trí sẵn sàng (S.S), tư thế toàn thân ở chân sau.

2.3. Im lặng trong vài giây, trước khi phác hoạ cử chỉ chuẩn bị (CB). Cử chỉ chuẩn bị phải phác hoạ thế nào để ca viên :

a. nhận ra được nhịp độ, cường độ và sắc thái ban đầu của bản nhạc

b. biết mở khẩu hình lấy hơi đúng lúc, để hát cho đồng đều và có năng lực

3. Nguyên tắc khởi tấu :

Ca trưởng chỉ có hai cách khởi tấu, tức là hai cách phác hoạ cử chỉ chuẩn bị, đó là đánh Vào hoặc đánh Ra, gọi là khởi tấu Vào và khởi tấu Ra. Nguyên tắc chung : “Đầu Vào, Cuối Ra” ; trừ khởi tấu lẻ phách nhịp chia ba.

3.1. Khi bản nhạc khởi sự bằng  các phách đầu[28], thì  ca  trưởng  chuẩn  bị

bằng cách đánh VÀO. Khi bản nhạc khởi sự bằng phách cuối, thì ca trưởng chuẩn bị bằng cách đánh RA (áp dụng cho loại nhịp chia 2 chẵn hoặc lẻ phách, và cho loại nhịp chia 3 chẵn phách).

3.2. Đối với loại nhịp chia ba lẻ phách, thì áp dụng nguyên tắc ngược lại : “Đầu Ra, Cuối Vào”.

4. Nguyên tắc lấy hơi

Việc lấy hơi của ca trưởng cũng như của ca viên có lúc

4.1. đồng thời với cử chỉ chuẩn bị của ca trưởng trong khởi tấu nhịp chia 2 chẵn phách hoặc nhịp chia 3 lẻ phách;

4.2. sau cử chỉ chuẩn bị một phách chia 2 trong khởi tấu lẻ phách (tức lấy hơi ở phần lẻ phách còn lại trong loại nhịp chia 2) ; hoặc sau 2/3 phách chuẩn bị (tức lấy hơi ở 1/3 phách còn lại trong loại nhịp chia 3).

5. Bảng tóm tắt một số trường hợp khởi tấu thường gặp:theo nguyên tắc chung: “Đầu Vào, Cuối Ra”, ngoại trừ nhịp chia 3 lẻ phách.  

          

   

           

2. Nguyên tắc khởi tấu trên đây cũng áp dụng khi các bè khởi tấu kế tiếp nhau (entrées) : khi đó chỉ chuẩn bị phách hoặc phần phách cho ca viên lấy hơi để vào bè thôi.

3. Các chữ viết tắt :

C.T: Ca trưởng; C.V: Ca viên; K.T : Khởi tấu; C.B: Chuẩn bị; L.H : Lấy hơi.

 

CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Khởi tấu gồm những việc nào ?

2. Nguyên tắc khởi tấu đối với loại nhịp chia 2 chẵn phách và lẻ phách ?

3. Nguyên tắc khởi tấu đối với loại nhịp chia 3 chẵn phách và lẻ phách

4. Nguyên tắc lấy hơi ?

 ———————-

[27] Xem lại mục 6.2 bài II phần soạn chung cho ca trưởng [Back]

[28] Phách thứ hai trong các loại có ba phách (3/4, 9/8) cũng được coi là phác đầu. Nhịp 4/4 trên thực tế là 2 nhịp 2/4 trong một ô nhịp, nên thường có thể đánh như hai nhịp 2/4. Nếu cần đánh theo 4/4, thì phách 1 và 3 được coi là những phách đầu, phách 2 và 4 được coi là những phách cuối.  [Back]

 

Bài viết khác

Các khóa học nhạc ngắn hạn, dài hạn dành cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ | Hải Linh Quê Hương