Suy Niệm
1) Lm Hàm
CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY
Gio-an 3, 14-21
Khi ấy Chúa Giê-su nói với ông Ni-cô-đê-mô rằng : Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người thì không bị lên án ; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh Con Một Thiên Chúa. Và đây là bản án : ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa. Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách. Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ : các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa.
Sách Dân số kể lại : Trong hành trình tiến về Đất Hứa, phải đi qua sa mạc, dân Ít-ra-en lằm bằm than phiền và tiếc rẻ việc bỏ xứ Ai-cập ra đi. Để trừng phạt, Thiên Chúa cho tai họa rắn độc đến cắn họ chết. Dân chúng ăn năn và kêu xin Chúa Gia-vê thương xót, nên Ngài dạy Mô-sê làm một con rắn bằng đồng, treo lên giữa trại, hễ ai nhìn lên con rắn ấy thì được chữa lành và thoát chết. Câu chuyện đã gây ấn tượng sâu đậm trong dân Ít-ra-en. Họ kể lại rằng về sau con rắn bằng đồng đó đã trở thành thần tượng. Dưới thời Ê-xê-ki-a phải hủy đi vì dân chúng thờ lạy nó (2V 18,4). Dân Do-thái có phần bối rối vì biến cố ấy, vì họ bị cấm tuyệt đối trong việc làm hình tượng.
Các đạo sĩ giải thích như sau :”Không phải con rắn đã ban sự sống, khi Mô-sê treo con rắn lên thì người Ít-ra-en nhìn và tin Đấng đã truyền lệnh cho ông làm như thế. Chính Thiên Chúa đã chữa lành cho họ! Quyền phép chữa lành không ở trong con rắn. Con rắn chỉ là một dấu hiệu, một biểu tượng, chỉ cho người ta hướng tư tưởng mình về Thiên Chúa, và khi họ nghĩ đến Ngài thì được chữa lành.
Tông đồ Gio-an dùng câu chuyện này như một loại ẩn dụ về Chúa Giê-su. Ngài nói :”Con rắn bị treo lên, người ta nhìn nó, tư tưởng họ hướng về Thiên Chúa, do quyền phép của Thiên Chúa, Đấng họ tin cậy thì họ được lành bệnh. Chúa Giê-su cũng phải bị treo lên như thế, để khi loài người hướng tư tưởng về Ngài, tin Ngài, thì cũng được sự sống đời đời !
Một điểm gợi ý rất lạ ở đây là động từ “treo lên” (hupsoun). Từ ngữ này được dùng cho Chúa Giê-su theo hai nghĩa. Nó được dùng cho việc Chúa bị treo lên thập giá, và nó cũng được dùng cho việc Chúa được cất lên để vào sự vinh hiển lúc Ngài về trời. Có hai lần Ngài được đưa lên, lần bị đưa lên thập giá và lần được đưa lên vào cõi vinh quang, cả hai liên hệ với nhau bất khả phân ly. Cái này không thể xảy ra mà không có cái kia. Với Chúa Giê-su, thập giá là con đường tiến đến vinh quang, nếu Ngài khước từ thập giá, tránh né tìm cách thoát khỏi đó – là việc Ngài đã có thể làm thật dễ dàng nếu muốn – thì Ngài đã không thể bước vào cõi vinh quang.
Với chúng ta cũng vậy, chúng ta có thể chọn con đường dễ đi, có thể khước từ thập giá mà mỗi ki-tô hữu được gọi phải vác, nếu thế, chúng ta sẽ mất phần vinh hiển. Đó là một trong những định luật bất biến của đời sống : không có thập giá thì không có mão triều thiên.
Trong câu 15 kế tiếp chúng ta gặp hai thành ngữ “tin và sự sống đời đời” là hai từ rất phong phú mà không thể rút hết ý nghĩa trong đó, vì cả hai đều vượt xa những gì chúng ta có thể khám phá ra được. Nhưng chúng ta phải cố gắng lãnh hội ít nhất là một phần trong ý nghĩa của chúng.
1. Thứ nhất là tin Chúa Giê-su. Mệnh đề này ít nhất có ba ý nghĩa :
a. Hết lòng tin Thiên Chúa vốn đúng như điều Chúa Giê-su tuyên bố. Thiên Chúa yêu thương chúng ta, lo lắng chăm sóc mỗi người, Ngài chẳng mong gì hơn là tha tội cho chúng ta. Không phải dễ cho người Do-thái tin như vậy. Họ nhìn vào Thiên Chúa của luật pháp, áp đặt luật Ngài trên dân chúng để trừng phạt họ khi họ vi phạm. Nên dân Do-thái nhìn Thiên Chúa như vị thẩm phán, và loài người là tội nhân trước tòa án của Ngài. Họ nhìn Thiên Chúa như một Thiên Chúa hay đòi hỏi dâng lễ vật. Muốn ra mắt Thiên Chúa, loài người phải trả giá mà Thiên Chúa đã định. Thật khó cho họ nghĩ là Thiên Chúa không phải là một quan tòa chuyên tìm cách trừng phạt, một ông cai chỉ chờ tìm cách vồ lấy công nhân, mà Ngài là người Cha tha thiết trông chờ đứa con hoang về nhà. Chúa Giê-su đã phải trả giá bằng đời sống và sự chết của Ngài để công bố cho loài người biết điều đó. Và chúng ta không thể trở thành ki-tô hữu nếu chưa hết lòng tin như thế.
b. Làm thế nào chúng ta biết chắc Chúa Giê-su hiểu rất rõ những gì Ngài nói ? Có gì bảo đảm rằng Phúc Âm kỳ diệu ấy là thật. Đến đây chúng ta đụng đến tín điều thứ hai. Chúng ta phải tin rằng Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa, là tâm trí của Thiên Chúa, biết rất rõ Thiên Chúa, thân cận mật thiết với Thiên Chúa, vốn là một với Thiên Chúa, đến mức Ngài có thể nói cho chúng ta biết chân lý tuyệt đối về Thiên Chúa. Chúng ta phải tin Chúa Giê-su biết rất rõ những gì Ngài nói, Ngài đã nói cho chúng ta biết sự thật về Thiên Chúa, vì tâm trí của Thiên Chúa vốn ở trong Ngài.
c. Nhưng lòng tin còn một yếu tố thứ ba nữa. Chúng ta tin Thiên Chúa là Cha yêu thương, vì chúng ta tin Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa, và vì thế những gì Ngài nói về Thiên Chúa đều đúng sự thật. Đến yếu tố thứ ba, chúng ta phải đặt mọi sự trên cơ sở những gì Chúa Giê-su nói là đúng sự thật. Chúng ta phải làm theo tất cả những gì Ngài truyền dạy. Khi Ngài dạy chúng ta gieo mình không chút do dự vào lòng nhân từ của Thiên Chúa, thì chúng ta phải làm theo như vậy. Chúng ta phải tin lời của Ngài. Mỗi hành vi, cử chỉ nhỏ nhất trong đời sống đều phải được thực hiện trong sự vâng lời Ngài không chút nghi ngờ.
Như vậy, niềm tin có ba yếu tố : Tin Thiên Chúa là Cha yêu thương chúng ta, Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa, do đó Ngài cũng nói cho chúng ta biết sự thật về Thiên Chúa và đời sống ; và vâng phục Chúa Giê-su cách vững vàng không chút nghi ngờ.
1. Mệnh đề quan trọng thứ hai là sự sống đời đời.
Sự sống đời đời là sự sống của chính Thiên Chúa. Hãy đặt vấn đề : “Nếu được sự sống đời đời, cụ thể chúng là chúng ta được gì ?” Được sự sống đời đời thì đời sống sẽ như thế nào ? Khi hưởng nhận sự sống đời đời thì mọi mối liên hệ trong đời sống đều được bao phủ bằng sự bình an.
a. Sự sống đời đời cho chúng ta bình an với Thiên Chúa. Chúng ta không còn sợ sệt như trước mặt một vị vua độc tài, hay tìm cách lẩn tránh một quan toà nghiêm khắc, nhưng chúng ta được ở trong nhà với Cha mình.
b. Sự sống đời đời là an hòa với mọi người. Nếu chúng ta được tha thứ, chúng ta phải biết tha thứ, nó khiến ta có thể nhìn người khác như Thiên Chúa nhìn họ, có thể hòa hợp với mọi người thành một đại gia đình sống trong tình thương yêu.
c. Sự sống đời đời cho chúng ta an hòa với đời sống. Nếu Thiên Chúa là Cha, thì Ngài điều hành mọi sự để tất cả trở thành tốt lành. Khi chúng ta tin Thiên Chúa là Cha thì phải tin bàn tay của người Cha chẳng bao giờ làm con cái mình nhỏ lệ cách không cần thiết. Chúng ta có thể hiểu rõ về cuộc đời, nhưng chúng ta không còn oán trách nó nữa.
d. Sự sống đời đời khiến chúng ta an hòa với chính mình. Nói cho cùng, con người sợ chính mình hơn bất cứ gì khác. Ta biết sự yếu đuối của mình, biết sức mạnh của những cơn cám dỗ, biết các công việc và những đòi hỏi của đời sống mình. Ta biết mình vẫn đương đầu với mọi điều đó nhưng có Thiên Chúa ở cùng. Không phải là ta sống nữa, nhưng là Chúa Giê-su sống trong ta. Trong đời mình có sự bình an được thiết lập bằng sức mạnh của chính Thiên Chúa.
e. Sự sống đời đời khiến ta biết chắc sự bình an sâu xa nhất của thế gian chỉ là cái bóng của sự bình an tuyệt vời sắp đến. Nó cho ta một tia hi vọng, một mục đích để tiến tới đời sống kỳ diệu quang vinh trên đất này, và đồng thời một đời sống tốt đẹp vô cùng ở tương lai.
2) Quesson
CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY
Ga 3,16-21
Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc...
Tin Mừng hôm nay bắt đầu bằng một lời mời gọi ta nhìn ngắm", "đưa mắt" hướng lên một hình ảnh. Thánh Gioan sử dụng một hồi tưởng Kinh thánh trong suốt "bốn mươi" năm hành trình trong sa mạc, người Do Thái đã bị một kẻ thù đáng sợ tấn công, đó là loài rắn lửa (Ds 21,69). Môsê đã phải làm "một dấu hiệu chữa trị", một con rắn đồng cứu chữa được treo lên một cây gậy. Đó là hình ảnh có tính thần thoại mà các y sĩ ngày nay vẫn tiếp tục sử dụng như là biểu tượng. "Kẻ nào quay lại nhìn thì được cứu, không phải nhờ điều nó thấy, nhưng nhờ Người, là Đấng cứu chữa mọi người" (Kn 16,7).
Qua sự giải thích trên của sách khôn ngoan, ta đã có thể ghi nhận rằng, đó không phải là một cử chỉ ma thuật, có tính tự động. Cái "nhìn" tự nó không chữa lành được ai, như một thứ bùa hộ mạng, một vật mang lại may mắn, một cử chỉ dị đoan. Nhưng đó là dấu chỉ "Đức tin", nghĩa là nhờ một cử chỉ bên ngoài, nó cho ta thấy rõ rằng, con người đang "quay về" với Thiên Chúa.
Con người cũng sẽ phải được giương cao như vậy để ai tin vào Người, thì được sống muôn đời.
Vâng, thánh Gioan đang mời gọi ta nhìn lên thập giá. Cần phải dám ngắm nhìn "Đấng chịu đóng đinh" đó, Đấng được “giương cao" trước mắt chúng ta, Gioan đã sử dụng từ "được giương cao" ("upsothènai" trong tiếng Hy Lạp) để nói lên, Đức Giêsu vừa được "giương cao” trên thập giá, vừa được "đưa lên" ngự bên hữu Chúa Cha nhờ cuộc phục sinh và lên trời (Ga 3,14 - 8,28 - 12,32-34).
Vâng, thánh Gioan không bao giờ có thể quên được ngày đó, cũng như cảnh tượng đó, mà chúng ta như đã quá quen thuộc. Vả lại, Gioan là người duy nhất trong số mười hai Tông đồ đã hiện diện tại đó, vào chiều thứ sáu, dưới chân thập giá. Kể từ lúc đó, trong suốt hơn 70 năm, ông đã suy gẫm "hình ảnh" này, và đây là kết quả của cuộc suy tư lâu dài và sâu sắc mà ông cống hiến cho ta.
Đối với Gioan, "Thập giá" và "Phục sinh" thuộc cùng một mầu nhiệm mà ông đã diễn tả bằng một từ mang hai ý nghĩa: "Đức Giêsu được đưa lên cao khỏi đất". Bị đóng đinh: Cũng có nghĩa là được tôn dương. Đối với Gioan, thăng thiên đã bắt đầu ngay từ ngày thứ sáu tuần thánh. Còn chúng ta, chúng ta vẫn tiếp tục mong chờ Thiên Chúa biểu lộ "vinh quang" của Người cho ta trong cử chỉ hiển thắng rạng ngời nào đó! Còn Gioan, ông đã chứng kiến cảnh tượng, thì thập giá chính là Vinh quang Thiên Chúa! Ngay khi Giuda vừa ra khỏi phòng tiệc ly, Đức Giêsu đã nói: "Giờ đây, Con Người được tôn vinh" (Ga 13,31). Bốn ngày trước đó, vào buổi chiều ngày dân chúng rước lá tôn vinh Người, Đức Giêsu đã nói: "Đã đến giờ Con Người được tôn vinh... nếu hạt lúa gieo vào lòng đất chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác... phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi" (Ga 12,23-32).
Vậy khi đến lượt mình, chúng ta cũng phải, hướng mắt nhìn lên Đấng đã được "giương cao" giữa trời và đất, để cầu nguyện. Cái chết tự nguyện này sẽ mãi mãi là "đỉnh cao của tình yêu”: Đỉnh cao của tình yêu Người Con đối với Người Cha và đỉnh cao của tình yêu của Người Anh hoàn vũ đối với những đứa em tội lỗi. Cây thập giá to lớn bằng gỗ đó, đang đeo mang một thân xác con người bị tra tấn đến ứa máu, chính là một "chóp đỉnh của đau đớn và "chết chóc", nhưng cũng là một đỉnh cao của mạc khải Thiên Chúa. Về phương diện thể lý, ta cần phải mở to đôi mắt để chiêm ngắm hình ảnh này. Những cũng cần phải nhắm mắt lại để "thấy" những gì. chưa có thể thấy được, mà cảnh tượng trên mới chỉ là "dấu chỉ”: Tình yêu tuyệt đối đang thiêu đốt tâm hồn con người đó, Đức Giêsu "không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Ga 15,13). Nhưng tình yêu tuyệt đối đã thiêu đốt con người Giêsu, cũng chính là "dấu chỉ” của một tình yêu tuyệt đối khác, tình yêu của Chúa Cha? "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người (Ga 3,16).
Vì thế các nghệ sĩ thường muốn trình bày Đức Giêsu trên thập giá với một thứ "vinh quang" nào đó. Hai cánh tay và thân xác của Người, thay vì bị co quắp trong đau đớn khổ hình, lại được trình bày trong tư thế hết sức mềm mại và thoải mái: Tư thế của người cầu nguyện, tư thế của linh mục cầu nguyện và dâng lễ vật nơi bàn thờ, tư thế của đôi bàn tay nâng lên để đọc kinh "Lạy Cha".
Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một mình.
Thời đại chúng ta, nhiều người bị thử thách trước một nhận xét đầy bi quan: "Thế gian thật là thối nát... không thể làm gì để cứu vãn được..." chúng ta cũng dễ hiểu sự chán nản, vẻ khó chịu của những người thức thời đứng trước bao cảnh trớ trêu: Bạo lực, bắt cóc các con tin, ích kỷ có tính tập thể và cá nhân, đê tiện đủ loại, cảnh người bóc lột người, sa đọa luân lý, mất lương tâm nghề nghiệp, lạm dụng việc đối trá trong việc phổ biến ý thức hệ hay quảng cáo đàn áp dư luận quần chúng, tình trạng vỡ mộng... chính Thiên Chúa cũng biết tất cả những sự việc đó! Tuy thế, Người vẫn yêu mến thế gian này. Người không chịu để sự xấu ác của nó lộng hành. Người muốn cứu độ nó. Thiên Chúa thường đi ngược lại chúng ta. Đối với chúng ta, thế gian nầy xem ra rất tồi tệ và xấu ác, thế mà Thiên Chúa vẫn yêu thương nó. Thiên Chúa như say mê trước công cuộc tạo đựng chưa hoàn tất của mình, mà Người đang hướng đến nó sự hoàn hảo. Thế gian không thể phi lý. Nếu chúng ta chấp nhận cách nhìn của Thiên Chúa, một "cái nhìn yêu thương", thì lúc đó, thay vì tiếp tục rên rỉ kêu than, chúng ta sẽ hiến mạng sống cho anh em.
Người đã ban cho Con Một mình.
Hai động từ diễn tả thái độ của Thiên Chúa: "Yêu” và “cho"! Ta hãy cầu nguyện dựa vào những tác động mà hai từ đó gợi lên.
Ta cũng nên lưu ý tĩnh từ được áp dụng cho Đức Giêsu: "Một" hay "độc nhất" (tiếng Hy Lạp là Monogénes). Từ này chỉ có thánh Gioan sử dụng. Nó được đưa vào trong kinh Tin kính: "Tôi tin Chúa Giêsu Kitô, con một Thiên Chúa". Tiếng này làm cho chúng ta vượt qua khỏi những vẻ bề ngoài trần gian, tiến sâu vào các thế giới bên kia: Đức Giêsu là đối tượng tử hệ tuyệt đối độc nhất của Thiên Chúa. Đàng khác, tiếng này cũng nhắc lại một hồi tưởng Kinh thánh. Trong ký ức của Itraen người ta luôn nhớ đến một người "con độc nhất" khác, được Cha hết sức yêu quý, thế mà người cha đầy tình yêu thương này lại chấp nhận một cách kỳ diệu "hy sinh" “ban tặng" đứa con đó: Thánh Gioan nhớ rất rõ câu chuyện Apraham và đứa con trai của ông Isaác (St 22,2-16).
Tình yêu của Thiên Chúa đối với thế gian, khiến Người ban tặng "Con Một" người, Gioan sẽ diễn tả tình yêu đó bằng năm kiểu nói... để không ai còn có thể nghĩ ngược lại được: “Thiên Chúa không muốn con người phải hư mất... "
Người đã tạo dựng mọi sự để tất cả được tồn tại (Kn l,13).
- Thiên Chúa muốn cho con người được sống đời đời... đó là một "sự sống từ Trời" được ban tặng (Ga 3,3)
- Thiên Chúa không muốn kết án thế gian... nghĩa là toàn thể nhân loại.
- Thiên Chúa muốn cứu độ thế gian... thánh ý của Thiên Chúa là mọi người đều được cứu độ.
- Công trình của con người cũng là "công trình của Thiên Chúa" (l Tm 2,4).
Ai tin vào con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.
Thiên Chúa là "Đấng hằng sống" tuyệt vời, sự sống là của quý giá nhất mà con người có thể chiếm hữu. Thiên Chúa đã quyết định thông truyền sự sống của Người, cho người con sự sống thần thiêng và vĩnh cửu. Ý định "cứu độ phổ quát" của Thiên Chúa thật rõ ràng: Nhưng để công cuộc cứu độ được thành tựu, con người còn phải chấp nhận “ân huệ" đó. Hiển nhiên không thể tưởng tượng được rằng, một người nhất định khước từ Thiên Chúa, lại bị cưỡng chế và áp lục phải sống bên cạnh Người, bất chấp ý muốn của họ. Làm như thế, thì thật sự là tạo một thứ “hỏa ngục". Thiên Chúa luôn luôn tôn trọng tự do của con người: Kẻ nào không muốn “sự sống" mà Thiên Chúa tặng ban cho mọi người, kẻ đó sẽ ở trong sự chết? Liệu có một người nào đó khăng khăng chối từ như thế? Đó là bí mật đáng sợ của cái chết, vào giây phút mà con người được giải thoát khỏi cảnh u tối trần gian, thực sự "đối diện với Thiên Chúa".
Vì Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian. Nhưng là để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người thì không bị lên án, nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi vì đã không tin vào Danh của Con Một Thiên Chúa. Và đây là bản án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa.
Trích đoạn trên làm cho chúng ta khá choáng váng. Đoạn văn quả quyết hai điều:
- Một là: Thiên Chúa không lên án ai. Người muốn cứu độ tất cả vì Người yêu thương hết mọi người.
- Hai là: Chính con người tự xét xử và lên án mình, khi nó cố chấp khước từ Thiên Chúa.
Như thế việc "lên án không phải là một hành vi ở bên ngoài con người nhưng trớ trếu thay, nó lại là sự việc của chính con người đó, khi họ có thái độ khước từ tình yêu Thiên Chúa, được biểu lộ trong việc "Con Một của Người hiến thân" cho đến hy sinh thập giá. Chính Thiên Chúa làm mọi sự. Người đã đi đến cùng sự cứu độ. Mọi sự diễn tiến như thể việc "lên án" không thuộc về thế giới Thiên Chúa, nhưng đó là một thực tại ở bên ngoài Vương Quốc: Những kẻ khước từ ánh sáng "diện kiến" tự kết án mình trở thành một thế giới "ở bên ngoài" Thiên Chúa... một thế giới chết chóc, một thế giới không có sự sống đời đời.
Chúng ta cần ghi nhận rằng, "bi kịch của thái độ vô tín" không chỉ là một vấn đề hiện tại. Nó xuất hiện ngay giữa Tin Mừng. Nếu ta muốn kéo dài sứ vụ của Đức Giêsu, thì chúng ta không được phép lên án ai, mà phải uớc muốn cứu giúp mọi anh em mình, phải làm tất cả để đạt được điều đó. Ai xét xử anh em mình, thì làm điều trái ngược Thiên Chúa... kẻ đó tự đặt mình ra ngoài thế giới của Thiên Chúa "Đấng không đến để xét xử”.
Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: "Mọi việc họ làm đều hợp ý Thiên Chúa".
Sau hết, niềm vui của "tín hữu là hưởng trước những gì sẽ là niềm vui vĩnh cửu được diện kiến với Thiên Chúa. Đối với họ, sự sống đời đời đã khởi sự. HoÏ đã nhận biết tình yêu Thiên Chúa đối với mọi người. HoÏ sống tình yêu đó mỗi ngày. HoÏ không ngừng tạ ơn tình yêu đó... và "sự sống vĩnh cửu"này đã khởi sự đó là một sự sống đầy sinh động. Các Kitô hữu từ lâu đã thường nói đến sự sống vĩnh cửu nhờ một thứ ngôn ngữ và những hình ảnh gần với Niết bàn (nirvâna) của Phật giáo hơn là quan niệm của thánh Gioan: Đó là một "sự nghỉ ngơi đời đời!". Đối với Tin Mừng thứ tư, đó là một “sự sống vĩnh cửu”, tràn đầy sinh động và niềm vui. Chớ không phải là một sự nghỉ ngơi tẻ nhạt. Ơû đây theo văn bản Hy Lạp, Gioan đã nói: "Kẻ nào hành động theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng". Sống là hành động"! Đó là những "hành động", những "việc làm", những “công trình". Và đây là điều làm ta ngỡ ngàng: Lúc đó, những “việc làm của con người" cũng được công nhận như những "việc làm của Thiên Chúa". Đó là cuộc sống vĩnh cửu.
3) MHLC
04-Chay-Năm B
(2Sk.36,14-1619-22; Ep.2,4-10; Ga.3,14-22)
Theo Chúa đến cõi sống
1. J3,l6 và J3,l7 là gì?.
Khi thế giới bắt đầu thực hiện chương trình phi hành không gian, các kỹ sư phải điều nghiên không gian để chế tạo những bộ quần áo đặc biệt cho các phi hành gia, để bảo đảm sinh mạng cho họ. Mỗi bộ y phục đó có phần thiết kế sợi dây cung cấp dưỡng khí, gồm một ống dài có khả năng co giản. Sợi dây nầy nối liền từ một bình tiếp nạp dưỡng khí trong phi thuyền đến một bình tiếp nạp dưỡng khí khác trong bộ y phục, bình nầy được gọi là J3,16. Còn bình tiếp nạp dưỡng khí trong phi thuyền được gọi là J3,17.
Nhà thiết kế Frank Den ton nói: Ông đã đặt tên cho hai bình tiếp nạp dưỡng khí đó dựa theo hai câu Tin mừng hôm nay của Thánh Gioan: Ga.3,16.17
"Thiên Chúa yêu thương thếâ gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian tin vào Con của Người mà được cứu chuộc"
Bài Tin mừng Chúa nhựt hôm nay vì thế mà mang một ý nghĩa vô cùng phong phú. Nó cho thấy Chúa Giêsu là nguồn sống của chúng ta trong cuộc hành trình từ dương thế đến Quê Trời, như dây cung cấp dưỡng khí là mạch sống cho các phi hành gia.
Nói cách khác, dây chuyền dưỡng khí cung cấp cho các phi hành gia khí oxy cần thiết cho sự sống thế nào. thì Chúa Giêsu cũng cung cấp cho chúng ta ân sủng ban sức sống muôn đời như thế. Do đó, muốn được sống và sống vĩnh cửu, phải tin theo Chúa Giêsu bằng một đời sống mến Chúa yêu người thực sự, và Mùa Chay là mùa đặc biệt Thiên Chúa cung cấp dưỡng khí đó cho chúng ta, với điều kiện chúng ta phải tin Chúa, và làm các việc lành: cầu nguyện, ăn chay, bố thí như Lời Chúa dạy. Vì "Ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời (Ga.3,10). (Theo Sunday Homilies)
2. Ai nhìn lên rắn đồng sẽ khỏi chết
Kinh Thánh giới thiệu Isaác là hình bóng Chúa Giêsu, vì Isaác con Độc nhất của Ápraham vác củi đi làm lễ hy tế. Chúa Giêsu cũng là Con Một Chúa Cha vác thánh giá làm lê hy sinh.thập giá.
Kinh Thánh còn giới thiệu Adong cũ là tổ tiên chúng ta đã phạm tội làm cho chúng ta phải chết vì tội lỗi với Chúa Giêsu là Adong mới mang lại sự sống cho loài người là ơn cứu rỗi.
Bài Tin mừng Chúa nhựt hôm nay còn đưa ra một so sánh khác:
Như ông Môi-sen đã treo con rắn trong sa mạc, thì Con người cũng sẽ phải treo lên như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. (Ga.3,14).
Trong thời gian dân Do thái đi trong sa mạc về đất Chúa hứa, họ gặp khó khăn đói khát. Họ kêu trách Chúa bỏ họ. Lũ rắn độc xuất hiện và cắn nhiều người phải chết. Thấy thế, họ kinh hoàng than khóc ăn năn. Chúa thương cứu họ, bảo ông Môi-sen đúc con rắn đồng treo lên cao. Ai bị rắn Độc cắn mà nhìn lên đó thì khỏi phải chết.
Chúa Giêsu vì thương chúng ta, muốn cho chúng ta sống và sống hạnh phúc muôn đời, đã nộp mình chịu chết treo tiên khổ giá, để ai tin Người, nhìn lên Người thì được cứu rỗi...
Thế mà nhiều người không tin Chúa?, Có những kẻ đã tin Chúa rồi lại bỏ Chúa!... Tôi có muốân sống và sống hạnh phúc muôn đời không? Tôi phải lám gì?
Mùa Chay chính là lúc chúng ta tin Chúa mạnh mẽ hơn, vì là mùa chúng ta dọn dẹp tâm hồn thanh sạch để được sống lại vinh quang với Chúa.
3. Làm sao có thể tin Chúa?
Một doanh nhân giàu có ở một tiểu bang Hoa Kỳ có sáng kiến ngộ nghỉnh để thử lòng ngươi: ông cho ra rất nhiều bích chương và dán khắp nơi trong thành phố nơi ông đang ở : Đại khái nội dung những tấm bích chương loan báo:
Bất cứ ai mắc nợ, nếu đến văn phòng của ông ngày đó, tháng đó, từ 9g-l2g đều được ông giúp đỡ để trả nợ. Dĩ nhiên mọi người đều bàn tán về lời mời gọi nầy, nhưng đa số xem đây là một trò đùa.
Đúng ngày hẹn, doanh nhân đến ngồi chờ trong văn phòng của mình. Hai giờ đồng hồ trôi qua mà không thấy ngươi nào đến. Mãi tới 11 giờ rưỡi có một ngươi đàn ông rụt rè đến… Doanh nhân ký cho ông một ngân phiếu để trả nợ. Gần 12 giờ, một vài người nữa cũng đến... và dĩ nhiên họ cũng được giúp đỡ tận tình. Còn tất cả những người khác khi hiểu được lời mời gọi của doanh thân thì đã quá muộn!...
Khi người ta không tin ở lòng tốt của con người, thì làm sao có thể tin tưởng lòng tốt của Thiên Chúa. Đúng như lời Chúa nói trong Tin mừng hôm nay:
Anh Sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chọn bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa. Qua thật ai làm điều ác thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị hộ. Nhưng kẻ sống theo sự thật thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ mọi việc họ làm đều hợp ý Thiên Chúa (Ga.3,l9-21) (Theo "Minh hoạ Lời Chúa")
4. Bóng Thánh giá
Trong một chương trình truyền hình Hoa Kỳ, một cô gái điếm được mời đến phát biểu ý kiến dựa theo câu hỏi của phóng viên. Cô ta trang điểm lộng lẫy, tỏ ra không những bình tĩnh mà còn có thái độ khiêu khích trước các câu hỏi của phóng viên. Chợt nhìn thấy trên cổ cô cố dây chuyền vàng và một cây Thánh giá, người phóng viên liền thay đổi đề tài. Anh hỏi:
- Tôi thấy cô có đeo Thánh giá trên cổ, hẳn cô là người có tôn giáo?
Lúc đó, khán giả thấy rõ sự bối rối của cô gái điếm. Có lẽ đây là vấn đề cô không bao giờ nghĩ tới. Sau một lúc lâu do dự, cô trả lời:
- Tôi không theo đạo nào cả.
Phóng viên hỏi:
- Thế sao cô mang thánh giá trên người cô?
Cô gái điếm thinh lặng nhìn xuống sàn nhà một lúc rồi đáp:
- Lúc nhỏ tôi có đạo. Nhưng đó là chuyện xưa rồi.
Thập giá không những chỉ được dựng lên trên nóc thánh đường hay trong nhà giáo dân mà còn được tôn trọng tin tưởng khắp nơi, như các Kitô hữu thường đeo trên cổ, để tỏ lòng tin tưởng cậy trông được cứu giúp, như rắn đồng thời xưa được treo lên trong sa mạc. Chúa Giêsu không phải chịu đóng đinh trong giáo đường nhưng trên thập giá. Người đã bị treo lên giữa ngã ba đường cho mọi người nhìn thấy mà tin cậy Người, để được cứu rỗi.
Mùa Chay là mùa đặc biệt Chúa mời gọi các tín hữu nhì lên Người treo trên khổ giá, để noi gương Người chết cho tội lỗi, sống lại vinh quang với Người. (Theo phút cầu nguyện cuối 4. Bóng Thánh giá
Trong một chương trình truyền hình Hoa Kỳ, một cô gái điếm được mời đến phát biểu ý kiến dựa theo câu hỏi của phóng viên. Cô ta trang điểm lộng lẫy, tỏ ra không những bình tĩnh mà còn có thái độ khiêu khích trước các câu hỏi của phóng viên. Chợt nhìn thấy trên cổ cô có dây chuyền vàng và một cây Thánh giá, người phóng viên liền thay đổi đề tài. Anh hỏi:
- Tôi thấy cô có đeo Thánh giá trên cổ, hẳn cô là người có tôn giáo?
Lúc đó, khán giả thấy rõ sự bối rối của cô gái điếm. Có lẽ đây là vấn đề cô không bao giờ nghĩ tới. Sau một lúc lâu do dự, cô trả lời:
- Tôi không theo đạo nào cả.
Phóng viên hỏi:
- Thế sao cô mang thánh giá trên người cô? Cô gái điếm thinh lặng nhìn xuống sàn nhà một lúc rồi trả lời:
- Lúc nhỏ tôi có đạo. Nhưng đó là chuyện xưa rồi.
Thập giá không những chỉ được dựng lên trên nóc thánh đường hay trong nhà giáo dân mà còn được tôn trọng tin tưởng khắp nơi, như các Kitô hữu thường đeo trên cổ, để tỏ lòng tin tưởng cậy trông được cứu giúp, như rắn đồng thời xưa được treo lên trong sa mạc. Chúa Giêsu không phải chịu đóng đinh trong giáo đường nhưng trên thập giá. Người đã bị treo lên giữa ngã ba đường cho mọi người nhìn thấy mà tin cậy Người, để được cứu rỗi.
Mùa Chay là mùa đặc biệt Chúa mời gọi các tín hữu nhìn lên Người treo trên khổ giá, để noi gương Người chết cho tội lỗi, sống lại vinh quang với Người. (Theo "Phút cầu nguyện cuối ngày," tập II).
5. Aùnh Sáng Đã Đến Trần gian.
Báo los Angeles Times ra ngày 8 tháng 6 năm 1996 có viết về ông Sam Eason là một người làm nghề đánh giày như sau: "Với cách đánh giày thật khéo, ông Sam Eason làm cho đôi giày sờn móc của bạn trở nên bóng loáng, đặc biệt bằng những câu nói khéo léo hấp dẫn, ông có thể làm cho con người mệt mỏi buồn bả của bạn trở lại hăng hái vui tươi." Ông quản lý văn phòng Tinothy Matthews nói: "Sam là người bạn tốt của mọi người." Và ông giám đốc công ty sản xuất máy Photocopy Phil Canon thêm: "Không có gì giả tạo nơi Sam."
Với cách giao tế niềm nở, cảm thông và đầy tình người của ông Sam, nhiều khách hàng dù ở xa cũng tìm đến ông, nhờ ông đánh bóng giày của mình, để nhờ ông giúp cho lòng họ tươi mát lạc quan.
Nhưng người đánh giày dễ thương đó đã chết vì bệnh tiểu đường năm 1996. Trên cái thùng đựng dụng cụ đánh giày của ông, người ta đặt rất nhiều bó hoa tươi thắm đầy thương nhớ...
***
Trong Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: Kẻ sống theo sự thật thì đến cùng ánh sáng, đề thiên hạ thấy rõ mọi việc họ làm đều hợp ý Thiên Chúa (Ga 3,21)
Chắc chắn người đánh giày này ngợp tràn ánh sáng, nên ông luôn làm cho tâm hồn mọi người tràn đầy hân hoan phấn khởi. Cuộc đời con người là một thách đố, cần chọn ánh sáng hay bóng tối. Nhưng con người thường chọn bóng tối hơn ánh sáng nên Chúa Giêsu phải thốt lên: Anh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm điều xấu xa. Ghét ánh sáng và thích bóng tối là thảm kịch của loài người.
Làm cách nào để ra khỏi bóng tối? Có lối nào để trở về với ánh sáng?... Đó là điều Chúa dạy các tín hữu Chúa thực hiện hằng ngày đặc biệt trong mùa chay: Thiên Chúa đã yêu thế gian đến lỗi đã ban Con Một để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. (Theo "Như Thầy đã yêu")
4) SCD
CHÚA NHẬT IV
CHỦ ĐỀ :
KHUYẾN KHÍCH SÁM HỐI ĐỂ ĐƯỢC CỨU
"Như Mơsê đã giương cao con rắn
trong sa mạc…"
(Ga 3,14)
Minh họa
- Mille images 145 D
- "Như Mơsê đã giương cao con rắn trong sa mạc…" (Ga 3,14)
Sợi chỉ đỏ
Các bài đọc hơm nay minh họa cho sơ đồ thường gặp trong Thánh Kinh : Tội phạt hối cứu, nghĩa là vì phạm tội nên con người bị phạt – nhưng nếu biết sám hối thì được cứu.
- Bài đọc I (2 Sb 36,14-16.19-23) : Trong cảnh khổ của thời lưu đày, dân do thái đã ăn năn nên Thiên Chúa cho vua Kyrơ ra chiếu chỉ cho họ hồi hương.
- Bài Tin Mừng (Ga 3,14-21) : Đức Giêsu nhắc lại câu chuyện con rắn đồng. Ai phạm tội mà nhìn lên nĩ thì được cứu.
- Bài đọc II (Êp 2,4-10) : Tội lỗi khiến con người phải chết, nhưng nhờ Đức Giêsu nên con người lại được sống.
I. DẪN VÀO THÁNH LỄ
Trong cuộc hành trình Mùa Chay, chúng ta đã đi được nửa đường. Bây giờ là lúc chúng ta phải sám hối và đổi mới cuộc sống. Khi chúng ta phạm tội, chúng ta xứng đáng bị phạt. Nhưng nếu chúng ta sám hối thì Thiên Chúa sẵn sàng thứ tha ngay.
II. GỢI Ý SÁM HỐI
- Tội lỗi khiến chúng ta xa cách Thiên Chúa.
- Tội lỗi khiến chúng ta xa cách anh chị em.
- Tội lỗi làm mất bình an ngay trong bản thân chúng ta.
III. LỜI CHÚA
1. Bài đọc I : 2 Sb 36,14-16.19-23
Tác giả điểm lại những giai đoạn lịch sử trước, trong và cuối thời lưu đày : vì dân do thái bất trung với Thiên Chúa nên Ngài để cho họ bị mất nước và phải bị lưu đày. Nhưng dù sao Thiên Chúa vẫn cịn thương họ nên Ngài đã soi sáng lịng vua Kyrơ nước Ba Tư ra chiếu chỉ cho phép họ hồi hương.
2. Đáp ca : Tv 136
Đây là bài ca của những người đang sống cảnh lưu đày : buồn nhớ quê hương và đền thờ Giêrusalem, buồn đến nỗi khơng muốn đàn hát gì nữa, chỉ mong được trở về quê hương yêu dấu.
3. Tin Mừng : Ga 3,14-21
Một phần trong cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu với ơng Nicơđêmơ. Đức Giêsu nhắc lại câu chuyện con rắn đồng trong sa mạc thời xuất hành. Từ đĩ Ngài mặc khải về tình thương của Thiên Chúa "Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình cho thế gian, để tất cả những ai tin vào Ngài Con ấy thì khơng phải hư mất nhưng được sống đời đời". Khi đề cập đến tội lỗi của lồi người, Đức Giêsu cịn khẳng định : Thiên Chúa sai Con mình xuống thế gian khơng phải để phạt lồi người nhưng để thế gian nhờ Con của Ngài mà được cứu độ".
4. Bài đọc II : Êp 2,4-10
Thánh Phaolơ nĩi "Thiên Chúa là Đấng giàu lịng thương xĩt". Do lịng thương xĩt ấy, khi con người vì phạm tội mà phải chết, thì Ngài đã cho họ được sống lại nhờ Đức Giêsu Kitơ.
IV. GỢI Ý GIẢNG
* 1. "Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi…"
Để giúp Nicơđêmơ hiểu tình yêu Thiên Chúa, Đức Giêsu đã nhắc lại câu nguyện ngày xưa về con rắn đồng.
Ngày xưa, trong thời xuất hành, Thiên Chúa đã hết lần này tới lần khác tỏ cho dân do thái thấy tình yêu của Ngài :
- Vì yêu thương, Ngài đã cứu họ khỏi kiếp sống nơ lệ bên Ai cập, dẫn họ xuất hành về Đất hứa.
- Họ đã chẳng nhớ ơn Ngài, lại cịn địi quay lại Ai cập để cĩ hành tỏi thịt thà. Thiên Chúa ban cho họ manna.
- Ăn manna một thời gian, họ lại địi ăn thịt. Thiên Chúa ban cho họ chim cút từ trời rơi xuống.
- Họ lại địi nước. Ngài cho nước từ tảng đá vọt ra.
- Họ lại nổi loạn địi giết chết cả ơng Mơsê. Chúa để cho rắn lửa bị ra cắn chết một số người trong họ. Khi đĩ họ mới biết sợ và năn nỉ Mơsê xin Chúa cứu họ. Chúa dạy ơng Mơsê làm một con rắn bằng đồng treo lên cao. Ai nhìn lên con rắn đồng mà sám hối thì sẽ được cứu khỏi chết.
Con rắn đồng ở sẵn đĩ như một con tim yêu thương và tha thứ luơn mở rộng. Dù con người hết cứ lần này đến lần khác xúc phạm đến Chúa, nhưng chỉ cần họ sám hối và nhìn lên đĩ thì lại được tha.
Sau khi kể chuyện con rắn đồng, Đức Giêsu kết luận : "Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian khơng phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Ngài, được cứu độ". Nghĩa là Thiên Chúa chỉ biết thương, chỉ muốn cứu, chứ khơng bao giờ muốn lên án hay trừng phạt ai cả. Chỉ cĩ con người tự lên án và tự trừng phạt mình, do thái độ ngoan cố của họ. Như ngày xưa chỉ cĩ những ai quá sức ngoan cố khơng chịu nhìn lên con rắn đồng thì mới phải chết.
Thiên Chúa luơn chờ đợi. Chỉ cần con người sám hối và nhìn lên Ngài.
* 2. Giận mà thương
Nếu ta đã thực sự yêu thương ai thì dẫu khi người đĩ làm gì sai quấy khiến ta giận nhưng ta vẫn thương, như lời của một bài hát "giận thì giận mà thương thì thương". Điều này càng đúng với Thiên Chúa.
- Việc nguyên tổ phạm tội đã khiến Thiên Chúa rất "giận" (cĩ thể tạm nĩi vậy, theo kiểu diễn tả "như nhân"). Ngài đã tuyên án cho các nguyên tổ. Dù vậy, liền ngay sau đĩ Ngài đã hứa sẽ ban Đấng Cứu thế sinh bởi người nữ (St 3,15). Và, như sách Sáng thế diễn tả, khi Thiên Chúa thấy hai ơng bà xấu hổ lấy lá che thân thì Ngài thương lấy da thú may áo cho họ mặc (St 3,21).
- Cain đã giết chết em ruột của mình, Thiên Chúa cũng rất "giận" nên phạt hắn phải lang thang vất vưỡng. Nhưng vì thương hắn, Thiên Chúa đã "ghi dấu trên Cain, để bất cứ ai gặp anh khỏi giết anh" (St 4,15).
- Lồi người dù đã bao lần chứng kiến tình thương của Thiên Chúa nhưng vẫn phạm tội và phạm tội ngày càng nhiều hơn, đến nỗi Thiên Chúa phải cho cơn Hồng thuỷ huỷ diệt họ. Dù vậy, Thiên Chúa đã cứu sống gia đình ơng Noê. Ngài dạy ơng đĩng tàu. Khi gia đình ơng đã vào tàu hết, chính Thiên Chúa tự tay đĩng cửa tàu lại (St 7,16).
Thiên Chúa luơn luơn là như vậy : luơn luơn yêu thương, dù giận nhưng vẫn thương. Trong bài Tin Mừng hơm nay Đức Giêsu nĩi : "Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình cho thế gian, để tất cả những ai tin vào Ngài Con ấy thì khơng phải hư mất nhưng được sống đời đời" ; "Thiên Chúa sai Con mình xuống thế gian khơng phải để phạt lồi người nhưng để thế gian nhờ Con của Ngài mà được cứu độ".
* 3. Lên án hay cứu độ
Bài Tin Mừng hơm nay cĩ một câu rất đáng chú ý : "Thiên Chúa sai Con của Người xuống thế gian khơng phải để lên án thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ"
Từ trước tới nay chúng ta cứ bị ám ảnh bởi nỗi sợ "bị Chúa phạt". Cho nên đọc câu này, chúng ta khơng cịn sợ như thế nữa.
Nhưng để vững lịng hơn, chúng ta hãy kiểm chứng qua những cách đối xử của Đức Giêsu trong các sách Tin Mừng. Chúng ta thấy cĩ nhiều người rất đáng bị lên án, và quả thực họ đã bị người do thái lên án, nhưng phần Đức Giêsu thì khơng bao giờ lên án họ, như : người phụ nữ tội lỗi trong bữa tiệc tại nhà một người biệt phái (xem Lc 7,36-50 "Tội của chị đã được tha rồi"), ơng Dakêu (x. Lc 19,1-10), người phụ nữ ngoại tình (x. Ga 8,1-11), tên gian phi bị đĩng đinh bên cạnh Ngài (x. Lc 23,43) v.v.
Đức Giêsu đến chỉ để cứu chúng ta. Ngài ban cho chúng ta rất nhiều cơ hội để được cứu. Ngài khơng phạt ai cả, chỉ những ai khơng chịu cho Ngài cứu là tự phạt mình mà thơi.
4. Nicơđêmơ
Trong Tin Mừng Gioan, Nicơđêmơ xuất hiện 3 lần :
- Lần thứ nhất là trong bài tường thuật Tin Mừng hơm nay. Ơng đến với Đức Giêsu "ban đêm" để thảo luận với Ngài về tình yêu Thiên Chúa và ơn cứu độ. Sau đĩ ơng ra đi.
- Lần thứ hai là khi các thủ lãnh tơn giáo do thái muốn giết Đức Giêsu. Là thành viên của Thượng Hội đồng Do thái giáo, Nicơđêmơ phản đối quyết định ấy. Ơng nĩi : "Lề luật của chúng ta cĩ cho phép kết án ai trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì khơng ?" (Ga 7,51)
- Lần thứ ba là lúc táng xác Đức Giêsu. Nicơđêmơ đến để tẩn liệm thi hài Đức Giêsu một cách sang trọng như người ta tẩn liệm một vị vua. Thánh Gioan thuật : "Ơng mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ơng lãnh thi hài Đức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chơn cất của người do thái" (Ga 19,39-40)
Lần thứ nhất Nicơđêmơ đến với Đức Giêsu để thưa chuyện với Ngài, lần thứ hai ơng lên tiếng bênh vực Ngài, và lần thứ ba ơng tơn kính thi hài của Ngài.
Nicơđêmơ là hình ảnh minh họa cho hành trình của người tìm đến với ánh sáng như Tin Mừng hơm nay viết : "Ai sống theo sự thật thì đến với ánh sáng"
5. Nỗi buồn thánh
"Bên bờ sơng Babylon, ta ngồi ta khĩc ta nhớ Sion". Một bài ca buồn, diễn tả tâm tình chung của suốt Mùa Chay này.
Nhưng cĩ nhiều thứ buồn khác nhau, phát xuất từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến nhiều kết quả khác nhau :
- Buồn bực là thứ buồn do tức giận, dẫn tới ý muốn đập phá. Như Cain buồn vì tức giận ganh ghét Abilê rồi lập mưu giết chết em mình.
- Buồn chán là thứ buồn do thất vọng, khiến người ta buơng xuơi. Như Giuđa buơng xuơi đến nỗi tự tử.
- Buồn nhớ là buồn vì xa cách một điều gì hay một người nào mình thương. Thứ buồn này thơi thúc mình tìm về với điều hoặc người thương mà mình phải xa cách đĩ. Như dân do thái ngồi buồn trên bờ sơng Babylon mà lịng nhớ về Sion yêu quý.
- Buồn thương là thứ buồn phát xuất từ tình thương, buồn vì tình thương đang bị đổ vỡ, buồn vì người mình thương đang phải khổ sầu. Thứ buồn này thúc đẩy người ta hàn gắn lại đổ vỡ, xây đắp cho tình thương thêm mặn nồng. Như Phêrơ buồn sau khi chối Chúa. Ơng đã khĩc lĩc ăn năn và tìm cách quay về với Ngài.
Cái buồn của Mùa Chay là thứ buồn nào ? Nĩ xuất phát từ nhận thức Chúa rất thương yêu mình, thế mà mình đã khơng xứng đáng với tình thương đĩ. Nĩ khiến mình tỉnh ngộ dừng chân suy nghĩ về cách sống hiện tại. Nĩ thơi thúc mình tìm về với Chúa, sửa chữa những lỗi lầm đã qua và tìm cách làm cho lịng mình thương Chúa càng nồng nàn thắm thiết hơn.
Đĩ khơng phải là buồn bực, buồn chán, mà là buồn nhớ, buồn thương. Đĩ là thứ buồn rất nên buồn, vì là nỗi buồn thánh.
6. Ánh sáng và bĩng tối
Báo Los Angeles Times ngày 8-6-1996, viết về ơng Sam Eason, một người đánh giày ở bãi đậu xe như sau :
Sam Eason là một người đánh bĩng với tất cả ý nghĩa của danh từ ấy. Ơng ta khơng chỉ làm cho bạn nhìn bảnh hơn ở chiếc giá đánh giày… mà cịn giúp bạn cảm thấy thoải mái vui hơn. Với vài đường đánh giày thật khéo, ơng làm cho đơi giày cũ sờn của bạn trở nên bĩng lống. Và bằng mấy câu nĩi khéo, ơng cĩ thể khiến những luật sư hoặc những người buơn chứng khốn mệt mỏi trở nên hăng hái vui tươi.
Quản lý các hệ thống văn phịng Timothy Matthews nĩi : "Bất kể màu da hay màu giày của bạn, Sam là một người bạn tốt của mọi người". Giám đốc cơng ty sản xuất máy Photocopy Phil Canon thêm : "Khơng cĩ gì giả tạo nơi Sam".
Trước sự giao tế niềm nở, cảm thơng và đầy tình người của Sam Eason, nhiều khách hàng dù đã đổi đi xa, vẫn lái xe đến với ơng để được đánh bĩng đơi giày và được làm cho tươi mát tâm hồn.
Người đánh giày dễ thương ấy đã qua đời vì bệnh tiểu đường ngày thứ Hai 3-6-1996 và được an táng đúng sinh nhật thứ 59 của ơng (thứ Sáu 7-6-1996). Trên giá đánh giày bỏ trống, khách hàng đặt những bĩ hoa tươi thắm ấp đầy thương nhớ. Họ kể cho nhau nghe Sam Eason đã làm tươi mát cuộc đời họ như thế nào…
Sĩ quan cảnh sát John Bavetta trong điếu văn đọc ở tang lễ của Sam Eason đã khĩc khi kể lại hàng trăm tập quán của Sam Eason. Trước khi chào từ biệt ơng đã nĩi : "Bây giờ đến lượt hào quang của Sam được đánh bĩng".
*
Đức Giêsu trong bài Tin mừng hơm nay đã nĩi với Nicơđêmơ : "Ai hành động trong sự thật thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ là họ đã làm trong Thiên Chúa" (Ga.3,21). Chắc chắn tâm hồn của người đánh giày ngập tràn ánh sáng, nên ơng luơn lan tỏa niềm vui chân thật và nét đơn sơ trong sáng.
Cuộc đời mãi mãi là một thách đố. Chúng ta chọn ánh sáng bên này hay bĩng tối bên kia. Cuộc sống là một chuỗi những chọn lựa liên lỉ giữa ánh sáng và bĩng tối. Lựa chọn của người đời lại khác với lựa chọn của người con Chúa. "Sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sống, vì hành động của họ xấu xa" (Ga.3,19). Người đời trốn chạy ánh sáng vì sợ hành động xấu xa của họ bị lộ tẩy.
Ghét ánh sáng và thích bĩng tối là thảm kịch của người đời, vì con người sinh ra là để sống cho ánh sáng. Thiên Chúa khơng đào hỏa ngục, khơng xây ngục tối, nhưng chính tù nhân đã tự nhốt mình và nội tâm tăm tối. Ai từ chối ánh sáng của Chúa sẽ héo tàn trong bĩng tối của chính mình.
Cĩ cách nào để ra khỏi bĩng tối ? Cĩ lối nào để trở về với ánh sáng ? Đức Giêsu đã chỉ ra một con đường duy nhất : "Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con của Người thì khơng phải hư mất, nhưng được sống đời đời" (Ga.3,16). Nếu ngày xưa dân Do thái đã tin tưởng nhìn lên con rắn đồng để được chữa lành thì ngày nay tất cả những ai tin tưởng nhìn lên Đức Giêsu trên thập giá đều được ơn Cứu độ.
Thập giá là tột cùng của đau đớn nhục nhã, nhưng cũng là minh chứng tuyệt vời của một tình yêu : Tình yêu của Cha đã trao ban Con Một, tình yêu của Con đã hiến dâng mạng sống. Tin vào một tình yêu như thế sẽ chữa lành những vết thương cuộc đời. Đức Giêsu đã từng nĩi : "Đức tin của con đã chữa con" (Mc.10,52).
Đức tin là thành phố trên đồi, là ngọn đèn trên cao. Thành phố trên đồi khơng bị khuất tầm nhìn. Ngọn đèn trên cao soi sáng cả nhà. Đức tin trong sáng luơn sống động khơng nằm chết trong lịng, nhưng luơn tỏa sáng.
Đức tin trong sáng luơn mang lại nụ cười, an bình, và hạnh phúc.
Đức tin như những vì sao, lấp lánh lao xao, trên trời cao thăm thẳm.
Đức tin như những vì sao, ngời sáng như kim cương trên ngực người tín hữu.
*
Lạy Chúa, sống là phải chọn lựa khơng ngừng giữa ánh sáng và bĩng tối. Xin cho chúng con đừng chỉ biết nguyền rủa bĩng tối, nhưng can đảm thắp lên những ngọn nến sáng, để cả thế giới ngập tràn ánh sáng của Chúa. Amen (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
V. LỜI NGUYỆN CHO MỌI NGƯỜI
Chủ tế : Anh chị em thân mến, Mùa Chay là thời gian giúp chúng ta khám phá lại tình thương của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một của Người để tất cả những ai tin vào Con Người thì được sống hạnh phúc. Với tâm tình biết ơn, chúng ta dâng lời nguyện xin :
1. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các vị chủ chăn cũng như đàn chiên là Hội thánh Chúa / luơn trở nên dấu chỉ của niềm vui và niềm hy vọng / để cĩ thể loan báo cho muơn dân biết tình thương của Thiên Chúa.
2. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các nhà cầm quyền trên thế giới / cĩ dịp khám phá ra tình thương của Thiên Chúa qua cơng trình cứu độ của Chúa / để họ tin tưởng và cộng tác với Chúa trong việc cứu độ thế giới.
3. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những người nghèo khổ, bệnh tật, thất nghiệp, bị tù đầy và biệt xứ / cĩ dịp khám phá ra tình thương cứu độ của Đức Giêsu qua những hoạt động bác bái của các Kitơ hữu.
4. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho mỗi người trong họ đạo chúng ta / đều cảm nhận được tình thương cứu độ của Chúa / để quyết tâm chết đi cho tội lỗi và sống lại trong tình thương và ân sủng của Người.
Chủ tế : Lạy Chúa xin cho mỗi người chúng con biết dùng thời gian thuận lợi của Mùa Chay này, để nhìn nhận hồng ân cứu độ mà Đức Giêsu đã mang đến cho tất cả mọi người / và tin tưởng vào Người để được sống đời đời. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitơ, Chúa chúng con.
VI. TRONG THÁNH LỄ
- Trước kinh Lạy Cha : Thiên Chúa là cha giàu lịng thương xĩt. Dù chúng ta phạm tội nhưng Ngài vẫn thương chúng ta. Vậy chút nữa đây khi đọc kinh Lạy Cha, chúng ta hãy đặc biệt lấy hết tâm tình nĩi với Ngài câu "Và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ cĩ nợ chúng con".
- Trước lúc rước lễ : Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến nỗi ban chính Con Một của Ngài làm lương thực cho chúng ta.
VII. GIẢI TÁN
Hơm nay chúng ta được biết một điều rất an ủi là Thiên Chúa khơng muốn phạt ai cả mà chỉ muốn cứu mọi người. Bất cứ ai tội lỗi sám hối quay về với tình thương của Chúa thì đều được tha thứ. Chúng ta đều cĩ tội, vậy chúng ta hãy sám hối quay về với Chúa, đĩn nhận sự tha thứ của Ngài.
5) Tổng Hợp
0
CN IV Mùa Chay B
Ga. 3,14-21
22-3-2009
Một tình yêukho6ng thể tin ...…Lm. PX Vũ Phan Long, ofm 02
Khuyến khích sám hối để…..….Lm Carôlô Hồ Bạc Xái 11
Mạch sống ………………………. Lm Mark Link, SJ 20
CN IV Mùa Chay – B….. .............Lm Augustine, SJ 24
Hảy nhìn lên con rắn đồng….....Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi, CSsR 29
CN IV Mùa Chay - B ………........Lm Nguyễn văn Phan, CSsR 31
CN IV Mùa Chay – B …………….Lm Ignatio Hồ Thông 33
Lòng Chúa thương xót chúng...Lm Giuse Đinh Lập Liễm 40
Niềm vui được cứu độ…............Lm Phêrô Trần Thanh Sơn 50
Tin vào con người thì khỏi.........Lm Anphong Bùi Thượng Lưu 54
Tìnhye6u thánh giá …….............Lm Anphong Trần Đức Phương 58
Đức Giêsu là đấng cứu độ. …....Lm An Phong, OP 61
Rắn đồng ……………………….....Lm Giuse Đỗ Vân Lực, OP 62
Con người được nâng cao.........Lm Giuse Nguyễn Cao Luật, OP 67
Tin yêu Chúa ……..… ….............Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng,OP 72
Đem tất cả ra khỏi đây... ............Manna 75
Ai tin vào con người sẽ được sống đời đời. Giáo phận Vĩnh Long 78
CN IV Mùa Chay - B ………,,,.. ........................ Giáo phận Vĩnh Long 80
Tin vui cho mọi người..…………..................... Giáo phận Vĩnh Long 83
Tình thương tha thứ …..…….. ....................... Giáo phận Vĩnh Long 87
Ánh sang ban sự sống..………....................... Giáo phận Vĩnh Long 91
CN IV Mùa Chay - B …..…….. ........................ Giáo phận Vĩnh Long 93
Thiên Chúa là tình yêu..…….. ........................ Giáo phận Vĩnh Long 95
TÌM HIỂU:
Cái hôn của Giuda …………………. Lm. PX Vũ Phan Long, ofm 98
Tại Giêrusalem có mộ đức Maria... Lm. PX Vũ Phan Long, ofm 101
mỘt tình yêu không thỂ tin đưỢc
Ga. 3,14-21
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
I. NgỮ cẢnh và BỐ cỤc
Đoạn 3,16-18 đọc trong ngày lễ Chúa Ba Ngôi (Năm A), hoặc đoạn 3,14-21 đọc vào CN IV MC (Năm B) nằm trong một phân đoạn lớn từ 2,1 đến 4,54, có thể gọi là “Các dấu lạ đầu tiên của Đức Giêsu và các cuộc gặp gỡ (từ Cana đến Cana)”. Cách phân chia này được hỗ trợ bởi cấu trúc và ngữ học (nhưng chúng ta không xét đến ở đây).
A (2,1-12) : Khởi đầu các dấu lạ tại Cana miền Galilê: biến nước thành rượu (Chuyển tiếp: 2,12)
B (2,13-25 +) : Thanh tẩy Đền Thờ Giêrusalem và đối thọai với người Do-thái về Đền Thờ mới (Các câu-làm-cầu: 2,23-25) +
C (2,23–3,21) : Đối thoại với Nicôđêmô về việc sinh bởi trên cao và diễn từ về việc có sự sống vĩnh cửu.
C’(3,22–4,3 +) : Đối thoại của Gioan TG với các môn đệ ông về chú rể đến từ trên cao và diễn từ về sự sống (Các câu-làm-cầu: 4,1-3) +
B’(4,1-42) : Đối thoại với người phụ nữ Samari về việc có nước hằng sống và việc phụng tự đích thật (Chuyển tiếp: 4,43-45)
A’(4,43-54) : Dấu lạ thứ hai tại Cana miền Galilê: chữa con trai một quan chức nhà vua.
Chúng ta thử xác định cấu trúc tổng quát của phân đoạn 2,23–3,21. Truyện Đức Giêsu thanh tẩy Đền Thờ (2,13-22) và cuộc đối thoại của Người với Nicôđêmô (3,1-21) được liên kết với nhau nhờ các câu-làm-cầu (2,23-25).
Nay chúng ta lại xác định cấu trúc của đoạn 3,1-21 (nhờ đó, có thể biết vị trí của 3,14-21). Về hình thức bản văn, chúng ta ghi nhận rằng Nicôđêmô có nói ba lần ở cc. 2, 4 và 9. Đáp lại ba câu nói của ông, Đức Giêsu trả lời bằng công thức long trọng, “Thật, tôi bảo thật ông” (cc. 3, 5 và 11; đi trước c. 11 là một nhận xét đối-thủ-luận [ad hominem]). Ba câu trả lời của Đức Giêsu cứ mỗi lần mỗi dài hơn. Về phương diện tư tưởng, có những liên hệ đến Ba Ngôi: các lời Đức Giêsu nói ở cc. 3-8 liên hệ đến vai trò của Thần Khí; những lời ở cc. 11-15 liên hệ đến Con Người; những lời ở cc. 16-21 liên hệ đến Thiên Chúa Cha. Nếu tổng hợp hai phương diện hình thức và tư tưởng, chúng ta có thể xác định bố cục của 3,1-21 như sau:
* Câu 3,1: Dẫn nhập cho toàn bài.
1. Phân đoạn 1 (3,2-8): Sinh ra bởi trên cao nhờ bởi Thần Khí là điều cần thiết để được đi vào trong Nước Thiên Chúa; sinh ra bởi tự nhiên thì không đủ.
(a) cc. 2-3: Câu hỏi và câu trả lời đầu tiên: sự kiện sinh ra bởi trên cao.
(b) cc. 4-8: Câu hỏi và câu trả lời thứ hai: cách thức sinh ra – nhờ bởi Thần Khí.
2. Phân đoạn 2 (3,9-21): Tất cả những điều này chỉ có thể có được khi Con đã lên cùng Cha, và điều này chỉ được ban cho những ai tin vào Đức Giêsu.
- 3,9-10: Câu hỏi và câu trả lời thứ ba dẫn nhập vào toàn phân đoạn.
(a) 3,11-15: Con phải lên cùng Cha (để ban Thần Khí).
(b) 3,16-21: Tin vào Đức Giêsu là cần thiết để được hưởng nhờ ân huệ này.
Chúng ta có thể theo cách nhìn của R.E. Brown mà cho rằng, tác giả Tin Mừng đã để lại một vài dấu chỉ giúp khám phá ra sơ đồ ngài theo để tổ chức bản văn.
Phân đoạn 1 bắt đầu với lời khẳng định của Nicôđêmô: “Chúng tôi biết Thầy là một vị tôn sư” (c. 2); câu này được đặt trong thế cân bằng với mở đầu của Phân đoạn 2 với lời Đức Giêsu, “Ông là bậc thầy (tôn sư) trong dân Ít-ra-en, … chúng tôi nói những điều chúng tôi biết” (cc. 10-11).
Ngoài cách bố cục thành hai phân đoạn, dường như toàn bài được viết theo kỹ thuật đóng khung (bằng các ý tưởng cùng một trường ngữ nghĩa):
(a) Bản văn bắt đầu với việc Nicôđêmô đến với Đức Giêsu ban đêm; bản văn kết thúc với đề tài người ta phải bỏ bóng tối để đến với ánh sáng.
(b) Nicôđêmô mở đầu cuộc đối thoại bằng cách chào Đức Giêsu là vị tôn sư từ Thiên Chúa mà đến; phần cuối của bản văn cho thấy rằng Đức Giêsu là Con Một Thiên Chúa (c. 16) mà Thiên Chúa đã sai đi vào trong thế gian (c. 17) như là ánh sáng cho thế gian (c. 19).
(c) Chúng ta lại có một bản văn đóng khung khác: ở 2,23, chúng ta đã nghe nói đến những người “đã tin vào danh Người”, nhưng niềm tin của họ không thỏa đáng vì họ không đến để thấy Người là ai; ở 3,18, chúng ta thấy lời Đức Giêsu nhấn mạnh rằng ơn cứu độ chỉ được ban cho những ai “tin vào danh của Con Một Thiên Chúa”.
II. Vài điỂm chú giẢi
- Như ông Môsê đã giương cao con rắn (14): Câu này nhắc đến Ds 21,9tt.
- ai tin vào Người thì được sống muôn đời (15): Câu này tương ứng với Ds 21,8: “Ai nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống”.
- Thiên Chúa yêu thế gian (16): Động từ agapan ở thì quá khứ aorist (êgapêsen) nhắm diễn tả hành vi yêu thương tuyệt đỉnh của Thiên Chúa. Có thể nói ở đây chúng ta có một ví dụ tuyệt hảo về động từ agapan được diễn tà ra thành hành động, bởi vì c. 16 nói đến tình yêu Thiên Chúa được bày tỏ ra trong cuộc Nhập Thể và cái chết của Chúa Con.
- đã ban (16): Đông từ didonai không chỉ nhắm đến cuộc Nhập thể (Thiên Chúa gửi Con vào trần gian; c. 17), nhưng nhắm đến cả cuộc đóng đinh (trao nộp cho chết: “giương cao” trong cc. 14-15). Như thế, động từ này tương tự với paradidonai, “trao nộp”, ở Rm 8,32; Gl 2,20; và didonai ở Gl 1,4.
- Thiên Chúa sai Con (17): Động từ apostellein này song song với “ban” ở c. 16. Khi nói về Đấng Bảo Trợ, cũng có cặp động từ này, “sai” và “ban” ở 14,16.26. Tác giả Gioan dùng hai động từ có nghĩa là “sai phái” có vẻ không phân biệt: pempein (26 lần) và apostellein (18 lần).
- Con (17): Từ “Con” ở dạng tuyệt đối (không có túc từ đi theo) trong TM IV thì hầu như song song với cụm từ “Con Người” theo truyền thống Nhất Lãm.
- không phải để lên án thế gian (17): Câu này xác định mục tiêu của sứ mạng Chúa Con đảm nhận khi được gửi vào trần gian: không phải để lên án, nhưng để cứu độ (x. Ga 4,42; 1 Ga 4,14). Thế nhưng ở 9,39, Đức Giêsu lại khẳng định: “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử”. Điều duy nhất Thiên Chúa muốn, đó là cứu độ thế gian; nhưng biến cố Con của Ngài đến cũng nhất thiết đưa loài người đến chỗ phải lấy quyết định; quyết định trọng yếu nhất của đời người, là gắn bó với Con Một Thiên Chúa (c. 18) bằng đức tin, hoặc ngược lại, từ chối tin vào Người.
- được cứu độ (17): So sánh với c. 16, ta hiểu “được cứu độ” ở đây có nghĩa là “được sống muôn đời” (x. 1 Ga 4,14; Ga 12,47).
- vì đã không tin (18): Pepisteuken ở thì hoàn thành (perfect) có nghĩa là “đã và vẫn không tin”, một thái độ cứng lòng tin kéo dài.
- tin vào danh (18): “Danh” chính là bản thân Đức Giêsu.
- làm điều ác (20): Kiểu dùng động từ “làm” với “điều tốt”, “sự thật”, hoặc “điều xấu” (xem cc. 20.21) là một kiểu nói Sê-mít.
III. Ý nghĩa cỦa bẢn văn
* Con phải lên cùng Cha (11-15)
Qua những lời đối thoại giữa Đức Giêsu và Nicôđêmô, ta biết rằng để được tham dự vào Nước Thiên Chúa, phải có một khởi đầu hoàn toàn mới, do Thiên Chúa ban trong bí tích rửa tội, nhờ quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa. Ở trong khởi đầu mới này, chúng ta không được thụ động, trái lại phải tin vào Con Thiên Chúa (x. 1 Ga 5,1). Thế nhưng đức tin chẳng phải là chuyện của con người. Đức Giêsu cho thấy rằng đức tin phải dựa trên bằng chứng tình yêu mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta khi sai phái Con của Ngài đến. Cuộc tái sinh bởi Thiên Chúa và lòng tin vào Con Thiên Chúa đưa chúng ta đạt tới ý nghĩa và sự viên mãn của cuộc sống chúng ta, đưa đến sự sống đích thực không qua đi. Không có hai điều này, chúng ta sẽ sai lầm về ý nghĩa của chính bản thân chúng ta.
Làm thế nào để tranh khỏi cái chết thảm thương và bảo đảm cho cuộc sống chúng ta? Israel đã đứng trước những câu hỏi này khi mà trên đường băng qua sa mạc, họ bị rắn độc đe dọa (x. Ds 21,4-9). Thiên Chúa đã ra tay cứu trợ Dân Ngài. Ngài đã bảo Môsê đúc một con rắn đồng và treo vào cán cờ; ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng ấy thì được sống. Thiên Chúa vẫn trợ giúp chúng ta. Khi con người phạm tội, Thiên Chúa đã đặt định rằng Đấng Chịu đóng đinh là biểu tượng của ơn cứu độ, là nguồn mạch đưa tới sự sống. Đàng sau Đấng chịu đóng đinh là chính Thiên Chúa. Ngài đã ban và sai Con của Ngài đến vì yêu thương toàn thể nhân loại, để họ được cứu độ. Tình yêu của Thiên Chúa có một cường độ và một chiều kích to lớn đến nỗi, nếu có thể, hẳn ta phải nói: Thiên Chúa yêu thương thế gian, yêu thương chúng ta, hơn chính Con của Ngài. Ngài không bỏ mặc thế gian, mà lại còn ban Người Con vẫn sống trong một tương quan duy nhất với Thiên Chúa, làm quà tặng.
* Tin vào Đức Giêsu là cần thiết (16-21)
Thiên Chúa bày tỏ một sự ân cần lạ lùng đối với loài người chúng ta, Ngài quan tâm giúp chúng ta thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta vẫn ở trong nguy hiểm: Thiên Chúa không cung cấp ơn cứu độ không cần chúng ta, hoặc là ngược lại với ý muốn của chúng ta. Chúng ta phải mở ra với sự ân cần của Thiên Chúa, phải trân trọng tình yêu lạ lùng ấy, phải tin vào Con Thiên Chúa chịu đóng đinh. Chỉ khi chúng ta xác tín rằng Đấng chịu đóng đinh là Con Một, Con yêu dấu của Thiên Chúa, thì quyền năng của tình yêu này của Thiên Chúa mới có thể thực sự đến với chúng ta và chúng ta mới có thể hoàn toàn mở ra với ánh sáng và sức nóng của Ngài. Đời sống chúng ta tùy thuộc đức tin của chúng ta.
Điều cần thiết này có vể hiển nhiên. Tuy thế, có một hiện tượng lạ lùng, đó là loài người lại ưa thích bóng tối hơn ánh sáng (c. 19). Có những lý do để trốn tránh ánh sáng và tìm lá chắn là bóng tối; những lý do này nằm nơi lối sống của con người. Ai làm điều ác thì tự nhiên tránh ánh sáng; ai làm điều thiện thì mới dám ra trước ánh sáng, người ấy không có gì phải che giấu. Chúng ta không thể coi nhẹ tầm quan trọng của hành động để bày tỏ đức tin. “Điều thiện”, đó là những gì chúng ta làm theo ý Thiên Chúa (c. 21), bằng cách lắng nghe Ngài, chân thành tìm cách thi hành ý muốn của Ngài. “Điều ác” là những gì chúng ta không làm theo các tiêu chí đó, khi chúng ta không tìm Thiên Chúa, nhưng ích kỷ tìm cách thực hiện các chương trình và ý muốn của riêng mình, thậm chí ngược lại với ý Thiên Chúa. Ai chỉ tìm chính mình, thì khép lại với Thiên Chúa và gặp nguy cơ là cũng cứ khép lại không nhận được mạc khải xán lạn về tình yêu của Ngài. Không quan tâm nghiêm túc đến ý muốn của Thiên Chúa, làm sao có thể tin vào tình yêu của Ngài? Bởi vì chính tình yêu ấy lại càng đưa người ấy xa rời khuynh hướng ích kỷ và làm cho người ấy càng cảm nhận rằng mình hoàn toàn lệ thuộc Thiên Chúa! Ngược lại, ai luôn duy trì một dây liên kết với Thiên Chúa, thì mở ra với ánh sáng của tình yêu Ngài.
+ Kết luận
Chỉ trong mấy câu Ga 3,14-21, tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi đối với loài người được khẳng định với sự tha thiết lạ lùng và điều kiện phải theo để được hưởng nhờ tình yêu đó cũng được xác nhận hết sức rõ ràng. Đứng trước mạc khải vĩ đại và trực tiếp này về Thiên Chúa, chúng ta không còn có thể tránh né mà nói rằng Thiên Chúa chỉ là một sức mạnh mơ hồ và xa cách với chúng ta. Đức Giêsu, Đấng chịu đóng đinh, cũng không phải chỉ là một tư tưởng hay một lý thuyết, một giả thuyết hoặc một chuyện hão huyền trên mấy trên gió, mà là một thực tại lịch sử đích thực. Do đó, tình yêu của Thiên Chúa rất thực hữu!
IV.- GỢi ý suy niỆm
1. Nói đến tình yêu là nói đến sự quan tâm, sự thông dự, sự ân cần, chăm sóc, nỗ lực, vận dụng mọi sự. Tình yêu muốn điều hay điều tốt cho người mình thương. Người ấy không dửng dưng với con đường và định mệnh của người yêu, nhưng ra sức làm cho người kia được sống trong niềm vui và sự viên mãn. Đối với Thiên Chúa thì sao? Phải chăng Ngài đã tạo thành thế giới rồi bỏ mặc nó? Ngài có quan tâm đến chúng ta và đến định mệnh chúng ta không, Ngài có để ý xem chúng ta thế nào và chúng ta đi đến đâu không? Thiên Chúa đã tạo thành chúng ta, đã quan tâm đến số phận của chúng ta, đã ban Người Con Một để chúng ta được sống viên mãn ngay từ bây giờ. Chúng ta có giá đối với Thiên Chúa đến mức Người sẵn sàng hy sinh Con vì chúng ta (x. Rm 8,32).
2. Sau cuộc tạo dựng, sau Lề Luật, các Ngôn sứ và tất cả những hình thái ân cần săn sóc khác, Người Con là tiếng nói cuối cùng và ân huệ có giá trị tối cao được ban cho chúng ta. Người Con sẽ quan tâm đến chúng ta riêng tư từng người, sẽ chỉ cho chúng ta từng người biết con đường đưa tới ơn cứu độ, sẽ đưa ta đến chỗ hiệp thông với Người và đi đến cuộc sống muôn đời. Đức Giêsu, Đấng chịu đóng đinh, không phải là một tư tưởng hay là một lý thuyết, một giả thuyết hay một chuyện tưởng tượng, nhưng là một thực tại lịch sử đích thực. Từ đó, chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng tình yêu của Thiên Chúa cũng hết sức hiện thực.
Chúng ta suy ngẫm một đoạn bài giảng của thánh Antôn Pađôva: “Chúa Cha đã gửi Con của Ngài đến với chúng ta, là “ân ban tuyệt vời, ân ban hoàn hảo” (Ga 1,17). Ân ban tuyệt vời, không gì có thể vượt qua; ân ban hoàn hảo, ta không thể thêm gì vào nữa. Chúa Kitô là ân ban tuyệt vời bởi vì Đấng mà Chúa Cha ban cho chúng ta như thế là Con Ngài, tối cao, vĩnh cửu như Ngài. Chúa Kitô là ân ban hoàn hảo; như thánh Phaolô đã nói, “Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?” (Rm 8,32)… Ngài đã ban cho chúng ta Đấng là “đầu Hội Thánh” (Ep 5,23). Ngài đã không thể nào ban thêm gì nữa cho chúng ta. Chúa Kitô là ân ban hoàn hảo bởi vì, khi ban Người cho chúng ta, Chúa Cha đã nhờ Người mà đưa mọi sự tới mức hoàn hảo.
3. Thiên Chúa, “một” (độc thần) mà cũng là “ba” (ngôi), là một mầu nhiệm rất lớn lao, mà chúng ta chẳng bao giờ ngờ tới, nếu chính Thiên Chúa không mạc khải cho chúng ta nhờ trung gian Đức Kitô. Chúng ta phải tuyên xưng các dữ kiện của mầu nhiệm này, và tiếp cận bằng những bước rất giới hạn và phiến diện, đồng thời tin tưởng tuyệt đối vào giáo huấn của Đức Giêsu Kitô.
4. Bản văn không nói trực tiếp đến Chúa Thánh Thần, nhưng chúng ta đã được mạc khải rằng Thiên Chúa và Đức Giêsu cứu độ chúng ta bằng cách ban Thánh Thần cho chúng ta (Ga 7,37-39; x. Gl 4,4-7). Dù sao mẩu đối thoại với Nicôđêmô cũng đã cho thấy những cái mốc: não trạng thiêng liêng do Thánh Thần ban cho. Thánh Thần đối nghịch lại với xác thịt (Ga 3,6), với những cái nhìn trần tục (3,12). Thiên Chúa Cha gửi Con Một của Ngài đến với chúng ta, để Người Con cứu chúng ta bằng cách thông ban Thần Khí. Và chính Thần Khí giúp ta đi lên với Chúa Cha nhờ trung gian Đức Kitô (x. Gl 4,4-7; Rm 8,15-17).
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
KhuyẾn khích sám hỐi đỂ đưỢc cỨu.
"Như Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc..." (Ga 3,14)
Lm Carôlô Hồ Bạc Xái
I. DẪn vào Thánh lỄ
Trong cuộc hành trình Mùa Chay, chúng ta đã đi được nửa đường. Bây giờ là lúc chúng ta phải sám hối và đổi mới cuộc sống. Khi chúng ta phạm tội, chúng ta xứng đáng bị phạt. Nhưng nếu chúng ta sám hối thì Thiên Chúa sẵn sàng thứ tha ngay.
II. GỢi ý sám hỐi
Tội lỗi khiến chúng ta xa cách Thiên Chúa.
Tội lỗi khiến chúng ta xa cách anh chị em.
Tội lỗi làm mất bình an ngay trong bản thân chúng ta.
III. LỜi Chúa
1. Bài đọc I: 2 Sb 36,14-16.19-23
Tác giả điểm lại những giai đoạn lịch sử trước, trong và cuối thời lưu đày: vì dân Do Thái bất trung với Thiên Chúa nên Ngài để cho họ bị mất nước và phải bị lưu đày. Nhưng dù sao Thiên Chúa vẫn còn thương họ nên Ngài đã soi sáng lòng vua Kyrô nước Ba Tư ra chiếu chỉ cho phép họ hồi hương.
2. Ðáp ca: Tv 136
Ðây là bài ca của những người đang sống cảnh lưu đày: buồn nhớ quê hương và đền thờ Giêrusalem, buồn đến nỗi không muốn đàn hát gì nữa, chỉ mong được trở về quê hương yêu dấu.
3. Bài đọc II: Êp 2,4-10
Thánh Phaolô nói "Thiên Chúa là Ðấng giàu lòng thương xót". Do lòng thương xót ấy, khi con người vì phạm tội mà phải chết, thì Ngài đã cho họ được sống lại nhờ Ðức Giêsu Kitô.
4. Tin Mừng: Ga 3,14-21
Một phần trong cuộc đối thoại giữa Ðức Giêsu với ông Nicôđêmô. Ðức Giêsu nhắc lại câu chuyện con rắn đồng trong sa mạc thời xuất hành. Từ đó Ngài mặc khải về tình thương của Thiên Chúa "Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình cho thế gian, để tất cả những ai tin vào Ngài Con ấy thì không phải hư mất nhưng được sống đời đời". Khi đề cập đến tội lỗi của loài người, Ðức Giêsu còn khẳng định: "Thiên Chúa sai Con mình xuống thế gian không phải để phạt loài người nhưng để thế gian nhờ Con của Ngài mà được cứu độ".
IV. GỢi ý giẢng
* 1. "Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi..."
Ðể giúp Nicôđêmô hiểu tình yêu Thiên Chúa, Ðức Giêsu đã nhắc lại câu nguyện ngày xưa về con rắn đồng.
Ngày xưa, trong thời xuất hành, Thiên Chúa đã hết lần này tới lần khác tỏ cho dân Do Thái thấy tình yêu của Ngài:
Vì yêu thương, Ngài đã cứu họ khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai cập, dẫn họ xuất hành về Ðất hứa.
Họ đã chẳng nhớ ơn Ngài, lại còn đòi quay lại Ai cập để có hành tỏi thịt thà. Thiên Chúa ban cho họ manna.
Ăn manna một thời gian, họ lại đòi ăn thịt. Thiên Chúa ban cho họ chim cút từ trời rơi xuống.
Họ lại đòi nước. Ngài cho nước từ tảng đá vọt ra.
Họ lại nổi loạn đòi giết chết cả ông Môsê. Chúa để cho rắn lửa bò ra cắn chết một số người trong họ. Khi đó họ mới biết sợ và năn nỉ Môsê xin Chúa cứu họ. Chúa dạy ông Môsê làm một con rắn bằng đồng treo lên cao. Ai nhìn lên con rắn đồng mà sám hối thì sẽ được cứu khỏi chết.
Con rắn đồng ở sẵn đó như một con tim yêu thương và tha thứ luôn mở rộng. Dù con người hết cứ lần này đến lần khác xúc phạm đến Chúa, nhưng chỉ cần họ sám hối và nhìn lên đó thì lại được tha.
Sau khi kể chuyện con rắn đồng, Ðức Giêsu kết luận: "Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Ngài, được cứu độ". Nghĩa là Thiên Chúa chỉ biết thương, chỉ muốn cứu, chứ không bao giờ muốn lên án hay trừng phạt ai cả. Chỉ có con người tự lên án và tự trừng phạt mình, Do Thái độ ngoan cố của họ. Như ngày xưa chỉ có những ai quá sức ngoan cố không chịu nhìn lên con rắn đồng thì mới phải chết.
Thiên Chúa luôn chờ đợi. Chỉ cần con người sám hối và nhìn lên Ngài.
* 2. Giận mà thương
Nếu ta đã thực sự yêu thương ai thì dẫu khi người đó làm gì sai quấy khiến ta giận nhưng ta vẫn thương, như lời của một bài hát "giận thì giận mà thương thì thương". Ðiều này càng đúng với Thiên Chúa.
Việc nguyên tổ phạm tội đã khiến Thiên Chúa rất "giận" (có thể tạm nói vậy, theo kiểu diễn tả "của con người"). Ngài đã tuyên án cho các nguyên tổ. Dù vậy, liền ngay sau đó Ngài đã hứa sẽ ban Ðấng Cứu thế sinh bởi người nữ (St 3,15). Và, như sách Sáng thế diễn tả, khi Thiên Chúa thấy hai ông bà xấu hổ lấy lá che thân thì Ngài thương lấy da thú may áo cho họ mặc (St 3,21).
Cain đã giết chết em ruột của mình, Thiên Chúa cũng rất "giận" nên phạt hắn phải lang thang vất vưỡng. Nhưng vì thương hắn, Thiên Chúa đã "ghi dấu trên Cain, để bất cứ ai gặp anh khỏi giết anh" (St 4,15).
Loài người dù đã bao lần chứng kiến tình thương của Thiên Chúa nhưng vẫn phạm tội và phạm tội ngày càng nhiều hơn, đến nỗi Thiên Chúa phải cho cơn Hồng thuỷ huỷ diệt họ. Dù vậy, Thiên Chúa đã cứu sống gia đình ông Noê. Ngài dạy ông đóng tàu. Khi gia đình ông đã vào tàu hết, chính Thiên Chúa tự tay đóng cửa tàu lại (St 7,16).
Thiên Chúa luôn luôn là như vậy: luôn luôn yêu thương, dù giận nhưng vẫn thương. Trong bài Tin Mừng hôm nay Ðức Giêsu nói: "Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình cho thế gian, để tất cả những ai tin vào Ngài Con ấy thì không phải hư mất nhưng được sống đời đời" ; "Thiên Chúa sai Con mình xuống thế gian không phải để phạt loài người nhưng để thế gian nhờ Con của Ngài mà được cứu độ".
* 3. Lên án hay cứu độ
Bài Tin Mừng hôm nay có một câu rất đáng chú ý: "Thiên Chúa sai Con của Người xuống thế gian không phải để lên án thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ"
Từ trước tới nay chúng ta cứ bị ám ảnh bởi nỗi sợ "bị Chúa phạt". Cho nên đọc câu này, chúng ta không còn sợ như thế nữa.
Nhưng để vững lòng hơn, chúng ta hãy kiểm chứng qua những cách đối xử của Ðức Giêsu trong các sách Tin Mừng. Chúng ta thấy có nhiều người rất đáng bị lên án, và quả thực họ đã bị người Do Thái lên án, nhưng phần Ðức Giêsu thì không bao giờ lên án họ, như: người phụ nữ tội lỗi trong bữa tiệc tại nhà một người biệt phái (xem Lc 7,36-50 "Tội của chị đã được tha rồi"), ông Dakêu (x. Lc 19,1-10), người phụ nữ ngoại tình (x. Ga 8,1-11), tên gian phi bị đóng đinh bên cạnh Ngài (x. Lc 23,43) v.v.
Ðức Giêsu đến chỉ để cứu chúng ta. Ngài ban cho chúng ta rất nhiều cơ hội để được cứu. Ngài không phạt ai cả, chỉ những ai không chịu cho Ngài cứu là tự phạt mình mà thôi.
4. Nicôđêmô
Trong Tin Mừng Gioan, Nicôđêmô xuất hiện 3 lần:
Lần thứ nhất là trong bài tường thuật Tin Mừng hôm nay. Ông đến với Ðức Giêsu "ban đêm" để thảo luận với Ngài về tình yêu Thiên Chúa và ơn cứu độ. Sau đó ông ra đi.
Lần thứ hai là khi các thủ lãnh tôn giáo Do Thái muốn giết Ðức Giêsu. Là thành viên của Thượng Hội đồng Do thái giáo, Nicôđêmô phản đối quyết định ấy. Ông nói: "Lề luật của chúng ta có cho phép kết án ai trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?" (Ga 7,51)
Lần thứ ba là lúc táng xác Ðức Giêsu. Nicôđêmô đến để tẩn liệm thi hài Ðức Giêsu một cách sang trọng như người ta tẩn liệm một vị vua. Thánh Gioan thuật: "Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Ðức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người do thái" (Ga 19,39-40)
Lần thứ nhất Nicôđêmô đến với Ðức Giêsu để thưa chuyện với Ngài, lần thứ hai ông lên tiếng bênh vực Ngài, và lần thứ ba ông tôn kính thi hài của Ngài.
Nicôđêmô là hình ảnh minh họa cho hành trình của người tìm đến với ánh sáng như Tin Mừng hôm nay viết: "Ai sống theo sự thật thì đến với ánh sáng"
5. Nỗi buồn thánh
"Bên bờ sông Babylon, ta ngồi ta khóc ta nhớ Sion". Một bài ca buồn, diễn tả tâm tình chung của suốt Mùa Chay này.
Nhưng có nhiều thứ buồn khác nhau, phát xuất từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến nhiều kết quả khác nhau:
Buồn bực là thứ buồn do tức giận, dẫn tới ý muốn đập phá. Như Cain buồn vì tức giận ganh ghét Abilê rồi lập mưu giết chết em mình.
Buồn chán là thứ buồn do thất vọng, khiến người ta buông xuôi. Như Giuđa buông xuôi đến nỗi tự tử.
Buồn nhớ là buồn vì xa cách một điều gì hay một người nào mình thương. Thứ buồn này thôi thúc mình tìm về với điều hoặc người thương mà mình phải xa cách đó. Như dân Do Thái ngồi buồn trên bờ sông Babylon mà lòng nhớ về Sion yêu quý.
Buồn thương là thứ buồn phát xuất từ tình thương, buồn vì tình thương đang bị đổ vỡ, buồn vì người mình thương đang phải khổ sầu. Thứ buồn này thúc đẩy người ta hàn gắn lại đổ vỡ, xây đắp cho tình thương thêm mặn nồng. Như Phêrô buồn sau khi chối Chúa. Ông đã khóc lóc ăn năn và tìm cách quay về với Ngài.
Cái buồn của Mùa Chay là thứ buồn nào? Nó xuất phát từ nhận thức Chúa rất thương yêu mình, thế mà mình đã không xứng đáng với tình thương đó. Nó khiến mình tỉnh ngộ dừng chân suy nghĩ về cách sống hiện tại. Nó thôi thúc mình tìm về với Chúa, sửa chữa những lỗi lầm đã qua và tìm cách làm cho lòng mình thương Chúa càng nồng nàn thắm thiết hơn.
Ðó không phải là buồn bực, buồn chán, mà là buồn nhớ, buồn thương. Ðó là thứ buồn rất nên buồn, vì là nỗi buồn thánh.
6. Ánh sáng và bóng tối
Báo Los Angeles Times ngày 8-6-1996, viết về ông Sam Eason, một người đánh giày ở bãi đậu xe như sau:
Sam Eason là một người đánh bóng với tất cả ý nghĩa của danh từ ấy. Ông ta không chỉ làm cho bạn nhìn bảnh hơn ở chiếc giá đánh giày.. mà còn giúp bạn cảm thấy thoải mái vui hơn. Với vài đường đánh giày thật khéo, ông làm cho đôi giày cũ sờn của bạn trở nên bóng loáng. Và bằng mấy câu nói khéo, ông có thể khiến những luật sư hoặc những người buôn chứng khoán mệt mỏi trở nên hăng hái vui tươi.
Quản lý các hệ thống văn phòng Timothy Matthews nói: "Bất kể màu da hay màu giày của bạn, Sam là một người bạn tốt của mọi người". Giám đốc công ty sản xuất máy Photocopy Phil Canon thêm: "Không có gì giả tạo nơi Sam".
Trước sự giao tế niềm nở, cảm thông và đầy tình người của Sam Eason, nhiều khách hàng dù đã đổi đi xa, vẫn lái xe đến với ông để được đánh bóng đôi giày và được làm cho tươi mát tâm hồn.
Người đánh giày dễ thương ấy đã qua đời vì bệnh tiểu đường ngày thứ Hai 3-6-1996 và được an táng đúng sinh nhật thứ 59 của ông (thứ Sáu 7-6-1996). Trên giá đánh giày bỏ trống, khách hàng đặt những bó hoa tươi thắm ấp đầy thương nhớ. Họ kể cho nhau nghe Sam Eason đã làm tươi mát cuộc đời họ như thế nào...
Sĩ quan cảnh sát John Bavetta trong điếu văn đọc ở tang lễ của Sam Eason đã khóc khi kể lại hàng trăm tập quán của Sam Eason. Trước khi chào từ biệt ông đã nói: "Bây giờ đến lượt hào quang của Sam được đánh bóng".
*
Ðức Giêsu trong bài Tin mừng hôm nay đã nói với Nicôđêmô: "Ai hành động trong sự thật thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ là họ đã làm trong Thiên Chúa" (Ga.3,21). Chắc chắn tâm hồn của người đánh giày ngập tràn ánh sáng, nên ông luôn lan tỏa niềm vui chân thật và nét đơn sơ trong sáng.
Cuộc đời mãi mãi là một thách đố. Chúng ta chọn ánh sáng bên này hay bóng tối bên kia. Cuộc sống là một chuỗi những chọn lựa liên lỉ giữa ánh sáng và bóng tối. Lựa chọn của người đời lại khác với lựa chọn của người con Chúa. "Sự sáng đã đến thế gian và người đời đã yêu sự tối tăm hơn sự sống, vì hành động của họ xấu xa" (Ga.3,19). Người đời trốn chạy ánh sáng vì sợ hành động xấu xa của họ bị lộ tẩy.
Ghét ánh sáng và thích bóng tối là thảm kịch của người đời, vì con người sinh ra là để sống cho ánh sáng. Thiên Chúa không đào hỏa ngục, không xây ngục tối, nhưng chính tù nhân đã tự nhốt mình và nội tâm tăm tối. Ai từ chối ánh sáng của Chúa sẽ héo tàn trong bóng tối của chính mình.
Có cách nào để ra khỏi bóng tối? Có lối nào để trở về với ánh sáng? Ðức Giêsu đã chỉ ra một con đường duy nhất: "Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con của Người thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời" (Ga.3,16). Nếu ngày xưa dân Do thái đã tin tưởng nhìn lên con rắn đồng để được chữa lành thì ngày nay tất cả những ai tin tưởng nhìn lên Ðức Giêsu trên thập giá đều được ơn Cứu độ.
Thập giá là tột cùng của đau đớn nhục nhã, nhưng cũng là minh chứng tuyệt vời của một tình yêu: Tình yêu của Cha đã trao ban Con Một, tình yêu của Con đã hiến dâng mạng sống. Tin vào một tình yêu như thế sẽ chữa lành những vết thương cuộc đời. Ðức Giêsu đã từng nói: "Ðức tin của con đã chữa con" (Mc.10,52).
Ðức tin là thành phố trên đồi, là ngọn đèn trên cao. Thành phố trên đồi không bị khuất tầm nhìn. Ngọn đèn trên cao soi sáng cả nhà. Ðức tin trong sáng luôn sống động không nằm chết trong lòng, nhưng luôn tỏa sáng.
Ðức tin trong sáng luôn mang lại nụ cười, an bình, và hạnh phúc.
Ðức tin như những vì sao, lấp lánh lao xao, trên trời cao thăm thẳm.
Ðức tin như những vì sao, ngời sáng như kim cương trên ngực người tín hữu.
*
Lạy Chúa, sống là phải chọn lựa không ngừng giữa ánh sáng và bóng tối. Xin cho chúng con đừng chỉ biết nguyền rủa bóng tối, nhưng can đảm thắp lên những ngọn nến sáng, để cả thế giới ngập tràn ánh sáng của Chúa. Amen (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
V. LỜi nguyỆn cho mỌi ngưỜi
Chủ tế: Anh chị em thân mến, Mùa Chay là thời gian giúp chúng ta khám phá lại tình thương của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một của Người để tất cả những ai tin vào Con Người thì được sống hạnh phúc. Với tâm tình biết ơn, chúng ta dâng lời nguyện xin:
· Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các vị chủ chăn cũng như đàn chiên là Hội thánh Chúa / luôn trở nên dấu chỉ của niềm vui và niềm hy vọng / để có thể loan báo cho muôn dân biết tình thương của Thiên Chúa.
· Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các nhà cầm quyền trên thế giới / có dịp khám phá ra tình thương của Thiên Chúa qua công trình cứu độ của Chúa / để họ tin tưởng và cộng tác với Chúa trong việc cứu độ thế giới.
· Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những người nghèo khổ, bệnh tật, thất nghiệp, bị tù đầy và biệt xứ / có dịp khám phá ra tình thương cứu độ của Ðức Giêsu qua những hoạt động bác bái của các Kitô hữu.
· Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho mỗi người trong họ đạo chúng ta / đều cảm nhận được tình thương cứu độ của Chúa / để quyết tâm chết đi cho tội lỗi và sống lại trong tình thương và ân sủng của Người.
Chủ tế : Lạy Chúa xin cho mỗi người chúng con biết dùng thời gian thuận lợi của Mùa Chay này, để nhìn nhận hồng ân cứu độ mà Ðức Giêsu đã mang đến cho tất cả mọi người / và tin tưởng vào Người để được sống đời đời. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
Lm Carôlô Hồ Bạc Xái
MẠCH SỐNG
Chủ đề: "Đức Giêsu là mạch sống của người tín hữu khi hành trình gian truân từ dương thế về đến cõi trời."
Lm. Mark Link, S.J.
Kitô giáo thời sơ khai có những người trở lại từ Do Thái giáo, là những người vốn vẫn trông đợi Đấng Mesia tới. Một trong những công việc của các nhà rao giảng Kitô giáo là cắt nghĩa cho những người Do Thái ấy Cựu Ước đã nhắm nói về Đức Giêsu như thế nào.
Họ đã thực hiện công việc ấy bằng cách chứng tỏ rằng những nhân vật chính yếu và những biến cố then chốt trong Cựu Ước đều là những hình bóng của những nhân vật chính yếu và của những biến cố then chốt trong Tân Ước.
Chẳng hạn họ chứng tỏ cho thấy Isaac, con trai tổ phụ Abraham là hình bóng của Đức Giêsu như thế nào: Isaac là con trai độc nhất, Chúa Giêsu cũng thế. Isaac được cha mình rất mực yêu dấu, Chúa Giêsu cũng thế. Isaac bị dâng làm hy lễ, Chúa Giêsu cũng thế. Isaac bị hiến tế trên một ngọn đồi, Chúa Giêsu cũng thế. Isaac vác củi dùng vào việc hy tế, Chúa Giêsu cũng thế.
Thánh Phaolô cũng so sánh tương tự như thế giữa Cựu Ước và Tân Ước.Chẳng hạn, trong thư thứ nhất gởi tín hữu Corintô, Ngài đã so sánh giữa Adam và Chúa Giêsu Ngài viết: “Con người đầu tiên là Adam, đã được dựng nên là một người sống động, nhưng Adam sau cùng (Đức Giêsu) là Thánh Linh ban sự sống… Adam thứ nhất được dựng nên bằng đất, từ đất mà sinh ra…còn Adam thứ hai (Đức Giêsu) từ trời mà sinh ra. Người thuộc về đất thế nào, thì những kẻ thuộc về đất cũng thể ấy. Người thuộc về trời thế nào thì những kẻ thuộc về trời cũng thể ấy. Như chúng ta đã mang ảnh tượng của người thuộc về đất, thì chúng ta cũng sẽ mang ảnh tượng của người thuộc về trời”(1Cr.15,45-49)
***
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu còn đưa ra một cặp song đôi khác giữa Cựu Ước và Tân Ước. Ngài nói:
“Môisê đã treo con rắn đồng lên trụ cột nơi hoang mạc, Con Người cũng sẽ bị treo lên như vậy, để tất cả kẻ tin vào Ngài sẽ được sống vĩnh cửu”
Chúa Giêsu đang hình dung nơi tâm trí Ngài biến cố xảy ra trong Cựu Ước được sách Dân số mô tả. Biến cố này thuật lại sự kiện dân Israel đang gay gắt phàn nàn Thiên Chúa và Môise về những khó khăn họ gặp phải nơi hoang mạc. Vì lời kêu ca phàn nàn ấy, lũ rắn đã xuất hiện và tấn công dân chúng. Thấy sự việc này xảy ra, đám dân khóc lóc với Môisê.
“Chúng tôi đã phạm tội vì đã nói lời phản nghịch với Chúa và với Ngài. Giờ đây xin Ngài hãy cầu xin Chúa xua đuổi lũ rắn này đi”.
Vì thế, Môisê đã cầu nguyện cho dân chúng. Chúa truyền cho Môisê đúc một con rắn bằng kim loại và treo nó lên một chiếc trụ, để cho bất cứ ai bị rắn cắn cứ nhìn vào con rắn ấy thì sẽ được chữa lành. Vì thế, Môisê đã đúc một con rắn đồng và treo nó lên một cái cột. Bất cứ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng ấy thì đều được chữa lành” (Ds 21 : 7-9). (Y khoa đã chọn hình ảnh con rắn cuộn tròn quanh cây trụ làm biểu tượng cho nghề chữa bệnh.)
Đức Giêsu đã so sánh biến cố Cựu Ước này với việc Ngài bị đóng đinh trên thập giá tại đồi Canvê.
Ngài giải thích rằng bất kỳ ai tin tưởng nhìn lên Ngài thì sẽ được chữa lành về mặt tâm linh, cũng như dân Do Thái đã được chữa lành khi ngước nhìn lên con rắn cuộn vòng quanh cây trụ.
Trong câu 16 của bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Gioan cũng ám chỉ hình bóng đó khi nói về việc Đức Kitô bị tử hình trên thập giá. “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban chính Con Một Ngài, để tất cả những ai tin vào Con Ngài sẽ không phải chết nhưng được sống đời đời” (Ga 3: 16)
Và câu 17 viết tiếp:
“Thiên Chúa đã không sai con Ngài đến thế gian để luận phạt, mà là để cứu độ” (Ga 3: 17)
Hai câu này, nằm trong chương ba của Phúc Âm thánh Gioan, được gọi là bản tóm tắt Kinh Thánh chúng ta hãy nghe lại lần nữa.
“Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi ban chính Con Một Ngài ngõ hầu tất cả những ai tin vào Con Ngài, sẽ không phải chết nhưng được sống lại đời đời. Thiên Chúa đã không sai Con Ngài đến thế gian để luận phạt mà để cứu độ”.
Cách đây ít năm, rất nhiều người đọc Kinh Thánh gán cho hai câu ấy một ý nghĩa hết sức đặc biệt (câu Ga 3 : 16-17). Anh chị em hãy nhớ lại thời kỳ thế giới bắt đầu có những chương trình phi hành không gian, các kỹ sư điều nghiên không gian đã thiết kế những bộ quần áo đặc biệt dành cho các phi hành gia trong phi thuyền điều hành và phi thuyền đổ bộ mặt trăng. Bản thiết kế của mỗi bộ quần áo đó có một phần dành cho việc thiết kế sợi dây cung cấp dưỡng khí, gồm một ống dài có khả năng co giãn được. Mục đích của sợi dây này là cung cấp khí Oxy cho các phi hành gia khi họ di chuyển trong không gian, hay đi từ phi thuyền này sang phi thuyền khác. Sợi dây cung cấp dưỡng khí cho phi hành gia điều hành được nối với một bình tiếp nạp nằm trong bộ y phục, bình này được gọi là J3:16. Còn bình tiếp nạp nằm trong bộ y phục của phi hành gia đổ bộ mặt trăng được gọi là J 3:17
Nhà thiết kế Frank Denton nói rằng ông đã đặt tên cho hai bình tiếp nạp trong bộ y phục ấy dựa theo hai câu Tin Mừng Ga 3, 16 và 3, 17.
Ông đã lập luận cho việc đặt tên ấy như sau; Bình tiếp nạp J. 3, 16 và J.3, 17 cung cấp cho các phi hành gia những gì họ cần để tồn tại trong hành trình di chuyển từ chỗ này sang chỗ kia trong không gian. Tương tự như thế, hai câu Tin Mừng Ga 3, 16 và Ga 3, 17 cũng cung cấp cho chúng ta những gì chúng ta cần để tồn tại trong cuộc hành trình di chuyển từ dương thế về quê trời của chúng ta.
Bài Phúc Âm này hôm nay vì thế thực là phong phú ý nghĩa. Trước hết, nó chứa đựng bản tóm lược tuyệt hảo của toàn bộ Kinh Thánh, thứ đến, nó cho chúng ta thấy bức minh hoạ tuyệt vời về sự tương hợp giữa Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước. Và sau hết, nó chứng tỏ cho thấy Chúa Giêsu là mạch sống của chúng ta trong hành trình từ dương thế về quê trời, tựa như dây cung cấp dưỡng khí là mạch sống cho các nhà du hành vũ trụ khi họ di chuyển từ trạm này qua trạm kia.
Nói cách khác, dây chuyền dưỡng khí cung cấp cho các phi hành gia khí oxy cần thiết cho sự sống thế nào, thì Đức Giêsu cũng cấp cho chúng ta ân sủng ban sức sống như thế.
Để kết thúc, chúng ta hãy nhớ lại những lời của Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai hôm nay. Những lời này đưa chúng ta đến đỉnh cao thích hợp với những gì chúng ta đã bàn đến. Ngài nói: “Chính nhờ ân sủng Thiên Chúa mà anh chị em được cứu rỗi. Khi chúng ta kết hợp với Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa đã làm cho chúng ta được sống lại cùng với Con Ngài và cùng người Con ấy cai trị thiên giới…chính nhờ ơn sủng của Thiên Chúa mà anh chị em được cứu rỗi qua đức tin chẳng phải do kết quả những nỗ lực riêng của anh chị em mà do ân huệ của Thiên Chúa… Thiên Chúa đã làm cho chúng ta được như hiện nay”.
Lm. Mark Link, S.J.
CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY - B
Lm. Augustine, SJ
I. ÐỌc Tin MỪng Ga 9,1-42
- Ðức Giêsu là Ánh Sáng thế gian cho thấy kẻ mù được sáng kẻ sáng bị mù.
- Chương Ga 9 đúng là một chương đầy kịch tính, hần như được viết để có thể diễn ngay trên sân khấu. Trong thánh lễ chủ tế có thể đọc phần Ðức Giêsu, trong khi giáo dân được phân công để đọc các vai khác như sau:
Cảnh 1:
Các môn đệ: Ði ngang qua, Ðức Giêsu nhìn thấy một người mù từ thuở mới sinh. Các môn đệ hỏi Người: "Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?"
Ðức Giêsu: Ðức Giêsu trả lời: "Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng chuyện đó xảy ra là để các việc của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh. Chúng ta phải làm những việc của Ðấng đã sai Thầy, khi trời còn sáng; đêm đến, không ai có thể làm việc được. Bao lâu Thầy còn ở thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian".
Nói xong, Ðức Giêsu nhổ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, rồi bảo anh ta: "Anh hãy đến hồ Silôác mà rửa (Silôác có nghĩa là: người được sai phái).
Người mù: Vậy anh ta đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được.
Cảnh 2:
Hàng xóm 1: Các người láng giềng và những kẻ trước kia thường thấy anh ta ăn xin mới nói: "Hắn không phải là người vẫn ngồi ăn xin đó sao?"
Hàng xóm 2: Có người nói: "Chính hắn đó!"
Hàng xóm 3: Kẻ khác lại nói rằng: "Không phải đâu! Nhưng là một đứa nào giống hắn đó thôi!"
Người mù: Còn anh ta thì quả quyết: "Chính tôi đây!"
Hàng xóm 1 2 3: Người ta liền hỏi anh: "Vậy, làm sao mắt anh lại mở ra được như thế?"
Người mù: Anh ta trả lời: "Người tên là Giêsu đã trộn một chút bùn, xức vào mắt tôi, rồi bảo: 'Anh hãy đến hồ Silôác mà rửa'. Tôi đã đi, và sau khi rửa tôi nhìn thấy được".
Hàng xóm 1 2 3: Họ lại hỏi anh: "Ông ấy ở đâu?"
Người mù: Anh ta đáp: "Tôi không biết".
Cảnh 3:
Pharisêu 1: Họ dẫn kẻ trước đây bị mù đến với những người Pharisêu. Nhưng ngày Ðức Giêsu trộn chút bùn và làm mắt anh mở ra lại là ngày sabát. Vậy, các người Pharisêu hỏi thêm một lần nữa làm sao anh nhìn thấy được.
Người mù: Anh trả lời: "Ông ấy lấy bùn thoa vào mắt tôi, tôi rửa và tôi nhìn thấy".
Pharisêu 2: Trong nhóm Pharisêu, người thì nói: "Ông ta không thể là người của Thiên Chúa được, vì không giữ ngày sabát".
Pharisêu 3: Kẻ thì bảo: "Một người tội lỗi sao có thể làm được những dấu lạ như vậy?"
Pharisêu 1: Thế là họ đâm ra chia rẽ. Họ lại hỏi người mù.
Pharisêu 1 2 3: "Còn anh, anh nghĩ gì về người đã mở mắt cho anh?"
Người mù: Anh đáp: "Người là một vị ngôn sứ!"
Cảnh 4:
Nhà chức trách 1: Người Dothái không tin là trước đây anh bị mù mà nay nhìn thấy được, nên đã gọi cha mẹ anh ta đến.
Nhà chức trách 2: Họ hỏi: "Anh này có phải là con ông bà không? Ông bà nói là anh bị mù từ khi mới sinh, vậy sao bây giờ anh lại nhìn thấy được?"
Cha mẹ 1: Cha mẹ anh đáp:
Cha mẹ 2: "Chúng tôi biết nó là con chúng tôi, nó bị mù từ khi mới sinh. Còn bây giờ làm sao nó thấy được, chúng tôi không biết, hoặc có ai đã mở mắt cho nó, chúng tôi cũng chẳng hay. Xin các ông cứ hỏi nó; nó đã lớn khôn rồi, tự nó nói về mình được."
Cha mẹ 1: Cha mẹ anh nói thế vì sợ người Dothái. Thật vậy, người Dothái đã đồng lòng trục xuất khỏi hội đường kẻ nào dám tuyên xưng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô. Vì thế, cha mẹ anh mới nói:
Cha mẹ 2: "Nó đã khôn lớn rồi, xin các ông cứ hỏi nó".
Cảnh 5
Nhà chức trách 1: Một lần nữa, họ gọi người trước đây bị mù đến và bảo: "Anh hãy tôn vinh Thiên Chúa. Chúng ta đây, chúng ta biết ông ấy là người tội lỗi".
Người mù: Anh ta đáp: "Ông ấy có phải là người tội lỗi hay không, tôi không biết. Tôi chỉ biết một điều: Trước đây tôi bị mù mà nay tôi nhìn thấy được!"
Nhà chức trách 2: Họ mới nói với anh: "Ông ấy đã làm gì cho anh? Ông ấy đã mở mắt cho anh thế nào?"
Người mù: Anh trả lời: "Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông vẫn không chịu nghe. Tại sao các ông còn muốn nghe lại chuyện đó nữa? Hay các ông cũng muốn làm môn đệ ông ấy chăng?"
Nhà chức trách 2: Họ liền mắng nhiếc anh: "Có mày mới là môn đệ của ông ấy; còn chúng ta, chúng ta là môn đệ của ông Môsê. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã nói với ông Môsê; nhưng chúng ta không biết ông ấy ở đâu mà đến".
Người mù: Anh đáp: "Kể cũng lạ thật! Các ông không biết ông ấy bởi đâu mà đến, thế mà ông ấy lại là người đã mở mắt cho tôi! Chúng ta biết: Thiên Chúa không nhậm lời những kẻ tội lỗi; còn ai kính sợ Thiên Chúa và làm theo ý của Người, thì Người nhậm lời kẻ ấy. Xưa nay chưa hề nghe nói có ai đã mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh. Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì".
Nhà chức trách 1: Họ đối lại:
Nhà chức trách 2: "Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư?"
Nhà chức trách 1 2 3: Rồi họ trục xuất anh.
Cảnh 6:
Ðức Giêsu: Ðức Giêsu nghe nói họ đã trục xuất anh, và khi gặp lại anh, Người hỏi: "Anh có tin vào Con Người không?"
Người mù: Anh đáp: "Thưa Ngài, Ðấng ấy là ai để tôi tin?"
Ðức Giêsu: Ðức Giêsu trả lời: "Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây".
Người mù: Anh nói: "Thưa Ngài, tôi tin". Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người.
Ðức Giêsu: Ðức Giêsu nói: "Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù!"
Pharisêu 1: Những người Pharisêu đang đứng ở đó với Ðức Giêsu nghe vậy, liền lên tiếng:
Pharisêu 1 2 3: "Thế ra cả chúng tôi cũng đui mù hay sao?"
Ðức Giêsu: Ðức Giêsu bảo họ: "Nếu các ông đui mù, thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng: 'Chúng tôi thấy', nên tội các ông vẫn còn!"
II.GỢi ý đỂ sỐng và chia sẺ Tin MỪng
Ðức Giêsu là ánh sáng thế gian.
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy Ðức Giêsu là ánh sáng thế gian. Trước đó Người đã từng được nhìn nhận là Ðấng mang lại cho thế giới những điều mới mẻ (Ga 2,1-4.42), là Ðấng có lời ban sự sống (4,43-5,47), Ðấng là Bánh ban sự sống (6,1-71), Ðấng mà căn tính bị đặt thành vấn đề (7,1-8,59).
Ðiều trái ngược trong Tin Mừng hôm nay là chính người mù từng ngồi nơi vệ đường đứng ra chứng minh cho giới lãnh đạo Do thái giáo biết Ðức Giêsu là Aùnh Sáng soi cho thế giới!
Ðề tài Ðức Giêsu là Ánh Sáng thế gian trong bài Tin Mừng hôm nay còn được nối dài trong bài Tin Mừng về Ðức Giêsu là mục tử tốt lành (10,1-21) và về lễ Cung Hiến Ðền Thờ (10, 22-42).
Riêng về bài Tin Mừng hôm nay gồm sáu cảnh nối tiếp nhau, qua đó nhiều nhân vật xuất hiện với tư cách riêng. Nổi bật nhất là nhân vật người mù từng ngồi ăn xin nơi vệ đường: Ðó là con người thông minh và can đảm, dám một mình đứng biện hộ cho Ðấng anh tin là một ngôn sứ (c.17).
Bài Tin Mừng hôm nay xem ra là một đề tài giáo huấn cho người chuẩn bị để chịu phép rửa. Người đứng lớp dễ dàng khai thác sự kiện người mù từ khi sinh ra, đến hồ nước Silôam, tức là hồ nước của người được phái đến, để rửa. Anh ta rửa thì được sáng mắt! Người được phái đến trong Tin Mừng thứ bốn rõ ràng chỉ về Ðức Giêsu. Người mù về thể xác gợi ý cho thấy tình trạng mù thiêng liêng từ khi mới sinh. Ðó là tình trạng của người đang được chuẩn bị để chịu phép rửa. Người được mời lãnh nhận bí tích Rửa tội nơi hồ nước là chính Ðức Giêsu, thì sẽ được sáng mắt về đàng linh hồn.
Tuần tự khám phá ra ánh sáng soi chiếu cuộc đời
Người dạy lớp chuẩn bị để chịu bí tích Rửa tội, còn có thể khai thác khía cạnh khối lượng hiểu biết về đức tin cần được tuần tự gia tăng đối với người dự lớp, như người mù được Ðức Giêsu chữa lành từ từ nhận ra Người là ai. Ban đầu người đó chỉ biết sơ sài đó là người có tên Giêsu (c.11) đã cho anh được sáng mắt. Sau này anh mới nhận ra Người là một ngôn sứ (c.17), hơn nữa còn là Người từ Thiên Chúa mà đến (c.33) và quan trọng hơn, đó chính là Con Người (c.35) mà quyền năng được hiểu ngầm là rất lớn lao như ngôn sứ Ðanien chương 7 loan báo.
Tóm lại, Ðức Giêsu là ánh sáng thế gian là đề tài rất phong phú đối với tất cả những ai tìm đến với Người để được soi sáng về đức tin.
III. MỘt sỐ câu hỎi gỢi ý
- Bạn tâm đắc gì về hoàn cảnh nhân vật từng là người mù ăn xin nơi vệ đường được Ðức Giêsu chữa cho sáng mắt? Hoàn cảnh của bạn là người đã chịu phép rửa có gì tương tự chăng?
- Bạn nghĩ gì về việc bạn gia tăng sự hiểu biết về đức tin qua cầu nguyện, chia sẻ Lời Chúa hàng tuần? Bạn có thể phần nào hãnh diện về việc bạn không ngừng khám phá ra Ðức Giêsu là Aùnh Sáng cho thế gian chăng?
Lm. Augustine, SJ
HÃY NHÌN LÊN CON RẮN ĐỒNG
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi,CSsR
Thường con người muốn dễ dãi hơn muốn khó khăn, muốn đi trên những con đường rộng thênh thang hơn đi trên những con đường hẹp, muốn bóng tối hơn là thích ánh sáng chói chan! Sống thỏa hiệp, sống buông thả để được những cái lợi, cái sung sướng trước mắt là thảm kịch sống của con người :” Ánh sáng đã đến thế gian, những người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa “ ( Ga 3, 19 ). Cái nghịch lý của con người như thánh Phaolô nói :” Có những điều muốn làm tôi lại không, mà có những điều tôi không muốn làm tôi lại làm “.
TẠI SAO CON NGƯỜI LẠI THÍCH SỐNG CÁI NGHỊCH LÝ Đường hẹp và vác thập giá thì ít ai muốn đi, muốn thực hiện.Con người thường thích bóng tối, thích đồng lão với tội lỗi vì tội lỗi thì buông thả, dễ dãi và đường rộng thênh thang.Theo Chúa, Ngài khuyên nhủ :” Vác thập giá mỗi ngày mà theo Ngài “.Lời mời gọi này của Chúa Giêsu quả thực không phải ai cũng hiểu được và không phải ai cũng ưa thích.Bởi vì, có ai thích cái khó bao giờ. Nhưng tin vào Chúa đòi hỏi phải kiên vững, đòi hỏi phải vươn lên mãi. Chúa là ánh sáng. Con người chỉ có thể tới với ánh sáng nếu họ biết từ bỏ, biết đẩy xa bóng tối là dính bén tội lỗi dù rằng tội đó là nhỏ nhặt, dù rằng đó chỉ là những tật xấu thường tình. Do đó, để tìm được ánh sáng, con người cần thay đổi cuộc sống, cần đổi mới để tin vào Chúa hơn. Con người không được chạy trốn ánh sáng như Ađam và Eva, như Cain sau khi đã giết em mình là Abêlê.Ánh sáng sẽ phơi bầy trần trụi con người mình để mình cảm thấy cần ơn Chúa, cần chính Chúa.
CÓ CÁCH ĐỂ CHÚNG TA RA KHỎI BÓNG TỐI :
Chúa Giêsu đã bộc lộ cho nhân loại một con đường duy nhất :” Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con của Người thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời “( Ga 3, 16 ). Dân Do Thái khi xưa trong sa mạc kêu trách Chúa, nên họ bị rắn độc cắn chết. Môsê van nài Chúa và một con rắn được đúc bằng đồng được treo lên, ai nhìn lên con rắn đồng thì được cứu thoát. Ngày nay, chính cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là bằng chứng hùng hồn của tình yêu cứu độ của Chúa Giêsu.” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình vì người mình yêu” ( Ga 15, 13 ). Ai tin tưởng nhìn lên thập giá với lòng yêu thương, khiêm nhường sẽ nhận được ơn cứu độ của Chúa Giêsu. Thập giá là nơi qui tụ con người và là nơi tưới đổ hồng ân cứu rỗi xuống cho muôn dân. Thập giá là tột cùng của tình yêu cứu độ của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã từng nói :” Đức tin của con đã cứu chữa con “ ( Mc 10, 52 ).
ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ :
Chúa đã chết vì yêu thương và cứu độ chúng ta. Thập giá là cây tình thương, là quả phúc đem lại hạnh phúc cho chúng ta. Do đó, chúng ta phải làm cho đức tin tỏa sáng, đức tin trong sáng. Đức tin mang lại niềm vui và nụ cười cho mọi người. Cuộc đời này quả có nhiều đau khổ nhưng so sánh với sự đau khổ của Chúa Giêsu thì đau khổ của chúng ta chưa thấm vào đâu. Chúng ta hãy làm cho những việc làm của chúng ta tỏa sáng để nhiều người nhận ra tình thương vô biên của Chúa. Bởi vì, chỉ nơi thập giá mới có ơn cứu độ.
Lạy Chúa ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con luôn biết làm tỏa sáng đức tin của chúng con bằng những việc bác ái tốt đẹp.
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi,CSsR
CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY - B
Ga 3:14-21
Lm. Nguyễn Văn Phan, CSsR.
Chân lý gây xúc động sâu xa nhất mà Giáo Hội hằng rao giảng là chúng ta đã được Thiên Chúa yêu thương từ trước muôn đời. Kitô giáo được xây dựng trên một niềm xác tín vững chắc rằng tình yêu Thiên Chúa đã hạ cố đến thế giới đau khổ bệnh tật này qua con người Đức Kitô. Đối với mọi tín hữu, đây là lời cốt tủy của Tin Mừng. Không có đoạn văn nào trong Kinh thánh nói rõ điều này hơn là lời Đức Chúa Giêsu nói với ông cụ Nicôđêmô: "Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã sai Con Một mình, ngõ hầu những ai tin vào Ngài sẽ không phải chết nhưng sẽ được sự sống vinh cửu."
Tình yêu chúng ta đối với tha nhân không phát xuất từ đâu khác hơn là tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta. Tình yêu Thiên Chúa dành cho thế gian này bao la bát ngát đến nỗi Ngài hiến tặng mạng sống mình cho tất cả, chẳng loại trừ ai... Thiên Chúa yêu thương từng người trong chúng ta cứ như là không còn ai khác để cho Ngài yêu thương. Ngài như người cha luôn mong muốn cùng gia đình đồng hành suốt cuộc đời, và không thể an lòng cho đến khi con cái đi đây đi đó ai nấy đều an toàn trở về mái ấm gia đình.
Chính khi nhìn vào thập tự giá, chứng kiến hình ảnh Đức Kitô chịu khổ hình treo trên thập giá, thấm đẫm bao nhiêu là quyền lực của sự dữ nơi tội lỗi, chúng ta mới bắt đầu nhận ra tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta cao cả biết bao. Tất cả mọi độc ác hận thù ghen ghét bất công của cuộc đời đều đổ dồn vào cây khổ giá, sừng sững giữa trời và đất, trên ngọn đồi Canvê. Một trong những chi tiết đầy ngỡ ngàng nhất về cuộc thương khó và tử nạn của Chúa Giêsu chính là Thập giá nay trở nên bằng chứng tột cùng cho tình yêu Thiên Chúa. Thập giá sừng sững trên đồi cao, xưa kia là dấu chỉ của tủi nhục, nay trở nên chiếc cầu ân sủng thần kỳ có sức chữa lành cả thế giới. Cây chết chóc nay trở nên cây sự sống, cây thất bại nay trở thành cây chiến thắng.
Bài đọc thứ nhất cho chúng ta biết dân Do Thái đã bất tuân lề luật và phụ bạc tình yêu của Thiên Chúa như thế nào. Họ đã phá vỡ giao ước và kéo theo sự sụp đổ hoang tàn của đền thờ và thành thánh. Nhiều ngôn sứ đã lên tiếng kêu gọi thống hối và sửa đổi cách sống, nhưng vẫn hoài công, chẳng ai màng tới. Chưa hết, ngay trong những giờ phút đen tối nhất của cuộc lưu đầy, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi dân Ngài nhưng tiếp tục kêu gọi họ quay về với lề luật, với Thiên Chúa. Lịch sử dân Do thái thật là một kho lưu trữ nhắc nhở cho chúng ta hay biết những gì sẽ xảy ra mỗi khi chúng ta phủ phàng từ chối tình yêu Thiên Chúa. Lịch sử ấy cũng đem lại cho chúng ta niềm an ủi rằng chúng ta cũng phải đối diện với việc chọn lựa đón nhận hay từ chối lòng nhân từ yêu thương của Thiên Chúa, chúng ta đã tự đặt mình vào một tình thế nguy hiểm là sống chia lìa với Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn kính trọng tự do cá nhân của chúng ta và sẽ không áp đặt ép uổng tình yêu của Ngài, đi ngược với những ước vọng chúng ta. Chúng ta có thể từ chối lòng thương yêu cũng như quà tặng tình nghĩa của Chúa. Chúng ta có thể quay lưng với tình yêu của Thiên Chúa mà ôm lấy bóng tối của tội lỗi và tự mình vĩnh viễn tách xa khỏi Ngài.
Hôm nay chúng ta đã đi được nửa con đường mùa Chay. Đây là lúc chúng ta duyệt xét lại những dốc lòng hồi đầu mùa Chay, và tự hỏi cuộc sống chúng ta đã hân hoan đáp lại tình yêu Thiên Chúa chưa? Tình yêu của Ngài có tìm được cách diễn tả qua nếp sống chúng ta chưa? Chúng ta đang làm gì để mang tình yêu của Ngài vào cuộc đời của bạn bè chúng ta? Mùa Chay là một lời mời gọi chúng ta bước ra khỏi nơi tối tăm của tội lỗi mà bước vào ánh sáng kỳ diệu của Đức Kitô.
Lm. Nguyễn Văn Phan, CSsR.
CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY
Lm. Ignatiô Hồ Thông
Cả ba bài đọc của Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay đều xoay quanh kế hoạch của Thiên Chúa, Đấng, vì tình yêu, muốn cứu độ nhân loại, đưa nhân loại ra khỏi vòng tội lỗi và dẫn họ đến với Ngài.
2Sb 36: 14-16, 19-22
Bài đọc I cho chúng ta thấy Thiên Chúa dẫn dắt mọi biến cố và theo đuổi ý định của Ngài qua những thăng trầm của Lịch Sử.
Ep 2: 4-10
Đoạn trích thư của thánh Phao-lô gởi cho các tín hữu Ê-phê-sô gợi lên rằng Thiên Chúa giàu lòng xót thương và rất mực yêu yêu thương chúng ta, nên đã hoạch định chương trình cứu độ chúng ta bởi và trong Đức Ki tô.
Ga 3: 14-21
Trong đoạn trích Tin Mừng Gio-an, Đức Giê-su khẳng định rằng: "Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời".
BÀI ĐỌC I 2Sb 36: 14-16, 19-22
Hai sách Sử Biên vạch lại lịch sử của dân Ít-ra-en từ những giai đoạn ban đầu cho đến khi vương quốc Giu-đa sụp đổ (587 trước Công Nguyên).
Bài đọc I là phần cuối của sách Sử Biên quyển hai. Đoạn trích nầy nhắc nhở cho chúng ta những nguyên nhân sâu xa của tai họa và tấn thảm kịch mà Giê-ru-sa-lem đã sống vào năm 587 khủng khiếp trước Công Nguyên: Đền Thờ và kinh thành bị phá hủy, dân thành bị thảm sát hay bị lưu đày, lãnh thổ bị tàn phá.
1. Tội của dân Ngài:
Tác giả đã viết lại những biến cố nầy một thời gian rất lâu sau nầy vào cuối thế kỷ thứ tư hay vào thế kỷ thứ ba sau Công Nguyên, nhưng ông đọc lại Lịch Sử thánh trong ánh sáng của những viễn cảnh thần học. Đối với ông, những thăng trầm mà dân Ít-ra-en kinh qua gặp thấy lời giải thích ở nơi sự trung thành hay bất trung của dân Chúa chọn đối với Thiên Chúa.
Vả lại, dưới triều vua Xê-đê-ki-a (598-587 trước Công Nguyên) những hành vi vô đạo và thờ ngẫu tượng tràn lan khắp xứ. Sự trừng phạt không thể nào tránh khỏi; nhưng tác giả cho thấy làm thế nào Thiên Chúa "đã kịp thời sai các sứ giả đến cảnh báo họ không ngừng" trước khi trừng phạt dân Ngài.
"Nhưng họ cứ nhạo báng các sứ giả của Thiên Chúa, khinh dể lời Người và chê cười các ngôn sứ". Ở những lời nầy, ngôn sứ Giê-rê-mi-a và ngôn sứ Ê-dê-ki-en không được nêu tên, nhưng được ám chỉ rất rõ. Quả thật, vua Giơ-hô-gia-kim đã xé cuốn sách ghi lại những sấm ngôn của ngôn sứ Giê-rê-mi-a thành từng mảnh, và các chức sắc tư tế đã nhục mạ ông, tống giam ông, vân vân. Còn ngôn sứ Ê-dê-ki-en, Thiên Chúa đã cảnh báo ông: "Chính Ta sai ngươi đến với con cái Ít-ra-en, đến với dân phản nghịch đang nổi loạn chống lại Ta" (Ed 2: 3). Lúc đó, cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống trên dân.
2. Ơn tha thứ của Thiên Chúa:
Nhưng cơn thịnh nộ nầy chỉ hạn định trong một thời gian: Thiên Chúa tha thứ cho dân Ngài sau bảy mươi năm thử thách, như ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã loan báo. Ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã tuyên sấm rằng cuộc lưu đày sẽ kéo dài bảy mươi năm. Vì lịch sử ở trong tay Thiên Chúa, Ngài muốn cứu độ dân Ngài và không từ chối những lời hứa mà xưa kia Ngài đã hứa với vua Đa-vít. Đây là một trong những ý tưởng căn bản của tác giả hai sách Sử Biên nầy. Trước tiên, sách Sử Biên quyển hai kết thúc trên viễn cảnh của bảy mươi năm tang thương. Cuộc tái thiết Giê-ru-sa-lem và Đền Thờ được tường thuật trong sách Ét-ra tiếp theo sau. Quả thật, phần cuối của đoạn trích nầy là phần đầu của sách Ét-ra, được lập lại ở đây để đóng lại tác phẩm trên một điểm nhấn chứa chan hy vọng.
Chúng ta lưu ý rằng tác giả hoàn toàn chú ý đến Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. Tội ác tột cùng của dân bất trung bất nghĩa "làm nhơ nhuốc Đền Thờ Chúa đã thánh hiến tại Giê-ru-sa-lem". Nếu Ngài sai phái các sứ giả của Ngài, chính "vì Ngài thương đến nơi Ngài ngự". Hành vi đầu tiên của đạo quân Ba-by-lon xâm lăng là thiêu hủy Đền Thờ. Cuối cùng, khi thử thách qua đi, vua Ba-tư, Ki-rô, tuyên bố "xây một đền thờ kính Người tại Giê-ru-sa-lem".
Mầu nhiệm của Đền Thờ làm phấn chấn tác giả của hai sách Sử Biên. Vào thời đại của ông, Đền Thờ là nguồn nâng đỡ lớn lao của dân ông, dân đã đánh mất nền độc lập chính trị của mình. Dân Ít-ra-en đã được tổ chức theo thần quyền, chung quanh các tư tế của mình, bên cạnh Đền Thờ duy nhất của Thiên Chúa duy nhất. Trước tiên, dân là một cộng đồng tôn giáo, phải là một cộng đồng thánh thiện và trung tín: khởi đi từ cuộc sống của một dân tộc đến việc thiết lập một vương quốc Thiên Chúa. Đây là một bài học lớn lao mà tác giả, vừa sử gia vừa thần học gia, của hai sách Sử Biên muốn nhắc nhở cho những người đương thời của ông.
BÀI ĐỌC II Ep 2: 4-10
Thánh Phao-lô viết bức thư nầy từ Rô-ma ở đó thánh nhân bị giam cầm vào những năm 61-63. Thật ra thánh nhân viết bức thư nầy không chỉ cho Giáo Đoàn Ê-phê-sô nhưng nhất là muốn bức thư của mình được lưu hành đến các Giáo Đoàn miền Tiểu Á.
Bức thư nầy biểu thị một trong những đỉnh cao tư tưởng của vị sứ đồ. Thư là một tổng đề tích luỹ những vấn đề chính yếu mà thánh nhân đã gợi lên ở nơi khác rồi, nhưng ở đây được bàn đến một cách sâu rộng và nghiêm túc.
Chủ đề chính yếu của đoạn trích hôm nay chính là: ý định của Thiên Chúa liên quan đến ơn cứu độ của nhân loại đã được thực hiện nơi Đức Giê-su Ki tô. Dù đoạn trích nầy rất ngắn, chúng ta gặp lại ở đây vài chủ đề lớn của thánh Phao-lô.
1. Quyền Tối Thượng của Chúa Cha.
Chính luôn luôn ở nơi Chúa Cha mà thánh Phao-lô quy chiếu công trình cứu độ và lòng cảm tạ tri ân. Đây là nét đặc trưng của đoạn trích thư nầy ở đó Chúa Cha là chủ từ của một loạt động từ. Chính Chúa Cha giàu lòng xót thương và rất mực yêu thương chúng ta, Đấng đã biểu lộ tình thương của Ngài đối với chúng ta trong Đức Ki tô, Đấng đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Ki tô trên cõi trời, Đấng đã tõ cho chúng ta thấy ân huệ dồi dào phong phú của Ngài…
2. Chúa Cha Giàu lòng xót thương.
Diễn ngữ: "Giàu lòng xót thương" đã trở thành chủ đề cho thông điệp của cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô Đệ Nhị, và đó cũng là nhan đề của bức thông điệp nầy: "Đức Chúa Cha giàu lòng xót thương". Đức Thánh Cha nhắc nhớ rằng lòng xót thương có nghĩa "quyền năng đặc thù của tình yêu còn mạnh hơn tội lỗi". Chính lòng thương xót của Thiên Chúa là từ then chốt của ý định cứu độ của Ngài, vì chướng ngại phải vượt qua là tội lỗi của con người. Ân ban tuyệt vời của lòng xót thương của Thiên Chúa, chính là Đức Giê-su Ki tô, nhờ Ngài con người "chết vì phạm tội" cũng được sống lại với Ngài. Với vài lời, thánh nhân diễn tả chính xác thành quả mà ơn Cứu Chuộc đem đến: khả năng gặp lại cuộc sống siêu nhiên nhờ và trong Đức Ki tô.
3. Cuộc sống tương lai:
Còn hơn một bản văn, đoạn trích hôm nay là một bài chiêm niệm. Ở đây cuộc sống tương lai được gợi lên rất rõ nét. Thánh nhân diễn tả ở thì hiện tại niềm hy vọng tương lai của các Ki tô hữu: "cùng ngự trị với Đức Giê-su trên cõi trời". Ân huệ dồi dào phong phú của Người sẽ được "tỏ cho các thế hệ mai sau", nghĩa là một sự liên tục bất tận không hề gián đoạn.
Phải chăng đây là tư tưởng sâu xa nhất của thánh nhân trong những suy niệm của những ngày tháng bị giam cầm? Phải chăng đây là kỷ niệm của người đã chiêm niệm trong những giây phút xuất thần "cho đến tầng trời thứ bảy" ? Phải chăng kẻ tử tù nghĩ đến cái chết sắp đến gần của mình? Hay đơn giản hơn, đây không phải niềm xác tín thần học của vị sứ đồ, niềm xác tín đã đem lại cho thánh nhân những quả quyết dạn dĩ nầy? Đối với thánh Phao-lô, cuộc sống đầy ân sủng, chính là khởi sự của cõi đời đời rồi.
4. Đức tin, việc làm và ân sủng.
Chúng ta gặp lại giáo thuyết về ơn cứu độ nhờ đức tin mà thánh Phao-lô phác họa ở đây. Việc làm của chúng ta tự nó không thể nào xứng đáng với ơn cứu độ nầy. Ơn cứu độ của chúng ta chính là ân ban nhưng không của Thiên Chúa. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh những sắc thái ngữ nghĩa, việc làm của chúng ta tác sinh hiệu quả vì Đức Ki tô làm cho sống; chính nhờ trung gian của Đức Giê-su mà việc làm của chúng ta có thể thực sự là tốt và phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa.
Như vậy nhờ lòng nhận hậu vô lượng hải hà của Thiên Chúa đã sắp đặt mọi sự để cứu độ chúng ta và nhờ Đức Giê-su Ki tô, Đấng trung gian duy nhất, chúng ta mới có thể được có giá trị và được sống đời đời, tóm lại đó là ý nghĩa của đoạn trích hôm nay.
TIN MỪNG Ga 3: 14-21
Đoạn Tin Mừng Gio-an hôm nay được trích từ phần cuối của cuộc trò chuyện giữa Đức Giê-su và ông Ni-cô-đê-mô, một thủ lãnh của người Do thái, thuộc nhóm Biệt Phái, đến gặp Ngài ban đêm.
1. Bối cảnh:
Với đoạn trích nầy, cuộc nói chuyện không còn hình thức của cuộc đối thoại nữa, nhân vật Ni-cô-đê-mô không còn xuất hiện nữa. Diễn từ của Đức Giê-su ngỏ lời ở bên kia người biệt phái thiện cảm nầy, đến với tất cả những ai có cùng một sự lựa chọn phải làm: "tin hay không tin", chọn đứng về phía ánh sáng hay bóng tối. Quả thật, hậu cảnh của "phiên tòa" lộ ra trong Tin Mừng thứ tư, không chỉ vụ án xét xử người Do thái nhưng còn xét xử thế gian.
2. Tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Những dòng nầy gợi lên rất mạnh tình yêu của Chúa Cha và tình yêu của Chúa Con. Giáo hội nhận ra ở nơi "tình yêu của Cha và Con" tuôn tràn cho tất cả mọi người nầy cách thế diễn tả Chúa Thánh Thần, Đấng "nhiệm xuất từ Cha và Con", Đấng chuyển thông và lan tỏa cuộc sống thần linh. Vì thế, bản văn này cũng được chọn để cử hành lễ Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi.
3. Tấn thảm kịch của sự chọn lựa:
Ơn cứu độ nghĩa là tha thứ tội lỗi và tái sinh nhân loại nhờ dự phần vào của sống của chính Thiên Chúa. Ơn cứu độ này được dâng hiến cho con người nhưng phụ thuộc vào câu trả lời của họ. Đó là tấn thảm kịch: tấn thảm kịch của sự chọn lựa giữa ánh sáng và bóng tối, giữa đức tin và sự từ chối. Phần sau cùng nầy cô đọng Thần Học Gio-an.
Trong hậu cảnh ẩn hiện thái độ của Do thái giáo không nhận biết Đức Ki tô: "Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng". Nhưng sự chọn được đặt ra cho hết mọi người; ấy vậy đức tin không phải là một điều dể dàng, việc ông Ni-cô-đê-mô ngần ngại là một bằng chứng.
Trong những viễn cảnh phổ quát Tin Mừng Gio-an, có một khía cạnh lạc quan hay đầy khích lệ: lối ngõ đến cùng ánh sáng qua việc chọn sống theo sự thật: "Những ai sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng".
Cuối cùng, một chủ đề khác của thần học Gio-an: Đức Giê-su đã đến chỉ như Đấng Cứu Độ chứ không một quan tòa. Chính con người tự kết án mình nếu họ từ chối ánh sáng, nghĩa là nếu họ từ chối nhận biết ở nơi Đức Giê-su Con Một của Thiên Chúa.
Lm. Ignatiô Hồ Thông
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT CHÚNG TA
Lm Giuse Đinh lập Liễm
I. THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG VÀ THA THỨ.
1. Tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại.
Con người được Thiên Chúa yêu thương. Đây là một chân lý mà không ai chối cãi được. Chân lý gây xúc động sâu xa nhất mà Giáo hội rao giảng là chúng ta đã được Thiên Chúa yêu thương từ trước muôn đời. Kitô giáo được xây dựng trên một niềm xác tín rằng tình yêu Thiên Chúa đã hạ cố đến thế gian đau khổ bệnh tật qua con người Đức Kitô. Đối với mọi tín hữu, đây là lời cốt tủy của Tin mừng. Không có đoạn văn nào trong Kinh thánh nói rõ điều này hơn là lời Đức Giêsu nói với ông Nicôđêmô:”Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã sai Con Một Mình, ngõ hầu những ai tin vào Ngài sẽ không phải chết nhưng sẽ được sống đời đời”(Ga 3,15).
Thiên Chúa yêu thương từng người chúng ta cứ như là không còn ai khác để cho Ngài yêu thương. Ngài như người cha luôn mong muốn cùng gia đình đồng hành suốt cuộc đời, và không thể an lòng cho đến khi con cái đi đây đó, ai nấy đều an toàn trở về mái ấm gia đình.
2. Nhưng dân Chúa lại phản bội.
Bài đọc thứ nhất cho chúng ta biết dân Do thái đã bất tuân lề luật và phụ bạc đối với tình yêu Thiên Chúa như thế nào. Họ đã phá vỡ giao ước và kéo theo sự sụp đổ hoang tàn của đền thờ và thành thánh. Chúa đâu có muốn trách phạt họ, Ngài muốn cho họ sống trung thành với Ngài như con cái đối với người cha, nhưng họ cứ đi sâu vào đàng tội, bỏ Chúa mà đi theo tà thần dân ngoại, bất đắc dĩ Ngài phải phạt để cho họ tỉnh ngộ. Cho đến lúc mà Thiên Chúa không còn dung thứ được nữa, Ngài liền cho phép quân thù đến tấn công họ. Quân Babylon đến xâm chiếm đất nước của họ, giết chết hàng ngàn, hàng vạn người. Quân thù phá hủy thành thánh, đốt phá đền thờ và cưỡng ép dân còn sống sót đi lưu đầy bên Babylon.
3. Các tiên tri nhắc nhở dân chúng.
Tuy nhiên vừa khi họ bị sát phạt, thì các tiên tri của Chúa liền xuống giọng. Các tiên tri bảo họ : đó là hình phạt của Thiên Chúa yêu thương và nhân hậu. Nhiều tiên tri đã lên tiếng kêu gọi thống hối và sửa đổi cách sống, nhưng đã hoài công, chẳng ai màng tới. Chưa hết, ngay trong những giây phút đen tối nhất của cuộc lưu đầy, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi dân Ngài nhưng tiếp tục kêu gọi họ quay về với lề luật, với Thiên Chúa.
Lịch sử dân Do thái thật là một kho lưu trữ nhắc nhở cho chúng ta hay biết những gì sẽ xẩy ra mỗi khi chúng ta phũ phàng từ chối tình yêu Thiên Chúa. Lịch sử ấy cũng đem lại cho chúng ta niềm an ủi rằng chúng ta phải đối diện với sự lựa chọn : đón nhận hay từ chối lòng nhân từ yêu thương của Thiên Chúa, chúng ta đã tự đặt mình vào một tình thế nguy hiểm là sống xa lìa với Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn kính trọng tự do cá nhân của chúng ta và sẽ không áp đặt ép uổng tình yêu của Ngài, đi ngược với những ước vọng chúng ta. Chúng ta có thể từ chối lòng thương yêu cũng như quà tặng tình nghĩa của Chúa. Chúng ta có thể quay lưng lại với tình yêu của Chúa mà ôm lấy bóng tối của tội lỗi và tự mình vĩnh viễn tách xa khỏi Ngài.
4. Dân hối cải, Chúa thứ tha.
Tuy vậy, Chúa không nỡ bỏ rơi dân Ngài. Chúa dùng vua của dân ngoại là Cyrô, vua Ba tư, để cứu thoát dân Ngài và đưa họ trở về quê cha đất tổ. Như vậy ta thấy những hình phạt của Chúa, không phải nhằm báo thù, trách phạt, mà là cách thế để luyện lọc, thanh tẩy và chữa trị họ, khiến họ trở nên tùy thuộc vào Chúa.
Trong bài Tin mừng hôm nay có nhắc đến chuyện con rắn đồng. Sau khi xuất Ai cập, bốn mươi năm ròng rã trong hoang địa, dân Israel gặp mọi thử thách. Họ oán trách Chúa đã để họ lầm than. Một lần cơn thịnh nộ của Chúa đã để cho rắn độc cắn chết nhiều người. Dân Chúa quá sức khiếp sợ. Họ nhìn nhận tội lỗi của mình, và Chúa đã đoái thương nỗi khốn khổ của họ. Ngài dạy ông Maisen hãy làm một con rắn bằng đồng, treo lên một cái sào để bất cứ ai bị rắn cắn, nếu nhìn lên con rắn đồng, sẽ được khỏi. Như vậy, khi con rắn đồng được giương lên, thì ngay chính lúc đó, lòng tha thứ của Thiên Chúa lại tỏa sáng và trao ban. Từ nay Thiên Chúa sẽ cứu sống dân, những kẻ đã từng oán trách Ngài.
II. TÌNH YÊU THIÊN CHÚA NƠI ĐỨC KITÔ.
1. Sự sóng đôi giữa Cựu ước và Tân ước.
Thiên Chúa yêu thương con người, nhưng con người không nhìn ra. Chính vì thế Thiên Chúa đã biểu lộ một cách cụ thể tình yêu của Ngài cho nhân loại nơi Đức Giêsu Kitô, Con yêu của Ngài, như lời thánh Gioan đã nói:”Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ban chính Con Một Ngài, để tất cả những ai tin vào Con Ngài sẽ không phải chết, nhưng được sống đời đời”(Ga 3,16). và Ngài còn nói tiếp:”Thiên Chúa đã không sai Con Ngài đến để luận phạt mà là để cứu độ”(Ga 3,17).
Tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại qua Đức Kitô đã được ám chỉ trong Cựu ước. Ta có thể nói Cựu ước là hình ảnh của Tân ước. Cựu ước là hình ảnh, Tân ước là thực tại. Chính vì thế, ta thấy có sự sóng đôi giữa Cựu ước và Tân ước. Những nhân vật chính yếu và những biến cố then chốt trong Cựu ước đều là hình bóng của những nhân vật chính yếu và những biến cố then chốt trong Tân ước.
Chẳng hạn , họ chứng tỏ cho thấy Isaac, con trai tổ phụ Abraham là hình bóng của Đức Giêsu như thế nào :
· Isaac con trai độc nhất, Đức Giêsu cũng thế.
· Isaac được cha mình rất mực yêu dấu, Đức Giêsu cũng thế.
· Isaac bị dâng làm hy lễ, Đức Giêsu cũng thế.
· Isaac bị hiến tế trên một ngọn đồi, Đức Giêsu cũng thế.
· Isaac vác củi dùng vào việc hy tế, Đức Giêsu cũng thế.
Thánh Phaolô cũng so sánh tương tự như thế giữa Cựu ước và Tân ước. Chẳng hạn, trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, Ngài đã so sánh giữa Adong và Đức Giêsu. Ngài viết:”Con người đầu tiên là Adong, đã được dựng nên là một người sống động, nhưng Adong sau cùng (Đức Giêsu) là Thánh Linh ban sự sống... Adong thứ nhất được dựng nên bằng đất, từ đất mà sinh ra, còn Adong thứ hai (Đức Giêsu) từ trời mà sinh ra. Người thuộc về đất thế nào, thì những người thuộc về đất cũng thể ấy. Người thuộc về trời thế nào thì những kẻ thuộc về trời cũng thể ấy. Như chúng ta đã mang hình ảnh của người thuộc về đất, thì chúng ta cũng sẽ mang hình ảnh của người thuộc về trời”(1 Cr 15,45-49) (Mark Link, Giảng lễ Chúa nhật, năm B, tr 88).
2. Thập giá, dấu tích của tình yêu.
Chính khi nhìn vào thập giá, chứng kiến hình ảnh Đức Kitô chịu khổ hình treo trên thập giá, thấm đẫm bao nhiêu là quyền lực của sự dữ nơi tội lỗi, chúng ta mới bắt đầu nhận ra tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta cao cả biết bao. Tất cả mọi độc ác hận thù ghen ghét bất công của cuộc đời đều đổ dồn vào cây khổ giá, sừng sững giữa trời và đất, trên ngọn đồi Calvê. Một trong những chi tiết đầy ngỡ ngàng nhất về cuộc thương khó và tử nạn của Đức Giêsu chính là Thập giá nay trở nên bằng chứng tột cùng cho tình yêu Thiên Chúa. Thập giá sừng sững trên đồi cao, xưa kia là dấu chỉ của tủi nhục, nay trở nên chiếc cầu ân sủng thần kỳ có sức chữa lành cả thế giới. Cây chết chóc nay trở nên cây sự sống, cây thất bại nay trở thành cây chiến thắng.
3. Truyện con rắn đồng.
Con rắn đồng là biểu trưng cho Đức Giêsu bị treo trên thánh giá. Sách Dân số 21,4-9 kể rằng : Dân Do thái đi từ núi Horeb về phía Biển đỏ đi vòng quanh xứ Eđom. Quãng đường dài này đã làm cho dân chúng kêu trách Đức Chúa và ông Maisen:”Tại sao đem chúng tôi ra khỏi Ai cập để rồi cho chúng tôi chết trong rừng ? Không có bánh, không có nước, chúng tôi đã chán món ăn khốn nạn này lắm rồi”. Bấy giờ Đức Chúa cho một thứ rắn lửa từ trong rừng bò ra cắn dân chúng, nhiều người phải chết.
Dân chúng chạy đến ông Maisen, thưa với ông:”Chúng tôi đã phạm tội, vì chúng tôi đã nói phạm đến Đức Giavê và đến ông, xin ông cầu với Đức Giavê cho chúng tôi để Ngài đuổi lũ rắn này xa khỏi chúng tôi đi”. Ông Maisen cầu cho dân. Chúa bảo Maisen:”Hãy làm một con rắn và treo trên ngọn sào, hễ ai bị rắn cắn mà nhìn vào đó thì được sống”. Maisen làm một con rắn đồng và treo lên ngọn sào. Hễ ai bị rắn cắn nhìn vào rắn đó đều được khỏi.
Rắn lửa nói đây không phải nó đỏ như lửa, nhưng vết thương nó gây ra cho người ta rát như bỏng lửa. Tại miền nam xứ Palestine có rất nhiều thứ rắn và rắn có nọc.
Không phải tự con rắn treo lên có sức chữa người ta , nhưng cái sức chữa đó do Đấng truyền lệnh đã ban cho.
Sau này, những con rắn đồng đã trở thành vật dị đoan cho dân Do thái : Họ đốt hương trước rắn đồng. Vì thế, trong cuộc cách mạng tôn giáo Ezechias truyền đập nát con rắn đồng (4 Sb 18,4).
Việc treo rắn đồng là tượng trưng cho việc Chúa chịu treo sau này. Ai tin vào Chúa chịu treo trên Thánh giá sẽ được cứu rỗi (Trần văn Khả, Phúc âm Chúa nhật, năm B, tr270).
III. HÃY TIN NHẬN ĐỨC GIÊSU LÀ CỨU CHÚA.
1. Ngài đã cứu chuộc bằng máu Ngài.
Thiên Chúa có thể cứu chuộc nhân loại bằng bất cứ cách nào nhưng Ngài lại muốn Con của Ngài phải đổ máu ra trên thập giá để cứu chuộc. Máu ấy có thể rửa sạch mọi tội lỗi của nhân loại, làm linh hồn con người được trở nên trong trắng, xứng đáng được làm con Chúa và làm đền thờ của Ngài. Chúng ta không thể hiểu được việc này vì đây là một mầu nhiệm lớn, mầu nhiệm “Ngôi hai cứu chuộc”. Vì thế, suy niệm về ơn cứu độ này, thánh Phaolôâ trong thư gửi cho tín hữu Do thái đã khẳng định:”Không có đổ máu ra thì không có ơn tha thứ”(Dt 9,22).
Truyện : máu của Telmachus.
Ngày đại hội năm 444 sau kỷ nguyên, làn sóng người từ khắp nơi kéo về Rôma. Rôma tưng bừng với vẻ của một ngày hội.
Hoàng đế Honorius cho tổ chức các trận giác đấu mừng ngày giải phóng dân Goths. Giữa đám đông lũ lượt đi đi lại lại, một ông già trong bộ y phục đơn giản của một vị tu trì Đông phương trầm lặng bước đi. Tên ông là Telmachus. Nhà tu trì này chỉ chăm lo chuyên khảo Thánh kinh và cầu nguyện. Cái trò chơi đẫm máu bỉ ổi này đã chấm dứt ở miền Đông nơi phát xuất ra ông. Nhưng nó vẫn còn đang tiếp diễn ở Rôma, đất nghìn năm muôn thuở, mặc dầu đã có ba vị hoàng đế tìm cách chấm dứt. Telmachus đăm chiêu, vì ông đang suy nghĩ phải làm gì để chấm dứt trò chơi này.
Những tay giác đấu gồm đủ mọi hạng người : có khi là những phạm nhân đã bị án tử, có khi là Kitô hữu, thường hơn là tù binh, đôi khi có người vì tham tiền, ham danh tình nguyện...
Trận đấu đầu tiên ghi lại trong lịch sử diễn ra năm 264 trước kỷ nguyên với 3 cặp đấu. Con số mỗi ngày một tăng. Quốc hội phải hạn chế chỉ cho Julius Cesar được có 320 cặp để chiến đấu trong một trận. Dưới triều Augustô, có lúc tới 10.000 tham dự trận đấu.
Hôm nay ngày tổ chức giác đấu, 85.000 chỗ ngồi trong đại thao trường Colosseum chật ních không còn chỗ trống.
Cái ung nhọt này không còn cơ cứu chữa. Nhân vật duy nhất đã dám lên tiếng chỉ trích là nhà hiền triết Sénèque. Ngoài ra còn có 3 vị hoàng đế chống lại trò chơi này, nhưng không dám thi hành vì sợ sự phản ứng mạnh phía quần chúng.
Đến giờ, những tay giác đấu xếp thành hàng dài chậm chạp diễn quanh đấu trường. Tới chân khán đài danh dự, chỗ vua ngồi, họ la to : kẻ hạ thần là những người sắp chết xin kính chào bệ hạ.
Khán giả quanh đấu trường chọn tay giác đấu nào họ ưa thích rồi la hét kích thích họ xung trận.
Khi hai tay giác đấu đang sát phạt đến hồi gây cấn nhất, bỗng một người ăn mặc đơn giản xông vào giữa hai đấu thủ gạt họ ra. Đám đông khán giả giận dữ la hét vang dội. Một số bực tức quá chạy ra tận đấu trường xé ông ra hàng trăm mảnh vì làm cho họ cụt hứng. Con người đó chính là Telmachus.
Kinh hoàng trước sự việc xẩy ra, Honorius chính thức tuyên bố bãi bỏ trò chơi bỉ ổi đã giết hại không biết bao nhiêu sinh linh ở Rôma cũng như ở các nơi khác.
Kể từ đó lịch sử không còn nói những trận đấu gươm tại Rôma nữa.
Không đổ máu không có ơn cứu rỗi.Nhờ dòng máu Telmachus làm tắt dòng máu nhiều kẻ khác (Op, cit, tr 271-273).
2. Ai tin thì sẽ được sống.
Thánh Gioan nói:”Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ Con của Ngài, mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Ngài, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa”(Ga 3, 20 ). Tin đối với Gioan là nhìn nhận Đức Giêsu là Con và là sứ giả của Chúa Cha, là đến với Đức Giêsu và gặp Ngài, là biết Ngài và cùng với Ngài biết Chúa Cha. Đức tin còn là hồng ân và một sự lôi cuốn của Chúa Cha.
Người tin bước vào một cuộc sống mới. Đó là được thông phần sự sống của Thiên Chúa, là một ân huệ Đấng Messia mang lại. Tin là từ bỏ bóng tối của tội lỗi, của gian tà, của ma qủi. Phải, chính trong đêm tối của tối tăm mà con người nhận ra tình thương của Thiên Chúa, miễn là đừng khép kín lòng lại :”Sự sáng đã đến trong thế gian, mà người ta đã yêu mến tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm họ đều xấu”(Ga 3,19). Hãy tin vào Đức Giêsu thì sẽ được tha thứ và được hưởng nhờ ơn cứu độ,
Truyện : Tượng Thánh giá ban phép lành.
Tại một nhà thờ bên Tây ban nha có một tượng Thánh giá rất đặc biệt : Chúa Giêsu chỉ chịu đóng đinh có một tay trái và hai chân, tay phải rời khỏi lỗ đinh và đưa ra phía trước trong tư thế như đang ban phép lành.
Chuyện kể rằng : một lần, tại nhà thờ này có một tội nhân đến xưng tội. Đối với một tội nhân có quá nhiều tội nặng như anh ta, vị Linh mục rất nghiêm khắc và ngăm đe nhiều điều. Nhưng chứng nào vẫn tật đó, ra khỏi toà giải tội ít lâu, hối nhân lại tiếp tục sa ngã. Rất nhiều lần như thế. Cuối cùng, vị linh mục đành răn đe:”Tôi không muốn anh vấp lại những tội như thế nữa. Đây là lần cuối cùng tôi tha tội cho anh”. Hối nhân ra khỏi toà giải tội mà lòng trĩu nặng và đau khổ.
Được vài tháng sau, anh ta lại đến xưng tội, và xưng cũng cùng những tội nặng y như những lần trước. Vị linh mục dứt khoát:”Anh đừng có đùa với Chúa. Tôi không tha”. Thật lạ lùng. Ngay lập tức, vị linh mục cùng hối nhân đều nghe có tiếng thì thầm phía bên trên. Từ cây Thánh giá, bàn tay phải của Chúa Giêsu được rút ra khỏi lỗ đinh và ban phép lành cho hối nhân. Vị linh mục nghe được tiếng thì thầm ấy nói với chính mình:”Ta là người đổ máu ra cho người này chứ không phải con”.
Kể từ đó, bàn tay phải của Chúa Giêsu không gắn vào thánh giá nữa, nhưng vẫn giữ tư thế đang ban phép lành, như không ngừng mời gọi:”Hãy trở về với Ta, các ngươi sẽ được tha thứ”.
Thiên Chúa đã không dạy bài học tha thứ suông, nhưng đã dạy bài học tha thứ bằng chính mạng sống của Con yêu dấu Ngài là Đức Giêsu. Nếu ngày xưa, con rắn đồng trong sa mạc được giương lên, thì hôm nay chính Chúa Giêsu được giương lên. Mãi mãi chúng ta biết ơn Chúa Giêsu và khắc sâu lời Ngài:”Như Maisen đã giương cao con rắn ở sa mạc thế nào, Con Người cũng sẽ giương cao như vậy”.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
NiỀm vui đưỢc cỨu đỘ
Lm. Phêrô Trần Thanh Sơn
Kính thưa...
Bước vào thánh đường tham dự Thánh lễ hôm nay, chắc quý ông bà anh chị em hơi ngạc nhiên, vì ngay giữa Mùa Chay, mà bàn thờ lại có những bình hoa tươi, xinh xắn, còn Linh mục lại mặc lễ phục màu hồng. Tất cả như làm rộn lên trong từng người chúng ta một niềm vui. Vâng, đó là niềm vui của những con người nhận được một sự sống mới. Sự sống nhờ tin vào Đức Kitô. Và cũng thật lạ thường, "sự sống" ấy lại được Đức Kitô ban cho con người bằng "cái chết " trên thập giá của mình. Bởi vì, theo thánh Gioan, giờ Đức Giêsu chịu khổ nạn là lúc Ngài được "giương cao" , được tôn vinh. Thập giá không còn là dụng cụ của sự chết, nhưng trở thành Thánh giá biểu dương của sự sống, là ngai của Vua -Kitô đăng quang (Ga 3, 14; 8, 28; 12, 32).
Như thế, lời Chúa hôm nay là một câu trả lời tròn đầy cho thắc mắc: "Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?" của các tông đồ khi các ông từ trên núi xuống sau sự kiện biến hình, trong Chúa Nhật 2 Mùa Chay; và đây cũng là lúc kiện toàn ý nghĩa cho lời tiên báo của Đức Kitô: "Phá huỷ đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại", mà chúng ta vừa nghe trong Chúa Nhật 3 Mùa Chay vừa qua.
Vì thế, trong giờ này, tôi muốn chia sẻ cùng quý ông bà anh chị em một vài suy nghĩ về niềm vui ơn cứu độ mà chúng ta đã nhận được nhờ ân sủng của Đức Kitô. Ngõ hầu, khơi lên trong từng người chúng ta một niềm tin và hy vọng vững chắc vào Đức Giêsu Kitô, Cứu Chúa của chúng ta.
1. Niềm vui được giải thoát:
Trước hết đó là niềm vui được giải thoát từ nơi lưu đày trở về của dân Chúa mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc một. Sau biến cố lưu đày, tác giả sách Ký sự đã nhìn lại suốt dọc dài lịch sử của dân Chúa để tìm ra nguyên nhân khiến dân tộc bị lưu đày và tìm cách làm cho dân Israel thực sự xứng đáng là một dân của lời hứa.
Khi nhìn lại cuộc sống của dân Israel, tác giả cho thấy rằng: "Trong những ngày ấy, tất cả những đầu mục tư tế và dân chúng đều bất trung, bắt chước những sự ghê tởm của các dân ngoại. Họ làm dơ bẩn đền thờ Chúa...". Nghĩa là, họ đã không trung thành với giao ước mà cha ông họ đã ký kết với Thiên Chúa. Họ đã chạy theo cách sống dễ dãi của các dân ngoại xung quanh, phản bội Thiên Chúa, sống bất công với anh em. Không những thế, họ còn "nhạo báng các sứ giả Chúa, coi thường lời Chúa và nhạo báng các tiên tri ". Sống như thế, hình phạt lưu đày là điều không thể tránh khỏi. Ông kết luận: "Sau hết, cơn thịnh nộ của Chúa đã đổ lên dân Người và vô phương cứu chữa". Bị lưu đày, dân Chúa phải rời xa quê cha đất tổ, không còn được sống nơi miền đất Hứa. Cả dân tộc phải sống tha phương, cầu thực nơi đất khách quê người. Như thế, họ tuy còn sống, nhưng khác gì đã chết, mà không phải một người nhưng là cả một dân tộc, bởi vì, đất nước họ đã bị xoá tên trên bản đồ thế giới. Đây là giai đoạn đau buồn và tủi hổ nhất của dân Do thái như lời diễn tả của tác giả Thánh vịnh trong bài đáp ca: "Trên bờ sông Babilon, chúng tôi ngồi khóc nức nở, khi tưởng nhớ lại thành thánh Sion".
Có cảm nhận được nỗi buồn đó của dân tộc Do thái, chúng ta mới thấy được niềm vui to lớn của họ khi nhận được chiếu chỉ hồi hương của hoàng đế Cyrus, vua Batư: "Đây hoàng đế Cyrus, vua xứ Batư tuyên bố: Chúa là Thiên Chúa trời đất đã ban cho trẫm mọi nước trên mặt đất,...Ai trong các ngươi thuộc về dân Chúa? Thiên Chúa sẽ ở với nó, và nó hãy tiến lên". Không vui sao được, vì với chiếu chỉ này, họ sắp được hồi hương trở về Thánh Địa. Họ lại được lên Giêrusalem để thờ phượng Thiên Chúa. Miệng họ lại được hát những khúc ca mừng trong những ngày lễ: "Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi: "Ta cùng trẩy lên đền thánh Chúa! "Và giờ đây, Giêrusalem hỡi, cửa nội thành, ta đã dừng chân. Giêrusalem khác nào đô thị, được xây nên một khối vẹn toàn." (Tv 122, 1-3).
Thế nhưng, niềm vui này vẫn chưa được trọn vẹn, vì sau đó, họ vẫn còn tiếp tục chịu đô hộ bởi các đế quốc như Hy lạp, La mã. Do đó, từ trong tâm khảm, họ vẫn chờ đợi Đấng Messia mà Thiên Chúa đã hứa.
2. Niềm vui của những kẻ tin:
Nỗi chờ mong của dân Do thái nay đã trở thành hiện thực với sự xuất hiện của Con Thiên Chúa. Chính Ngài là Đấng đem đến cho họ một sự giải thoát toàn diện, giải thoát khỏi tội lỗi, ban cho họ một sự sống mới, sự sống đời đời như lời Ngài nói với Nicôđêmô mà chúng ta vừa nghe trong bài Tin mừng: "Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con Ngài thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời". Tuy nhiên, để thực sự nhận được sự sống này, chúng ta cần phải tin vào Đức Giêsu như lời Ngài tuyên bố: "Tất cả những ai tin ở Người, sẽ không bị huỷ diệt, nhưng được sống đời đời". Tin vào Đức Giêsu, nghĩa là, luôn hướng nhìn vào Đức Giêsu và dám phó thác trọn vẹn cuộc đời chúng ta trong tay Ngài, để Ngài dẫn chúng ta đi. Tới đây, có lẽ chúng ta nhớ tới hình ảnh của Phêrô đi trên mặt nước. Khi ông tin và nhìn thẳng vào Đức Giêsu, ông đi được trên mặt nước, nhưng khi ông nhìn xuống, ông liền bị chìm (x. Mt 14, 28-31).
Niềm vui này trong chúng ta sẽ còn lớn lao hơn nữa, nếu chúng ta ý thức rằng sự giải thoát này không phải do công trạng của chúng ta, nhưng là do tình yêu nhưng không của Thiên Chúa, như lời thánh Phaolô đã nói với các tín hữu thành Êphêsô: "Vì chưng, bởi ơn Chúa, anh em được cứu rỗi nhờ đức tin. Điều đó không phải do anh em, vì đó là ân huệ của Chúa; cũng không phải do việc làm, để không ai được tự phụ".
Giờ đây, để thực sự xứng đáng đón nhận ơn cứu độ do cuộc Vượt Qua của Đức Giêsu, mỗi người chúng ta hãy can đảm dứt khoát nói không với những thói hư, tật xấu. Tới đây, tôi lại nhớ tới bài vè mà các em thiếu nhi vẫn đọc:
Một không hút chích xì ke,
Hai không nhậu nhẹt, rượu chè bê tha.
Ba không học thói trăng hoa,
quan hệ bất chính, Sida có ngày.
Bốn không bài bạc tối ngày,
chơi đề cá độ cửa nhà tan hoang.
Năm không thích mốt, đua đòi,
nay quần mai áo, nợ đòi tứ tung.
Sáu không lên mặt "yêng hùng",
đua xe bạt mạng như khùng như điên
Và với các em thiếu nhi, thì các em cũng cần nói không với các thói xấu như:
Bảy không nói dối đặt điều,
ba hoa chảnh choẹ sớm chiều bạn xa.
Tám không trốn học bỏ nhà,
đi bờ đi bụi quen đà hư thân.
Chín không kết nhóm nhập băng,
phá làng phá xóm họ hàng khinh chê.
Mười không nói tục chưởi thề,
đùa cợt bất nhã, bạn bè tránh xa.
Không những nói không với thói hư tật xấu, mỗi người chúng ta còn phải sống như con cái của sự sáng, nghĩa là luôn sống chân thật trong suy nghĩ, lời nói cũng như hành động, như lời dạy của Đức Giêsu: "Ai hành động trong sự thật thì đến cùng sự sáng, để hành động của họ được sáng tỏ là họ đã làm trong Thiên Chúa". Nếu tất cả chúng ta sống được như vậy, chúng ta chắc chắn sẽ "đựơc đồng ngự trị trên nước trời trong Đức Giêsu Kitô", và lúc đó niềm vui của chúng ta sẽ sung mãn và không bao giờ mất. Amen.
Lm. Phêrô Trần Thanh Sơn
tin vào Con NgưỜi thì khỎi phẢi chẾt
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
Trong nhóm Pha-ri-sêu, có một người tên là Nicôđêmô, một thủ lãnh của người Do-thái và cũng là ”bậc thầy trong dân Ítraen” đã đến gặp Chúa Giêsu ban đêm. Các nhà chú giải Kinh Thánh giải thích rằng hoặc Ông là người vị vọng trong dân Do Thái, lại là tiến sĩ luật phái Pharisêu, sợ dư luận, nên đã đến gặp Chúa Giêsu ban đêm, để trách những cặp mắt dòm ngó, những lời đàm tiếu. Hoặc Ông là môn đệ đầu tiên bắt đầu tin theo Chúa một cách kín đáo, chưa dám công khai. Một cuộc gặp gỡ kỳ lạ đã đưa Nicôđêmô, một người khát khao chân lý và ánh sáng được gặp thấy chính Đấng đã phán: “Ta là đường, là Sự Thật và là Sự Sống“ (Ga 14-16). Trong đêm tối của tội lỗi, trong những thao thức băn khoăn đi tìm chân lý, Đức Giêsu đã mạc khải ”vén bức màn” bí mật của chương trình cứu độ của Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử của nhân loại.
Trong Tin Mừng của thánh Gioan, Nicôđêmô còn xuất hiện hai lần nữa. Một lần trong cuộc tranh luận về nguồn gốc của Đức Kitô: ”Trong nhóm Pharisêu, có một người tên là Nicôđêmô, trước đây đã đến gặp Chúa Giêsu, ông nói với họ: Lề luật của chúng ta có cho phép kết án ai, trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?” (Ga 7, 50). Lần sau cùng vào buổi chiều ngày thứ sáu chịu nạn, Ni-cô-đê-mô cũng dự cuộc liệm xác của Đức Kitô: “Ông đem theo chừng một trăm cân mộc dược, trộn với trầm hương“Ga 19-39.
Trong cuộc gặp gỡ với Nicôđêmô trong Tin Mừng Chúa Nhật 4 Mùa Chay năm phụng vụ B hôm nay, sứ điệp quan trọng nhất mà Thiên Chúa muốn mặc khải cho tất cả những tâm hồn đang khao khát sự thật và ánh sáng chính là: ” Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16)
Vì yêu thương con người đến tột cùng, Chúa Cha đã trao ban Chúa Con cho trần gian, để trần gian được cứu độ (3,16.35) và được sống (5,24-27; 6,39). Sứ mạng của Chúa Con là hoàn tất công trình cứu chuộc của Chúa Cha, đưa con người vào sự hiệp thông hoàn hảo giữa Chúa Cha và Chúa Con. Lịch sử nhân loại, lịch sử dân Do Thái, lịch sử Hội Thánh hay xác thực hơn, lịch sử của mọi người tín hữu chúng ta đều là Lịch Sử Ơn Cứu Rỗi.
”Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa” (Ga 3. 17-18). Như vậy:
1. Tin đối với Gioan là nhìn nhận Đức Giêsu là Con và là sứ giả của Chúa Cha (xem 3,16-18; 14,1.10; 17, 21-25; 20,31), là đến với Đức Giêsu và gặp Người (6,35-37), là biết Người và cùng với Người biết Chúa Cha (10,38; 11,40; 14,7.20). Đức tin còn là một hồng ân và một sự lôi cuốn của Chúa Cha (6,37.44.65).
2. Tin là nhìn lên Con Người (1,51) được giương cao (12,32) và đặt trọn niềm tin vào ĐẤNG Bị TREO LÊN trên Thập giá, Đấng Mêsia, Đấng Cứu Thế muôn dân trông đợi... Chúa Giêsu nhắc đến câu chuyện ghi trong sách Dân Số (chương 21, 4-9): trong cuộc hành trình qua sa mạc, dân Ítraen mất kiên nhẫn đã kêu trách Chúa, nên bị nạn rắn cắn. Chúa đã truyền cho Môsê: ”Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống” (Ds 21,8). Con rắn đồng đã trở lên dấu chỉ của sự cứu sống. Chúa Giêsu ám chỉ đến cái chết của Người bị hành hạ và bị treo trên thập tự giá. Tất cả những ai nhìn lên và tin vào Ngài, sẽ không bị con rắn xưa là ma quỷ ám hại. Ngày nay, người ta đã dùng dấu hiệu con rắn treo trên các nhà bán thuốc tây hay dùng trong y học như biểu tượng của sự cứu chữa bệnh tật.
3. Người tin (3,12) bước vào một cuộc sống mới (4,14; 6,27; 17,3). Đó là được thông phần sự sống của Thiên Chúa, là một ân huệ Đấng Mêsia mang lại. Tin là từ bỏ bóng tối của tội lỗi, của gian tà, của ma quỷ (Ba lời thề hứa trong khi lãnh nhận Phép Rửa). Phải, chính trong đêm tối của tội lỗi mà con người nhận ra tình thương của Thiên Chúa, miễn là đừng khép kín lòng lại: “Sự sáng đã đến trong thế gian, mà người ta đã yêu mến tối tăm hơn sự sáng, vì việc họ làm đều xấu”. (Ga 3-19).
Tin là bước đi trong ánh sáng, sống trong chân lý và hành động ngay chính: ”Và đây là bản án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa. Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách. Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa.” (Ga 3, 19-21)
Kế hoạch Thiên Chúa là mỗi người được kêu mời lãnh nhận ơn cứu độ. Đó là một mầu nhiệm, Vì, tất cả chúng ta đều đã phạm tội, nhưng nhờ ân thánh, chúng ta được sống lại, được cải tử hoàn sinh với Đức Kitô và trong Đức Kitô. Cứ nhìn qua nếp sống hưởng thụ ăn chơi đàng điếm của những đô thị lớn trên khắp thế giới, kiểm điểm lại sự sa sút lòng đạo đức cũng như luân lý trong các gia đình di cư, chúng ta sẽ nhận định rõ tình thương vô bờ bến của Thiên Chúa trong thế giới hiện nay.
Mùa chay thánh, mùa ăn năn đền tội sám hối giúp mọi cá nhân tỉnh giấc ngủ say, ý thức thân phận tội lỗi của mình, sự yếu hèn của bản tính con người, để khiêm nhượng hơn, để tin tưởng hơn và mở lòng đón nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa, lãnh nhận chính tình yêu lớn lao của Ngài.
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
TÌNH YÊU THÁNH GIÁ
Lm. Anphong Trần Đức Phương
Theo truyền thống từ lâu đời, Chúa Nhật IV Mùa Chay thường được gọi là Chúa Nhật “Hãy vui lên” (Rejoice Sunday, Laetare Sunday!), vì Ca Nhập Lễ mở đầu bằng câu “Hãy vui lên!... (Isaia 66, 10-11).
Chúng ta hãy vui lên trong Chúa là Đấng đã yêu thương cứu chuộc chúng ta. Chúng ta hãy vui lên nơi Thập Tự Giá là nguồn ơn cứu rỗi của chúng ta. Chúng ta hãy vui lên để hướng tâm hồn chúng ta về niềm vui Phục Sinh, sau những cố gắng hy sinh hãm mình, làm việc từ thiện trong suốt Mùa Chay Thánh.
Trong Thánh lễ hôm nay, các vị chủ tế có thể mặc áo lễ mầu hồng thay màu tím, có thể trưng bày hoa trên Bàn thờ, cũng có thể sử dụng các nhạc cụ trong trong Thánh lễ (theo phụng vụ, trong suốt Mùa Chay, chỉ đệm đàn nhẹ cho Ca đoàn hát).
Các Bài đọc hôm nay nói về tình yêu của Chúa đối với chúng ta, dù chúng ta là những kẻ tội lỗi.
Bài Đọc I (2 Ký Sự 36, 14-16, 19-23) nói đến tội lỗi của dân Chúa ngày xưa: “Từ các tư tế, đầu mục và dân chúng (Do thái) đều sống theo nếp sống tội lỗi ghê tởm của dân ngoại… làm ô uế Đền Thờ Chúa đã được thánh hiến… Dù Chúa đã sai các tiên tri đến kêu gọi họ ăn năn thống hối, nhưng họ cứ ‘cứng lòng’... và vì thế, Thiên Chúa để cho ‘dân ngoại’ đến chiếm Thành Thánh Giêrusalem, phá hủy Đền Thánh và bắt mọi người đi lưu đày ở Babylon. Chỉ sau những năm bị lưu đày nhục nhã, họ mới ăn năn sám hối. Ngồi trên bờ sông Babylon, họ than khóc nức nở, thương nhớ về quê hương, về Thành Thánh Giêrusalem (Đáp ca: Thánh vịnh 136, 1-6) và sám hối lỗi lầm. Bấy giờ, họ lại được Thiên Chúa thứ tha, và đưa trở về quê hương.
Trong Bài Phúc Âm (Gioan 3,14-21), Chúa Giêsu nhắc đến câu chuyện Dân Chúa xưa sống trong sa mạc, vì tội lỗi phản nghịch, bị rắn cắn, và Thiên Chúa đã sai ông Moise treo con rắn đồng lên và ai nhìn lên con rắn thì được khỏi (Dân số 21, 9…) (Ngày nay, y khoa cũng dùng hình ảnh này làm biểu tượng). Từ hình ảnh đó, Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô về việc Chúa Giêsu sẽ bị chết treo trên Thập Tự Giá để cứu chuộc tội lỗi nhân loại, và ai tin sẽ được tha thứ: “Như ông Moise đã dương cao con rắn trong sa mạc, Con Người (Chúa Giêsu) cũng phải được dương cao như vậy, để những ai tin vào Người thì được sống muôn đời…)
Đó là tình yêu cao cả của Thiên Chúa đối với chúng ta là những kẻ tội lỗi: “Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến nỗi đã cho chính Con Một của Ngài đến trần gian để cứu chuộc chúng ta. Ngài đã chấp nhận cái chết đau đớn trên Thập Tự Giá, như một kẻ nô lệ, để giải thoát chúng ta khỏi vòng nô lệ của ma qủy, thế gian và xác thịt, để trở thành những người con cái tự do của Thiên Chúa. Đó là ơn huệ Chúa thương ban, chứ không do công nghiệp riêng của chúng ta (Bài Đọc II: Ephêsô 2, 4-10).
Hình phạt ‘khổ giá’ ngày xưa trong Đế Quốc Rôma, là một hình phạt rất đau đớn và nhục nhã, chỉ dành cho những người phải sống trong thân phận nô lệ. Chúa Giêsu, Đấng hoàn toàn vô tội, nhưng đã chọn cái chết trên Thập Tự Giá như một kẻ nô lệ, để giải thoát chúng ta khỏi vòng nô lệ của tội lỗi. Đó là tình yêu cao cả, Tình Yêu Thập Tự Giá, dù những người Do thái cho đó là ‘điều ô nhục’ và người Hy lạp cho đó là ‘điên rồ’ không thể chấp nhận được! (Côrintô 1:23).
Thật sự, chúng ta chỉ có thể hiểu được tình yêu Chúa trên Thánh Giá, khi chúng ta nhớ tới lời Thánh Gioan Tông Đồ: “Thiên Chúa là Tình Yêu.” (1 Gioan 4: 8). Một tình yêu bao la, cao cả, vượt trên mọi sự hiểu biết của con người – Tình Yêu Thánh Giá.
Ngày nay, những người vô thần, những người ngoài Kitô Giáo cũng thường không hiểu được tình yêu đó. Họ không thể hiểu được làm sao chúng ta lại tôn thờ một người bị chết nhục nhã như vậy! Thánh giá luôn là một ‘điều điên rồ không thể chấp nhận được đối với những người không có lòng tin nơi Thiên Chúa, những người không thể hiểu được “Thiên Chúa là Tình Yêu!”
Trong niềm vui của Thánh lễ hôm nay ‘vì Chúa đã chết trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta’, chúng ta hãy vui lên và cùng hiệp lời cầu nguyện: Xin cho mọi người chúng ta biết dùng nhiều thời giờ hơn trong Mùa Chay Thánh để nhìn lên Chúa chịu chết Thánh Gía vì tội lỗi chúng ta, để chúng ta biết sám hối lỗi lầm, biết từ bỏ những ‘tính hư, tật xấu’, canh tân đời sống cho xứng đáng là con cái Chúa, là Cha yêu thương chúng ta, để cầu nguyện cho những người tội lỗi biết ăn năn trở về cùng Chúa, và cầu nguyện cho những người chưa biết Chúa được trở về cùng Chúa.
Lm. Anphong Trần Đức Phương
ÐỨc Giêsu là ÐẤng CỨu ÐỘ
Ga 3,14-21
Lm. An Phong, OP
Hôm nay Tin mừng tường thuật cuộc đàm thoại giữa Chúa Giêsu với ông Nicôđêmô; và Ðức Giêsu khẳng định chỉ có Ơn Cứu Ðộ nơi Con Một Thiên Chúa, Ðấng chịu treo trên thập giá, và là nguồn sống cho nhân loại. Cuộc đối thoại nhắc lại thời kỳ dân Do Thái lưu lạc trong sa mạc; họ kêu trách Chúa và Môsê; rồi rắn bò ra cắn chết nhiều người. Nhưng nhờ Môsê can thiệp, Thiên Chúa đã chữa lành Dân nhờ một biểu tượng : con rắn đồng được treo lên.
Nhưng "con rắn đồng" và việc chữa lành rắn cắn chỉ là hình bóng ám chỉ Ơn Cứu Ðộ thực sự cho tất cả nhân loại đang bị đè bẹp dưới ách tội lỗi : Ðức Giêsu chịu treo lên thập giá, ai tin tưởng nơi Ngài sẽ được cứu độ.
"Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng", câu kinh quen thuộc đó biểu lộ tình trạng tội lỗi của chúng ta trước Thiên Chúa và cộng đoàn. Thật vậy, chúng ta là những người tội lỗi "trong tư tưởng, lời nói, và việc làm", và hơn thế nữa, trong "những điều thiếu sót", tức là những điều chúng ta phải làm nhưng lại chưa làm hay không làm để xây dựng cuộc sống nhân loại tốt đẹp hơn. Từ ngày Adam Eva phạm tội, con rắn cám dỗ vẫn chạy quanh khắp nơi, rình cắn mọi người, con rắn của ích kỷ, tham lam, dục vọng, hờn giận, oán ghét .... Vâng, ta thấy có đủ mọi hình thức, mọi tình trạng của "bệnh tật" phát sinh từ con rắn tội lỗi ấy. Mỗi người chúng ta có thể nghiệm thấy sự hoành hành của tội lỗi trong con người mình.
May thay, chúng ta không chết, chết vì thất vọng, chết vì đánh mất tính người; bởi vì có nguồn sự sống tuôn trào tự thập giá và Phục sinh của Ðức Kitô, Ðấng cứu độ chúng ta; tình yêu của Người giúp ta vượt thắng ích kỷ, oán hờn; sức sống của Người giúp chúng ta vượt qua dục vọng, yếu đuối... Chỉ có Người là thầy thuốc chữa lành "bệnh tật tâm hồn" của chúng ta, miễn là chúng ta biết nhìn lên Người, tin tưởng và yêu mến Người.
Ơn Cứu Ðộ của Thiên Chúa vẫn đang hiện diện; chúng ta hãy kêu cầu Người : "Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ"; và Người sẽ trở nên nguồn sống, mang lại cho chúng ta ánh sáng, hy vọng, niềm vui và hạnh phúc.
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã cứu độ nhân loại bằng cái chết trên thập giá, cái chết vì tuân phục Thánh Ý Chúa Cha và vì yêu thương con người;
Xin cho chúng con biết tin tưởng nơi Người, bước theo chân Người trên con đường hy sinh và phục vụ.
Lm. An Phong, OP
RẮn ĐỒng
Ga 3:14-21
Lm. Giuse Đỗ Vân Lực, OP
Con rắn đã bò vào lịch sử nhân loại, để lại những dấu vết không đẹp. Nhưng có một con rắn tượng trưng cho uy quyền cứu độ, chứ không đẩy xô con người xuống hố diệt vong. Ðó là con rắn đồng trong sa mạc. "Ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc," (Ga 3:14) để "tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống" (Ds 21:9). Con rắn đã mang một bộ mặt mới kể từ ngày Thiên Chúa tìm cách cứu con người khỏi hố diệt vong.
TÌNH YÊU BA CHIỀU
Trên cây thập giá, Ðức Giêsu đã thiết lập được một tương quan ba chiều với Chúa Cha, loài người và thụ tạo. Người đã phải trả một giá rất đắt. Nếu Thiên Chúa đã không thương yêu thế gian tột độ, không bao giờ có cuộc hi sinh lớn lao đó. Ðức Giêsu xứng đáng là một vị thẩm phán tối cao, có quyền xét xử muôn dân. Nhưng Người đã không đến với tư cách đó. "Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ" (Ga 3:17). Sự công chính đã mang bộ mặt tình yêu. Chính vì tình yêu đó, Ðức Giêsu đã phải hi sinh tới giọt máu cuối cùng trên thập giá. Ðó là giá rất đắt. Con Thiên Chúa đã phải trả cho chúng ta.
"Như ông Môsê giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời" (Ga 3:15). Như vậy cuộc hi sinh lớn lao đó nhằm lập tương quan thân ái với nhân loại và vạch ra con đường đi tới hạnh phúc vĩnh cửu. Con đường đó là tin vào tình yêu Thiên Chúa nơi Con Người chịu treo trên thập giá. Ðó là con đường thoát vòng tử thần, tới nguồn sống thật. Chính Ðức Giêsu quả quyết : "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời" (Ga 3:16).
Thập giá đã trở thành trung tâm chương trình giải thoát của Thiên Chúa (Faley 1994: 262). Ngước mắt nhìn lên thập giá, chính là hướng về nguồn ơn cứu độ. Bởi vì chính trên cây thập giá Ðức Giêsu đã mạc khải tất cả sự thật về bản tính mình. "Khi các ông giương Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu" (Ga 8:28). Ðức Giêsu chính là Ðức Chúa và nguồn sống cho vạn vật và con người. Không tin vào chân lý đó tức là tự lên án chính mình. "Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ" (Ga 3:17). Chính cây thập giá sẽ phân nhân loại làm hai hạng người tin và không tin. Thập giá không phải là dấu chỉ của án phạt. Nhưng không tin cái chết của Ðức Giêsu có sức mạnh cứu độ mới dẫn tới hư vong. "Ðức Giêsu là cơ hội chứ không phải là nguyên nhân" (Fahey 1994:263) của việc phán xét. Cây thập giá là một biểu tượng cho mọi người thấy tình yêu Thiên Chúa mãnh liệt tới mức nào.
Như vậy cây thập giá đã chứng tỏ tình yêu riêng của Ðức Giêsu (Ga 13:1) và cả tình yêu Thiên Chúa Cha đối với nhân loại. Tình yêu là động lực chi phối toàn bộ sứ mạng Ðức Giêsu dưới thế. Tình yêu trở thành hồng ân vĩ đại, vượt quá tầm hiểu biết.
Quả thực, "Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Ðức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ" (Ep 2:4-5). Trong nguồn ân sủng đó, chúng ta trở thành "con cái ánh sáng" (Ep 5:8). Bởi vì chính Ðức Giêsu là "ánh sáng đã đến thế gian" (Ga 3:19). Không phải ai cũng đón nhận được hồng ân cao cả đó. Thực tế, "người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa" (Ga 3:19). Chính việc làm đã tạo thành một bản án đeo vào cổ họ. Số phận thật tang thương ! Ðịnh mệnh thật khốc liệt !
Nhưng trong quá khứ, ngay lúc bi tuyệt vọng nhất, dân Chúa đã thực hiện tất cả giấc mơ. Chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể tạo nổi lịch sử ! Thực vậy, "để lời Ðức Chúa phán qua miệng ngôn sứ Giêrêmia được hoàn toàn ứng nghiệm, Ðức Chúa tác động trên tâm trí Kyrô, vua Ba tư" (Sb 36:22), để vua "ra lệnh phục hồi Giuđa, hồi hương dân cư và tái thiết đền thờ" (Fahey 1994:261). Bởi đó tin vào Thiên Chúa không bao giờ tuyệt vọng. Thiên Chúa luôn có sẵn những giải pháp tốt đẹp nhất.
TRỜI BỪNG SÁNG
Thiên Chúa chính là nguồn hi vọng cho những ai tin tưởng tuyệt đối nơi Người. Nói khác, niềm tin và hi vọng luôn đi song đôi. Tin là con đường dẫn tới sự sống. Ðức Giêsu đã củng cố tinh thần những ai run sợ trước thần chết : "Ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời" (Ga 3:16). Ðức tin trở thành một thành phần cần thiết của cuộc sống. Theo Martin Luther, "đức tin là một thực tại sống và bởi thế gồm những nhân đức thương yêu và hi vọng, kinh nghiệm sống hiệp nhất với Thiên Chúa, và khát vọng sống kết hiệp với Chúa tới muôn đời" (Cook 1995:512). Chính vì thế, không tin, cuộc sống trở thành trống rỗng và vô vị.
Khi tin, con người sẽ thấy mình vươn tới đỉnh cao của tình yêu Thiên Chúa. Vì chính Thiên Chúa đã giải thoát chúng ta không những khỏi ách nô lệ tội lỗi, nhưng còn khiến chúng ta tự do yêu thương nhau và bởi đó đem ánh sáng Thiên Chúa chiếu soi trần gian (Disciples in Mission, Homily Guide, Lent Cycle B 1999:19). Từ tình yêu tới tình yêu. Từ ánh sáng tới ánh sáng. Sống trong tình yêu là đi trong ánh sáng. Ðức Giêsu muốn chúng ta là "ánh sáng cho trần gian" (Mt 5:14). Nguồn cung cấp ánh sáng chính là tình yêu, một tình yêu phải được sự thật giải thoát. Ðó là lý do tại sao Chúa nói "kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng" (Ga 3:21). Ði trong tăm tối trần gian hay sống dựa trên sự lừa đảo, gian dối, không thể tìm được nguồn sống và nguồn sáng đích thực. Do đó cuộc đời mãi mãi là nô lệ.
Muốn thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than đó, phải "tin tưởng và xác tín rằng chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể cứu chúng ta. Tin là phó thác những chương trình hiện tại và vận mệnh đời đời nơi Ðức Kitô. Tin là vừa xác tín lời Chúa có thể thực hiện và cậy dựa vào quyền năng biến đổi của Người" (Life Application Study Bible 1991:1878). Một khi xác tín như thế, chúng ta sẽ thay đổi toàn bộ, từ não trạng đến cái nhìn và nếp sống. Từ nay không còn gì xảy ra ngoài chương trình đầy tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Ta sẽ "bắt đầu lượng định tất cả sự việc xảy ra theo nhãn quan vĩnh cửu" (Life Application Study Bible 1991:1878).
Hơn nữa, tin tưởng còn có nghĩa là "làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa toàn thắng trên quyền lực sự dữ trong chúng ta và trên thế giới" (Disciples in Mission, Homily Guide, Lent Cycle B 1999:19). Niềm tin không bao giờ bất động hay tiêu cực, nhưng luôn thúc đẩy con người đi tới tha nhân và hi sinh bản thân để lôi kéo mọi người vào cuộc sống hạnh phúc và đầy yêu thương của Thiên Chúa. Không có niềm tin ấy, người ta chỉ tìm cách hi sinh tha nhân cho những mục tiêu trần tục. Ðó là điều những người vô thần đã làm. Ðứng trước đài kỉ niệm Holocaust ở Giêrusalem, tưởng nhớ hằng triệu nạn nhân vô tội của chũ nghĩa Nazis, ÐGH Gioan Phaolô II nói : "Chỉ có chủ thuyết không có Thiên Chúa (vô thần) mới có thể tính kế và thực thi sự tiêu diệt toàn bộ khối người như vậy" (VietCatholic 23/3/2000). Những hành động cuồng điên đó không những phát xuất từ niềm tin vô thần, nhưng còn là kết quả của những thất vọng lớn lao. Thất vọng đã xô đẩy mọi người vào thất vọng.
Nhưng "ngay trong những giờ tuyệt vọng, không phải mọi ánh sáng đều đã tắt hết đâu" (Gioan Phaolô II, VietCatholic 23/3/2000). Lý do vì ngay lúc khốn cùng và nguy hiểm nhất, người tín hữu vẫn có thể thưa với Chúa : "Con đây vẫn tin tưởng nơi Ngài, lạy Chúa, con dám thưa rằng : Ngài là Thượng Ðế của con." (Tv 30:15) Nói lên được điều đó thật là can đảm. Ngày nay vẫn còn rất nhiều tâm hồn can đảm như thế nơi những Kitô hữu trên quê hương Việt Nam.
Lm. Giuse Đỗ Vân Lực, OP
Con NgưỜi ĐưỢc Nâng Cao
Ga 3,14-21
Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật, OP
Thế gian không bị từ bỏ
Trong phần thứ hai của cuộc đối thoại với Ðức Giêsu, ông Nicôđêmô không nói gì nữa, tuy vậy, phần này vẫn như là Ðức Giêsu đang ngỏ lời trực tiếp với ông. Qua vài hàng ngắn gọn, tác giả sách Tin Mừng tóm tắt toàn bộ chương trình yêu thương của Thiên Chúa được thực hiện trong Ðức Giêsu Kitô.
Thiên Chúa và thế giới
Thiên Chúa hằng mong muốn liên kết con người với toàn bộ công trình sáng tạo, để các công việc họ làm cũng phải là công trình của Thiên Chúa. Chính vì thế, Thiên Chúa không kết án thế gian : ngược lại, Người mong muốn thế gian được cứu thoát. Khát vọng này của Thiên Chúa được diễn tả qua dấu chỉ hữu hình là Chúa Con được sai đến thế gian.
Thế nhưng, thế gian tức là con người là một thực tại đầy những xáo trộn, trong đó có một số người ưa thích bóng tối hơn là ánh sáng. Thái độ này không được diễn tả qua ngôn ngữ hay tình cảm, nhưng là qua chính cuộc sống của con người, tức là qua cách thức họ sống, qua công việc họ làm.
Người Con và hai chiều hoạt động
Ðức Kitô, Con Thiên Chúa đã được sai đến trần gian, Người đã từ trời xuống. Người là dấu chỉ về ơn cứu độ được ban tặng cho hết mọi người, là dấu chỉ của sự sống được trao ban. Ý nghĩa này cũng giống như dấu chỉ Thần Khí được ban xuống trong cuộc sáng tạo và khi ông Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho Ðức Giêsu. Thế nhưng, Người Con đã được nâng lên cao, và đưa tất cả những ai tin vào Người cùng lên cao, hướng về trời. Việc nâng cao này là một cuộc thăng thiên nhờ cây thập giá được dựng lên trước mặt nhân loại.
Ánh sáng và bóng tối
Trong mối tương giao với Chúa Con, không thể có chuyện lấp lửng hay mưu mô lắt léo : hoặc là tin vào Người và được sống, hoặc là không tin và bị kết án. Sự lựa chọn của con người có nghĩa là chấp nhận ánh sáng hay bóng tối, là có thái độ mở rộng hay khép kín. Ai chấp nhận bóng tối tức là để cho bóng tối vây phủ, không để ai có thể nhìn thấy, cả Thiên Chúa lẫn người khác. Ai chấp nhận bóng tối tức là không sống vì tình yêu, không có sự sống đích thực : như vậy họ đã bị loại trừ và kể như đã chết.
Ngược lại, ai chấp nhận ánh sáng là người sẵn sàng nhận ra rằng những công việc mình làm chính là những công trình của Thiên Chúa. Họ là người luôn sống hoà hợp với tình yêu được tỏ bày trong Ðức Kitô, mặc dù họ chưa gặp thấy Người. Bài Tin Mừng là một hình thức diễn tả về cuộc phán xét, nhưng cũng rất gần với Mt 25.
Dấu chỉ của tình thương
Hình ảnh Ðức Giêsu tắt thở, thân treo trên thập giá vẫn là một dấu ấn đậm nét trong tâm hổn và trí nhớ những tín hữu thời đầu. Năm này qua năm khác, họ cố gắng khám phá và đánh giá lại hình ảnh này.
Theo họ, trong dấu chỉ thập giá, Thiên Chúa có mặt trọn vẹn và bày tỏ toàn bộ bí mật của Người. Nhưng thật là khó mà hiểu thấu được dấu chỉ này. Không thể nào không nối kết hình ảnh Ðức Giêsu được giương cao trên thập giá với hình ảnh con rắn đổng được ông Mô-sê treo lên trong sa mạc. Trong cuộc hành trình gian khỗ tại sa mạc, người Do-thái đã chống đối Thiên Chúa và họ đã bị rắn độc cắn. Nhưng Thiên Chúa đã yêu thương họ như Người vẫn yêu thương. Nếu ai bị rắn độc cắn mà nhìn lên con rắn đổng, người ấy được chữa lành. Nhờ vậy dân Do-thái đã được cứu thoát.
Trong khi tìm hiểu về dấu chỉ thập giá, họ cũng cảm nhận được rằng Ðức Giêsu chịu treo trên thập giá, không phải chỉ có mục đích cứu thoát một dân tộc, nhưng là toàn thể nhân loại. Về phần mình, thánh Gioan cũng ghi khắc trong tâm khảm mình dấu chỉ về con rắn và dấu chỉ về Con Người được giương cao trên thập giá, bởi vì ông xác tín rằng "Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ..."
Thiên Chúa yêu thương nhân loại đến nỗi đã ban tặng phần quý giá nhất, tức là Người Con duy nhất. Ban tặng và để Người Con ấy phải chết, chết đau thương trên thập giá. Thiên Chúa quả là còn đi xa hơn tổ phụ Áp-ra-ham. Tất cả những ai không làm điều ác và sống theo sự thật thì dần dần có thể hiểu được dấu chỉ mang đầy nghịch lý tức là cây thập giá. Nhờ bước đi theo ánh sáng, họ hiểu được thập giá muốn ám chỉ điều gì.
Quả thế, cây thập giá là dấu chỉ về một Thiên Chúa hết lòng yêu thương nhân loại. Người yêu thương nhân loại với tất cả sức lực của trái tim, với tất cả tình thiết tha. Người đã bày tỏ điều sâu kín nhất cho nhân loại là không kết án họ, không muốn họ phải chết, nhưng là làm tất cả để họ được sống, sống hạnh phúc và mãi mãi. Người đã liều mình trao phó trọn vẹn cho con người và chờ mong con người đáp trả.
Thập giá cũng là dấu chỉ về sự điên cuồng do tình yêu dẫn dắt. Thiên Chúa làm người, mặc xác phàm nhân loại : đó là điều không ai có thể tưởng tượng nỗi. Vì yêu mến, Thiên Chúa đã từ bỏ quyền năng tuyệt đối của Người, hay nói cách khác, Người đã sử dụng quyền năng ấy để phục vụ con người. Vì yêu mến, Thiên Chúa đã muốn đón nhận tất cả những khổ đau của nhân loại, và nhất là, đã đi đến tận cùng, tức là đón nhận cái chết ... Quả là một mầu nhiệm không ai hiểu thấu. "Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu thương chúng ta." (Ep 2,4)
Gieo mình vào trong tình thương
Bài Tin Mừng đem lại cho chúng ta một an ủi lớn lao : tội lỗi của chúng ta không bao giờ có thể lớn hơn tình yêu của Thiên Chúa. Không khi nào tình yêu của Thiên Chúa chịu thua trước tội lỗi của chúng ta. Tất cả chúng ta đều được cứu : tình yêu của Thiên Chúa sẽ không chịu nhường bước trước tội lỗi của con người. Quả thật, nếu để tâm suy niệm, chúng ta sẽ hiểu rằng thập giá là dấu chỉ ban ơn cứu thoát chứ không phải để kết án.
Có đôi khi chúng ta bằng lòng với quan niệm xem thập giá của Ðức Kitô là một biến cố hoàn toàn có tính cách lịch sử. Thật ra, thập giá vẫn luôn là một biến cố giữa Ðức Giêsu và Chúa Cha. Với cái nhìn đức tin, thì thập giá là sự dâng hiến của Ðức Giêsu và Chúa Cha trao tặng chính Người Con duy nhất của mình. Trên thập giá, Ðức Giêsu chịu chết và Chúa Cha đón nhận cái chết đó. Thập giá vừa là một sự từ bỏ, vừa là một sự hiệp thông : xem như Chúa Cha từ bỏ Người Con yêu dấu của mình, nhưng thật ra là một sự hiệp thông sâu xa. Xem như Ðức Giêsu từ bỏ cuộc sống của mình, nhưng lại đón nhận sự sống một cách mãnh liệt và trọn vẹn.
Trong con người và cuộc đời của mỗi chúng ta, vẫn có những bóng tối và ánh sáng. Ông Nicôđêmô đã ngần ngại, không dám mở rộng tâm hổn trước ân huệ của Thiên Chúa. Chúng ta có thái độ nào ? Chúng ta có sẵn sàng thực hiện một bước nhảy trong đức tin để được cứu thoát không ? Chúng ta có dám gieo mình vào trong tình yêu của Ðức Kitô, một tình yêu sẵn sàng đi đến cùng và chịu chết vì chúng ta không ? Chúng ta có muốn tiến bước theo ánh sáng, mỗi lúc một rạng rỡ hơn, hay cứ thích bước đi trong bóng tối của tội lỗi, của đam mê ... ?
Nhờ Ðức Kitô chịu chết trên thập giá, tất cả nhân loại đã được đón nhận trong Người để cùng chịu chết. Nhưng mầu nhiệm này còn có ý nghĩa sâu xa hơn. Con Người đã đón nhận tất cả nhân loại vào mình lại bị nhân loại bỏ rơi. Con Người của toàn thế giới lại chịu chết một mình. Ðức Giêsu đã đi đến tận cùng của việc tự huỷ và đã dâng một của lễ tuyệt vời. Người đã chấp nhận sự từ bỏ này để thực hiện việc quy tụ tất cả nhân loại về một mối.
Sự cô đơn của Ðức Kitô đã đem lại hiệu quả là quy tụ trong hiệp nhất. Người đã để cho lưỡi đòng đâm thấu tim để rổi Người có thể xuyên thủng những bức tường cứng ngắc trong mọi tâm hổn. Người đã dang tay ra để nối lại những bến bờ, bởi vì chỉ có một Thiên Chúa ở trên tất cả và ở trong tất cả ...
Lm. Giuse Nguyễn Cao Luật, OP
Tin yêu Chúa
Ga 3,14-21
Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP
Chúa Giêsu dùng hình ảnh con rắn đồng để ám chỉ về cái chết cứu chuộc của Ngài. Con rắn đồng là gì ? Đây là một câu chuyện thời xưa được Chúa nhắc lại, khi dân Do Thái lang thang trong sa mạc trên đường về Đất Hứa, họ đã nhiều lần kêu trách Chúa, họ nói rằng : tại sao lại đưa họ vào sa mạc để họ phải khổ như thế này ? Số người Do Thái lúc đầu ra khỏi Ai Cập khoảng hơn hai triệu người, con số không phải nhỏ bé, họ được Chúa ban man-na ăn mỗi ngày, nhưng rồi họ cũng chán ngán, họ phàn nàn : chẳng có gì vui, chẳng có gì ngon, chỉ có mỗi man-na chán ngắt. Khi họ kêu trách Chúa như vậy tức là họ bày tỏ một tấm lòng hết tin tưởng, họ muốn quay trở về với kiếp nô lệ để được ăn củ hành củ tỏi, họ đã mất niềm tin vào Chúa. Có lần Chúa đã cho rắn lửa xuất hiện khắp nơi và cắn chết nhiều người, khi đó họ mới nhớ ra tội mình bội tín, bất trung với Chúa, họ ăn năn và cầu cứu với ông Mô-sê xin Chúa tha thứ. Chúa động lòng thương bảo ông Mô-sê làm một con rắn bằng đồng treo lên cây cao, để bất cứ ai bị rắn lửa cắn, nhìn lên con rắn đồng này thì được cứu sống.
Thật ra con rắn đồng kia chỉ là một thứ kim loại vô tri vô giác, tự nó không có khả năng hay quyền hành gì để cứu giúp người ta lúc ấy, yếu tố cứu giúp người ta chính là đức tin. Việc nhìn vào con rắn đồng kia là biểu hiệu một lòng tin vào Thiên Chúa, niềm tin từ bên trong phát ra bên ngoài bằng cái nhìn, nhờ đức tin mà Chúa đã cứu họ. Và đó là ý nghĩa của câu Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô : “Ngày xưa, Mô-sê treo con rắn đồng thế nào thì Con Người sẽ bị treo lên như thế, để nhờ đó những ai tin nhận sẽ được cứu rỗi”. Nói vậy là Chúa có ý ám chỉ cái chết của Ngài, Ngài sẽ chết cách nào, Ngài sẽ bị treo lên thập giá để chuộc tội cho nhân loại.
Nói rõ hơn, ngày xưa, dân Do Thái muốn được khỏi bệnh rắn cắn thì nhìn lên rắn đồng, còn ngày nay, chúng ta muốn khỏi bị trầm luân, hư mất đời đời thì chúng ta cần tin vào Chúa Giêsu, nhận cái chết chuộc tội của Ngài, để Ngài đem hạnh phúc trường sinh cho. Nói như vậy là để chúng ta ý thức tình trạng tội lỗi của mình, nếu chúng ta không biết mình là người có tội, là người phải cần tới Chúa, thì cái chết của Chúa cũng giống như bao nhiêu cái chết khác, không liên quan gì đến mình, hay cùng lắm chúng ta coi cái chết của Ngài cũng như cái chết của một vị anh hùng, nếu như vậy thì cái chết của Chúa sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến chúng ta, thái độ đó cũng chẳng khác gì thái độ của những người Do Thái xưa kia nhìn lên rắn đồng với cặp mắt nghệ thuật, nên vẫn bị chết. Chúng ta phải ý thức rằng tất cả chúng ta đều là những tội nhân, bị rớt xuống vực thẳm, không thể tự cứu nổi mình, chứ đừng nói cứu người khác, vậy cần phải có một người ở trên, ở ngoài cứu vớt chúng ta, đó là Chúa Giêsu, Chúa cứu chúng ta bằng cách chết thay cho chúng ta, nếu chúng ta tin nhận như thế là chúng ta đã bắt đầu đi vào con đường cứu độ của Chúa.
Như vậy bài học Chúa Giêsu dạy đã quá rõ ràng, đó là chúng ta phải tin vào Chúa thì mới được cứu rỗi. Nói tới niềm tin chúng ta thấy sống trên trần gian này bất cứ ai cũng có niềm tin, lòng tin hay đức tin. Con người ta sống không thể nào thiếu vắng điều này, chúng ta không tin điều này thì tin điều khác, không tin người này thì tin người khác, chúng ta tin nhau, cha mẹ tin con cái, con cái tin cha mẹ, vợ chồng, bạn bè, trường học, trao đổi xã hội…đều lấy lòng tin làm căn bản. Từ một em bé đến trường, em có tin cô giáo dạy học được, em mới đi học, cuộc sống chúng ta trao đổi hàng quà, đồng tiền, công thợ…đều đặt vào lòng tin tưởng nhau, nếu không tin tưởng nhau chúng ta không thể nào gặp gỡ và nói chuyện với nhau được. Nói khác đi, chúng ta có gần gũi nhau hay không, thương yêu nhau hay không, điều đó cũng tùy thuộc vào lòng tin, chính lòng tin tạo nên hy vọng, tình yêu, một gia đình cùng một lòng tin “tát bể đông cũng cạn”. Như vậy, tin là chuyện bình thường trong cuộc sống, từ đó chúng ta dễ hiểu lòng tin trong lãnh vực tôn giáo, đối với chúng ta, đó là đức tin.
Cũng thế và hơn thế, Thiên Chúa chỉ đòi hỏi chúng ta phải có một đức tin sắt son vào Ngài, có bấy nhiêu thôi, nếu chúng ta không tin Ngài thì tin ai ? tin vào mình chăng ? tin vào tài trí, hy vọng vào chính mình, vào đời mình chăng ? Làm như vậy là gánh vàng đem đổ sông Ngô, là xây nhà trên cát. Chúng ta tin Chúa, chắc chắn rồi, chúng ta tin lời Chúa, cũng chắc chắn rồi, nhưng trước hết và trên hết, chúng ta phải tin Chúa thương yêu chúng ta. Chúng ta tin Chúa là cha rất gần gũi con cái, đùm bọc, che chở, quan phòng, rất toàn năng, đó là bấy nhiêu của lòng tin. Từ lòng tin đó chúng ta bắt đầu yêu Chúa. Chúng ta tin nên chúng ta yêu, hay yêu rồi tin cũng thế, chỉ biết rằng lòng tin nâng đỡ tình yêu, và tình yêu nâng đỡ lòng tin, có tin mới yêu, cũng như có yêu mới tin.
Chúng ta đang sống trong Mùa Chay, chúng ta đã đi được một nửa đường của Mùa Chay. Mùa Chay kêu gọi chúng ta ăn năn sám hối, sửa đổi đời sống. Chúng ta là những người tội lỗi, chúng ta tin Chúa yêu chúng ta hơn những người trần gian yêu chúng ta nhất, nên chắc chắn Ngài sẽ tha thứ cho chúng ta khi chúng ta xin lỗi Ngài. Vậy để biểu lộ lòng chúng ta tin yêu Chúa, chúng ta hãy ăn năn sám hối.
Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP
ChuỘng TỐi Hơn Sáng
Manna
X LỜi Chúa: Ga 3,14-21
Khi ấy, Ðức Giêsu nói cùng ông Ni-cô-đê-mô rằng" 14 Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, 15 để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. 16 Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. 17 Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. 18 Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa. 19 Và đây là bản án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa. 20 Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách. 21 Nhưng kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa".
X Suy NiỆm
Cúp điện bất ngờ là điều gây khó chịu. Trong bóng tối, người ta đi tìm hộp quẹt, tìm ánh sang để thắp lên một ngọn nến, một cái đèn dầu. Nói chung chẳng ai thích bóng tối, vì bóng tối là dấu hiệu của lạc hậu, thiếu văn minh. Ấy thế mà cũng có những người mê bóng tối. Bóng tối của quán bia ôm, của Karaokê, của sàn nhảy...Phải bỏ tiền ra để mua được bóng tối.
Bóng tối đồng lõa, che đậy, lấp liếm, làm mặt nạ. Bóng tối trong tâm hồn cần có bóng tối ở ngoài. Nó sợ ánh sáng làm lộ chân tướng. "Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa." Ghét ánh sáng, chuộng bóng tối: đó là thảm kịch nơi lòng con người, bởi lẽ con người được sinh ra để sống cho ánh sáng.
Lắm khi người ta từ chối tin vào Ðức Kitô, từ chối đến với ánh sáng và sự thật, chỉ vì đời họ chìm trong bóng tối và giả trá. Những lý do biện minh cho sự từ chối này thường đến sau khi đã chọn lựa. Cần thay đổi cuộc sống để tin hơn vào Thiên Chúa, nhưng cũng cần can đảm đến với ánh sang dù biết mình đang chìm trong bóng tối; hay đúng hơn, vì biết mình nô lệ cho bóng tối mà ta khao khát vươn tới ánh sáng.
Ðừng trốn chạy ánh sáng như Ađam, Evà. Hãy để cho ánh sáng vén mở chính mình, bắt ta đối diện với sự thật trần trụi về mình, để rồi ta được rực rỡ trong niềm vui. Chỉ có một cách ra khỏi bóng tối đó là trở lại với ánh sáng, bằng cách ngước nhìn lên...
Dân Do Thái xưa trong sa mạc đã được chữa lành nhờ tin tưởng nhìn lên con rắn đồng treo trên cây gỗ. Ngày nay, chúng ta được cứu độ, được sự sống đời đời nhờ tin tưởng nhìn lên Ðức Giêsu bị treo trên thập giá. Thập giá là tột cùng của nhục nhã đớn đau, nhưng cũng là biểu hiện tuyệt vời của một tình yêu. Kitô hữu không phải là người tôn thờ đau khổ, nhưng là người say mê tình yêu: tình yêu của Cha khi trao ban người Con yêu dấu, tình yêu của Con khi hiến tặng mạng sống mình. Nhiều nơi đã đặt tượng Chúa phục sinh trên thập giá, nhờ đó bầu khí nhà thờ tươi vui hơn. Nhưng ta vẫn không được quên nhìn lên thân xác bầm tím nát tan của Ðức Giêsu trên Núi Sọ.
Ước gì tôi biết nhìn lên tình yêu bị treo và trở lại với ánh sang để ánh sáng đưa tôi vào sâu hơn trong tình yêu.
X GỢi Ý Chia SẺ
· Trong tôi có ánh sáng và bóng tối; ngoài ra còn có nhiều bóng mờ, nơi khôn g sáng hẳn hay tối hẳn. Bóng mờ dễ chuyển thành bóng tối. Bạn có thấy một số bóng mờ trong đời bạn không? Chúng nguy hiểm đến mức nào?.
· Thế giới hôm nay tràn ngập ánh sáng của đèn điện. Nhưng vẫn có nhiều bóng tối đang rình rập các bạn trẻ. Bạn có gặp bóng tối nào không?
X CẦu NguyỆn
Lạy Chúa Giêsu,
tạ ơn Chúa đã cho chúng con ánh sáng mặt trời, mặt trăng,
và ánh sáng từ những nguồn năng lượng trên mặt đất.
Tạ ơn Chúa vì Chúa đã gọi chúng con là ánh sáng/ Ðó là vinh dự và cũng là một trách nhiệm nặng nề.
Xin cho chúng con có khả năng đẩy lui bóng tối của hận thù và bất công, của buồn phiền và thất vọng.
Xin cho chúng con biết giữ gìn ngọn lửa mà Chúa đã thắp lên trong lòng chúng con, và biết vâng theo những soi sáng của Chúa qua từng giây phút của cuộc sống.
Lạy Chúa Giêsu, cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối vẫn còn tiếp diễn trên thế giới và trong lòng chúng con.
Ước gì chúng con đừng chỉ lo nguyền rủa bóng tối, nhưng can đảm thắp lên những ngọn lửa, để cả trái đất ngập tràn ánh sáng Chúa.
Manna
CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY
Ga 3, 14-21:
Gp. Vĩnh Long
Ai tin vào Con Người sẽ được sống đời đời…
Anh chị em thân mến,
Một doanh nhân giàu có bên Mỹ có một sáng kiến lạ: ông cho rải và dán rất nhiều bích chương khắp thành phố nơi ông ở. Nội dung bích chương ghi: “Nếu ai mắc nợ, hãy đến văn phòng của tôi vào ngày đó, tháng đó từ 10g đến 12g, tôi sẽ giúp tiền để trả nợ. Đúng hẹn, ông ngồi ở văn phòng chờ; nhưng 11g, rồi 11g 30 đến, vẫn không thấy ai cả. Sau đó, có vài người rụt rè đến, ông liền ký ngân phiếu, giúp họ trả nợ. Gần đến 12g, lại có vài người cũng đến, họ cũng được giúp đở… Thực ra, mọi người xung quanh đã không hiểu ý của nhân vật này; họ đã lỡ cơ hội có tiền để trả nợ… (LTV, Minh họa Lời Chúa)
“Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nổi đã ban Con Một của Người, để bất cứ ai tin vào Người, sẽ được cứu rổi..” Người ta không tin vào lòng tốt của anh nhà giàu ở trên, nên lỡ mất cơ hội có tiền; cũng vậy người ta khó có thể tin vào lòng tốt của Thiên Chúa, để được cứu rỗi. Đó chính là đề tài chúng ta suy niệm chúa nhật hôm nay. Chân thành kính mời anh chị em…
a/. Chúa Giêsu nói đến con rắn đồng treo trong sa mạc:
Đây là câu chuyện trích trong Sách Dân số 21, 4-9: Trong cuộc hành trình qua sa mạc, dân Do thái mất kiên nhẩn. Họ kêu trách Chúa và Môisen: “Tại sao phải đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai cập vào sa mạc, để chết nơi đây? Nơi mà chẳng có bánh ăn, chẳng có nước uống? Chúng tôi đã chán ngấy thứ đồ ăn vô vị này.” Vì vậy, Chúa cho rắn độc bò ra cắn dân chúng, nhiều người phải chết. Dân chúng liền chạy tới với Môisen: “chúng tôi đã phạm tội vì đã kêu trách Chúa và ông. Xin ông hãy khẩn cầu cùng Chúa, để Người xua đuổi chúng đi.” Môisen van xin Chúa, Chúa liền nói: “Hãy đúc một con rắn và treo lên một cây cột. Ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ đuợc sống.” Ông Môisen liền đúc một con rắn đồng và treo nó lên một cây cột. Hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng, sẽ được cứu sống…
b/. Qua bài Tin Mừng này, Chúa Giêsu muốn nói gì?
- Con rắn đồng treo lên cây trong sa mạc: chính là hình ảnh của Chúa Giêsu báo trước, Người sẽ bị treo trên thập giá, là dấu chỉ của ơn cứu độ.
Bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu nhắc lại câu chuyện trong sách Dân số ỏ trên (21, 4-9). Con rắn đồng được Môisen treo lên một cây cột trong sa mạc. Ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó với lòng tin vào Thiên Chúa, sẽ được sống. Con rắn bằng đồng chỉ là dấu hiệu ơn cứu độ. Qua câu chuyện này, Chúa Giêsu muốn nói: để nhận được ơn cứu rỗi, loài người phải nhìn lên Con Người được giương cao, được treo lên (cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh giá)
- Chỉ có lòng tin
Câu chuyện : Các phi hành gia đi vào không gian phải có những bộ áo quần đặc biệt. Vì trong không gian không có dưỡng khí để thở, nên áo quần của họ phải thật kín và có sợi dây dẫn đến bình để tiếp nạp dưỡng khí trong phi thuyền và trong áo quần của họ. Nhà thiết kế Frank Denton đặt tên cho hai bình này là: J3.16 và J3.17. Thực ra, chữ và số đó không phải là mã số bí mật gì. Ông dựa vào bài Tin mừng của Thánh Gioan: Gn 3, 16.17, mà đặt ra nó.
Câu 16: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nổi đã ban Con Một Ngài, để ai tin vào Con của Ngài, sẽ khỏi chết, nhưng được sống muôn đời.”
Câu 17: “Thật vậy, Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian, không phải để lên án, nhưng là để thế gian nhờ Con của Ngài mà được cứu độ.”
CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY.
Ga. 3, 14 – 21
Gp. Vĩnh Long
Anh chị em thân mến.
Một câu thơ mà ai trong chúng ta cũng đều biết:
Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Tương truyền rằng: Có đôi vợ chồng nọ rất thương nhau. Người chồng vì nghĩa vụ non sông phải ra đi, để lại quê nhà người vợ thân yêu và đứa con nhỏ dạy. Ngày tháng cứ dần trôi. . . Một hôm người chồng trở về, vì không báo trước nên không có vợ ở nhà, chỉ có đứa con nhỏ giờ đây đã nói được những tiếng nói đầu tiên. Nhìn thấy đứa con nhỏ, anh ta rất vui mừng, gọi con đến và xưng là cha của nó. Nhưng ngỡ ngàng thay, đứa nhỏ không chịu, còn nói rằng : cha nó không bao giờ về vào lúc ban ngày, cha nó chỉ về vào ban đêm. Người chồng nghi ngờ vợ, niềm uất hận dâng lên.
Bỗng đâu người vợ thân yêu từ ngoài đi vào, nhìn thấy chồng, rất vui mừng. Nhưng sự vồn vã yêu thương đâu chẳng thấy, mà trái lại, chị còn phải nhận thái độ lạnh nhạt và những lời cay đắng. Không thể biện minh được cho sự trong trắng của mình, chị mới tìm cái chết để giải thích cho nỗi oan tình. Chiều đến khi mọi vật đã chìm vào bóng đêm đứa nhỏ cứ đợi mẹ, nhưng chẵng thấy. Nó lại bảo là cha nó sắp về. Nó mới dẫn người chồng vào trong và chỉ lên vách. Cái bóng đen do ánh đèn tạo nên, đứa nhỏ gọi đó là cha của nó. Người chồng ngỡ ngàng hiểu ra mọi chuyện thì đã muộn. Anh đi tìm vợ, nhưng chẳng thấy. Ngôi miếu được dựng lên để giải oan, để xin lỗi người vợ và để nói lên mối tình chung thủy của vợ chàng Trương.
Người chồng đã đứng kề bên hạnh phúc, đối mặt với sự thật. Nhưng anh ta chưa nhận ra được sự thật, vì anh ta quá tự hào về những hiểu biết của chính mình, mà không cần nghe những lời giải thích cặn kẽ. Thế cho nên suốt cuộc đời anh ta sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy và tìm được nguồn hạnh phúc nơi người vợ chung thủy của mình nữa.
Chúng ta cũng vừa chứng kiến cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và ông Nicôđêmô . Ông nầy là ai ? Ông là thủ lãnh những người biệt phái, là một nhà thông thái, hiểu biết nhiều, có địa vị trong xã hội. Ông ta cũng nhìn thấy Chúa Giêsu, hiểu biết những việc làm của Ngài. Nhưng ông ta chưa dám đến với Ngài thật sự, vì những gì là của riêng ông ta, đã làm nặng nề bước chân tìm chân lý, đã che khuất đi ánh mắt đi tìm ánh sáng. Những cái đó cũng làm mất đi sự can đảm cần thiết để có hành động nói lên sự thật. Chính vì thế ông ta mới tìm Chúa Giêsu vào lúc đêm về. Qua cuộc đối thoại không mang lại kết quả bao nhiêu, vì ông ta chưa ra khỏi chính mình được. Đến khi Chúa Giêsu chịu treo trên Thập giá, khi đó ông mới được mở mắt ra, khi đó tất cả những gì là của ông, chẳng có giá trị gì. Mặc dù hiện tại, ông đang đứng trước chân lý, đang đứng trước nguồn hạnh phúc đích thực mà ông chẳng hay biết.
Sánh về địa vị, chắc chúng ta không bằng ông thủ lãnh người Do Thái kia đâu. Về sự hiểu biết, chắc cũng không ai dám tự hào là hơn ông. Về địa vị, chúng ta cứ nhìn lại chính mình xem. Vậy mà chúng ta có biết tìm đến Chúa chưa? Tìm đến để nghe Ngài nói, Ngài chỉ dạy. Chúng ta chê trách ông Nicôđêmô hơi thiếu can đảm. Nhưng vì ông đã có sự khởi đầu nên ông cũng đã có được kết quả tốt đẹp. Ông đã dám xuất hiện giữa ban ngày vào lúc cần thiết nhất, lúc mà các Tông đồ đã trốn chạy hết. Ông lo tất cả mọi việc thật chu đáo. Thiên Chúa luôn chờ đợi và Ngài cũng tạo điều kiện cho ta, nhưng chúng ta có rời được chỗ ở, rời được con người của chính mình để đến với Ngài không. Hay chúng ta vẫn còn nặng nề với bao nhiêu vấn đề của cuộc sống. Công việc không thể; Vì chúng ta còn sợ; Hay là tôi đã hiểu biết nhiều, nên tôi không cần phải nghe ai chỉ dạy. Vậy thì làm sao chúng ta có thể gặp được Chúa. Thiên Chúa không hiện ra trực tiếp với chúng ta. Ngài nói, nếu cần thiết, có thể qua người con nhỏ trong gia đình để đánh động tâm hồn chúng ta. Ngài cũng muốn nói với chúng ta, qua những cử chỉ đơn sơ của những ngưới thấp hèn hơn chúng ta, đôi khi qua những người hành khất để đánh động lương tâm chúng ta. Đôi khi cứng rắng hơn, Ngài nói qua những người có uy quyền với lời lẽ có khi làm chạm tự ái chúng ta để đánh động tâm hồn. Nhìn lại cách sống của chính mình, mỗi người sẽ nhận thấy mình đã tìm gặp được Chúa hay chưa. Nếu giờ nầy chúng ta đã can đảm hơn, biết chu toàn trách nhiệm hơn, siêng năng đến với Chúa hơn , biết làm gương tốt cho những người chung quanh. Đó là chúng ta đã gặp được Chúa, đã nhìn thấy ánh sáng. Đó là chúng ta không còn đi trong đêm tối nữa.
Chúng ta cùng nhau cầu xin Chúa ban ơn soi sáng cho mỗi người chúng ta biết siêng năng đến với Chúa, để nhận ra chân lý và luôn sống trong ánh sáng chân lý của Ngài.
TIN VUI CHO MỌI NGƯỜI
Ga 3, 14-21
Gp. Vĩnh Long
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Bản văn Tiếng Anh dịch như sau: “God so loved the world the He gave his Only begotten Son, that whosoever believeth in Him should not perish but have everlasting life). Đây quả thực là những lời có thể nói là đẹp nhất, phong phú nhất và tròn đầy nhất trong những trang Tin mừng. Luther, vị mục sư đầu tiên của Tin Lành đã nói như sau: “Đây là bản tóm toàn bộ nội dung của Tin mừng và là cốt lõi của toàn bộ lịch sử cứu độ”. Chúng ta có thể nói cách chắn được rằng: đây là Tin mừng cứu độ dành cho hết mọi người, nhất là dành cho những tâm hồn đơn sơ và thành tín. Chiều kích của những lời Tin mừng trên đây đều đạt tới sự tuyệt đối và lớn lao nhất.
Có một tác giả đã tóm lược và đơn giản hoá những lời Tin mừng ấy như sau:
- “Thiên Chúa”(God). . .người yêu vĩ đại nhất (the greatest lover)
- “đã yêu . . . đến nỗi” (so loved). . . cấp độ vĩ đại nhất (the greatest degree)
- “thế gian” (the world). . .con số vĩ đại nhất (the greatest number)
- “đã ban” (that he gave). . .hành động vĩ đại nhất (the greatest act)
- “Con Một Ngài” (His only begotten Son). . .món quà vĩ đại nhất (the greatest gift)
- “ để tất cả những ai” (that whosoever). . .thiệp mời vĩ đại nhất (the greatest invitation)
- “tin” (believeth). . .sự đơn giản vĩ đại nhất (the greatest simplicity)
- “vào Ngài” (in Him). . .Con Người vĩ đại nhất (the greatest Person)
- “khỏi phải chết” (should not perish). . .sự giải thoát vĩ đại nhất (the greatest deliverance)
- “nhưng” (but). . .sự khác biệt lớn nhất (the greatest difference)
- “có” (have). . .sự chắc chắn nhất (the greatest certainty)
- “sự sống đời đời “ (everlasting life). . . sở hữu vĩ đại nhất (the greatest possession).
Chúng ta đã trải qua được nửa chặng đường của Mùa Chay. Và hôm nay, Chúa nhật 4 Mùa Chay, Giáo hội mời gọi con cái mình hãy vui lên “ . . . các bạn đang sầu khổ, nào hớn hở reo mừng và hân hoan tận hưởng nguồn an ủi chứa chan”. Chúng ta vui mừng vì Thiên Chúa yêu thương trần gian, yêu thương hết mọi người chúng ta. Chúng ta vui mừng vì hồng ân cứu độ đã tuôn trào trên khắp địa cầu và vì tương lai huy hoàng đang chờ đón chúng ta phía trước.
Đọc Kinh Thánh Cựu ước, người ta dễ hình dung về một Vị Thiên Chúa có vẻ dữ tợn, hay báo thù và đánh phạt con người mỗi khi con người phạm tội, nhất là tội bất trung và phản nghịch chống lại Thiên Chúa. Chúng ta cũng dễ hình dung một vị Thiên Chúa khắt khe với con người, khó tha thứ lầm lỗi cho họ, chờ họ phải năm bảy lần van xin, năn nỉ thì mới được . . . chúng ta tha hồ có những định kiến không đúng về Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa vẫn chấp nhận tất cả và kiên nhẫn chờ đợi con người khám phá ra tình yêu của Ngài dành cho họ. Tương tự như một đứa con khi còn nhỏ hay trách hờn những khi cha mẹ sửa dạy, nhất là khi phải dùng đòn roi để sửa trị chúng. Nhưng khi chúng lớn khôn rồi, chúng sẽ hiểu tình thương của cha mẹ dành cho chúng lớn lao và dường nào. Thiên Chúa còn vượt xa những người cha, người mẹ của chúng ta về tình yêu. Kế hoạch cứu độ mà Thiên Chúa dành cho con người chúng ta thật kì diệu, nhẹ nhàng, kín đáo, tế nhị, khiêm tốn. Bởi vì Thiên Chúa là tình yêu và những gì Thiên Chúa làm cho con người chúng ta cũng xuất phát từ tình yêu nhưng không của Ngài.
Cách đây nhiều năm, ở Mỹ có một bộ phim được rất nhiều người hâm mộ. Bộ phim mang tựa đề là Laura. Truyện phim kể về một thám tử trẻ được mời đi điều tra vụ thảm sát một thiếu nữ xinh đẹp tên là Laura. Truyện xảy ra là một đêm nọ, có một kẻ đột nhập căn nhà của Laura, rút súng bắn vào mặt Laura khiến cô tử thương ngay tại chỗ. Những ngày tiếp đó, chàng thám tử dồn hết thời giờ lục xét căn nhà của Laura. Chàng xem xét tỉ mỉ mọi thứ liên hệ đến cô, như quần áo, sách vở, tập nhạc, hình ảnh, và còn đọc cả thư từ nhật ký riêng của cô nữa, hầu tìm ra mấu chốt liên quan đến vụ thảm sát.
Thế rồi, một điều thật lạ lùng đã xảy ra. Chàng thám tử đã hoàn toàn bị hình ảnh Laura xâm chiếm. Chàng cảm thấy xúc động và đột nhiên say đắm nàng, dẫu chàng vẫn biết mình đang yêu một người đã chết.
Nhưng một buổi tối nọ, đang lúc chàng ngồi trong căn nhà của Laura, gắng sức tìm giải đáp cho cuộc điều tra của mình, thì chàng bổng nghe có tiếng chìa khoá tra vào ổ, rồi cánh cửa mở ra. Chàng thám tử bàng hoàng kinh ngạc: Laura đang đứng đó, ngay trước mắt chàng. Laura vội lên tiếng hỏi: “Anh làm gì trong căn nhà của tôi thế?” và chàng cắt nghĩa mọi thứ cho Laura hiểu . . .Thì ra Laura đã đi về miền quê tìm nơi hoàn toàn yên tĩnh để nghỉ ngơi ít ngày. Suốt thời gian ấy, cô chẳng nghe máy truyền thanh, cũng chẳng đọc báo nên không hề hay biết gì về cái chết của mình. Và người phụ nữ bị giết kia là một kẻ nào đó đã xâm nhập căn nhà của Laura lúc cô đi vắng.
Cuốn phim kết thúc với cảnh Laura và chàng thám tử yêu nhau, lấy nhau và sống hạnh phúc bên nhau suốt đời.
Cuốn Phim trên đây gồm 3 phần: Phần 1 diễn lại cảnh chàng thám tử lục xét căn nhà và nghiên cứu các di vật của Laura để rồi say mê nàng. Phần 2 diễn tả lúc Laura tình cờ xuất hiện trước mặt chàng thám tử và chàng nhận ra nàng. Phần 3 diễn tà cảnh 2 người yêu nhau và kết hôn với nhau. Truyện phim gồm 3 phần ấy giống hệt kế hoạch Thiên Chúa vạch ra cho mỗi người chúng ta. Trong đó, phần 1 là Thiên Chúa Thiên Chúa tạo dựng chúng ta để chúng ta học hỏi và tìm biết về Ngài. Phần 2: Thiên Chúa biểu lộ chính mình qua Đức Giêsu Kitô, Đấng đã đến trần gian để chúng ta có thể nhận ra Ngài, và cuối cùng giai đoạn thứ 3 của kế hoạch Thiên Chúa dành cho chúng ta là chúng ta được liên kết với Ngài và mãi mãi chung sống hạnh phúc bên Ngài.
Thiên Chúa luôn đi bước trước trong việc cứu độ con người. Chính vì yêu trần gian, yêu con người nên Ngài mới ban Con Một của Ngài cho chúng ta. Chúa Giêsu chính là quà tặng lớn lao nhất mà Thiên Chúa vì yêu thương chúng ta nên đã tặng ban cho chúng ta, để chúng ta nhờ Con của Ngài mà được cứu độ. Thiên Chúa chính là cha của chúng ta, là cha của hết thảy mọi người, là cha của riêng một mình ta. Trước mặt Thiên Chúa, hình như chỉ có ta là duy nhất, chỉ có ta là đối tượng của tình yêu Ngài. Evely đã cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa là cha dành cho con người nên ông đã thốt lên: “chúng ta có thể thôi không làm con Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa không thể không làm Cha”. Bởi lẽ, Thiên Chúa không bao giờ muốn cho ai trong chúng ta phải xa cách Ngài, phải chịu cảnh hư mất đời đời. Lòng Thiên Chúa không bao giờ ngừng khắc khoải khi chúng ta còn lạc bước, còn chưa về tới Nhà Cha.
Chúng ta hãy tin tưởng vào Thiên Chúa tình yêu. Tin tưởng Ngài luôn yêu chúng ta bằng tình yêu của người cha luôn muốn dành những gì là tốt nhất cho con cái mình. Chúng ta cần sống niềm tin ấy trong mọi ngày sống của chúng ta. Sống đức tin là sống lòng tin yêu và phó thác vào Thiên Chúa là Cha của chúng ta. Chúng ta đừng bao giờ để cho những cám dỗ, những khó khăn trong cuộc sống làm cho chúng ta quên mất Chúa, nghi ngờ về tình thương của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Amen.
TÌNH THƯƠNG THA THỨ
Ga 3, 14-21
Gp. Vĩnh Long
Tại một nhà thờ bên Tây Ban Nha có một tượng Thánh Giá rất đặc biệt: Chúa Giêsu chỉ chịu đóng đinh có một tay trái và hai chân, tay phải rời khỏi lỗ đinh và đưa ra phía trước trong tư thế như đang ban phép lành.
Chuyện kể rằng: một lần, tại nhà thờ này có một tội nhân đến xưng tội. Đối với một tộn nhân có quá nhiều tội nặng như anh ta, vị linh mục rất nghiêm khắc và ngăm đe nhiều điều. nhưng vẫn chứng nào tật đó, ra khỏi tòa giải tội ít lâu, hối nhân lại tiếp tục sa ngã. rất nhiều lần như thế. Cuối cùng, vị linh mục đành răn đe: “Tôi không muốn anh vấp lại những tội như thế nữa. đây là lần cuối cùng tôi tha tội cho anh”. Anh ta ra khỏi tòa giải tội mà lòng trĩu nặng và đau khổ. Được vài tháng sau, anh ta lại đến xưng tội, và xưng cũng cùng những tội nặng y như những lần trước. vị linh mục dứt khoát: “Anh đừng có đùa với Chúa, tôi không tha tội cho anh đâu”.
Thật lạ lùng, ngay lập tức, vị linh mục cùng anh ta đều nghe có tiếng thì thầm phía bên trên. từ cây Thánh Giá, bàn tay phải của Chúa Giêsu được rút ra khỏi lỗ đinh và ban phép lành cho anh ta. Vị linh mục nghe được tiếng thì thầm ấy nói với chính mình: “Ta là Người đổ máu ra cho người này chứ không phải con”. Kể từ đó, bàn tay phải của Chúa Giêsu không gắn vào Thánh Giá nữa, nhưng vẫn giữ tư thế đang ban phép lành như không ngừng mời gọi: “Hãy trở về với Ta, các ngươi sẽ được tha thứ”.
Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, Ngài nhân từ khoan dung vô cùng, Ngài luôn yêu thương tha thứ, Ngài không nhìn vào quá khứ của con người, Ngài không chấp tội con người, cho dù tội lỗi con người có nhiều tới đâu, có nặng nề tới mức nào thì Ngài vẫn luôn yêu thương tha thứ. Nhưng với điều kiện là con người phải đến với Chúa bằng cách tin vào Ngài và thành thật ăn năn sám hối, đến với Bí tích Hòa Giải.
Không biết câu chuyện về cánh tay Chúa Giêsu trên Thánh Giá ban phép lành để tuôn đổ ơn tha thứ cho tội nhân có thật hay không, nhưng lòng yêu thương tha thứ của Thiên Chúa ngàn đời vẫn tồn tại, bền vững và cao ngất. Câu chuyện có thể không có thật, nhưng lòng yêu thương tha thứ của Thiên Chúa mãi mãi vẫn thật. Vì thế, cho dù câu chuyện không có thật nhưng nó vẫn đáng quý, vì nó phản ánh một sự thật là tình thương tha thứ của Thiên Chúa.
Đọc bài Tin Mừng Chúa Nhật IV Mùa Chay hôm nay, ngay câu đầu tiên, câu nói của Chúa Giêsu với ông Nicôđêmô: “Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc thế nào, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sự sống muôn đời”. Câu nói này của Chúa Giêsu có liên quan như thế nào với tình yêu tha thứ của Thiên Chúa?
Có lẽ chúng ta còn nhớ câu chuyện con rắn đồng trong sa mạc. Khi dân Do Thái đang lang thang trong sa mạc trên đường về Đất Hứa, họ đã gặp nhiều thử thách. Họ oán trách Chúa đã để họ lầm thang. Một lần cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đã để cho rắn độc cắn chết nhiều người. Dân Chúa quá sức khiếp sợ, họ nhìn nhận tội lỗi của mình và Chúa đã đoái thương nỗi khốn khổ của họ. Ngài dạy ông Môsê hãy làm một con rắn bằng đồng, treo lên cây, để bất cứ ai bị rắn cắn nếu nhìn lên con rắn đồng mà sám hối thì sẽ được cứu khỏi chết. Như vậy, khi con rắn đồng được giương lên, thì ngay chính lúc đó, lòng tha thứ của Thiên Chúa lại tỏa sáng và trao ban. Từ nay Thiên Chúa sẽ cứu sống dân, những kẻ đã từng oán trách Ngài. Con rắn đồng ở sẵn đó như một con tim yêu thương và tha thứ luôn rộng mở, cho dù con người hết lần này đến lần khác xúc phạm đến Thiên Chúa, nhưng chỉ cần họ sám hối và nhìn lên đó thì sẽ được tha thứ.
Hình ảnh con rắn đồng đó là biểu trưng của Đấng Cứu Thế. Cũng như con rắn đồng được giương cao, thì Chúa Giêsu cũng sẽ được giương cao trên Thánh Giá như vậy. Nếu con rắn đồng nói lên lòng tha thứ, thì Chúa Giêsu được giương cao trên Thánh Giá chính là lòng yêu thương tha thứ của Thiên Chúa đạt đến tuyệt đối. Chúa Giêsu được giương cao trên Thánh Giá, nghĩa là lòng yêu thương tha thứ của Thiên Chúa được giương cao cho cả nhân loại nhìn vào mà học lấy, mà tha thứ cho nhau. Thiên Chúa đã không dạy bài học tha thứ suông, nhưng đã dạy bài học tha thứ bằng chính mạng sống của Chúa Giêsu.
Chính vì thế, hôm nay, Giáo Hội muốn chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu trên Thánh Giá, Đấng là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa, “Đấng đã đến thế gian để công bố cho con người ơn hòa giải”. Chúa Giêsu trở thành Đấng Hòa Giải, Ngài trở thành Đấng Hòa Giải, bởi vì nơi bản thân của Ngài chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, Ngài bộc lộ tình thương tha thứ của Thiên Chúa. Và đồng thời, Chúa Giêsu ôm lấy tất cả nhân loại, trong đó có từng người anh chị em và tôi, Ngài ôm lấy tất cả trong vòng tay của Ngài, mang lấy tất cả tội lỗi của chúng ta trên đôi vai của Ngài. Và chính vì thế mà chúng ta được hưởng nhờ ơn tha thứ mà Ngài thể hiện ra nơi cây Thánh Giá. Do đó, chúng ta hãy tin tưởng vào tình thương tha thứ của Thiên Chúa và hãy luôn tâm niệm điều này: Chúng ta có một người cha luôn bao dung, luôn luôn trông chờ chúng ta quay về để nói lời tha thứ, để được ban ơn hòa giải cho tất cả những đứa con của mình. Ngài trở thành Đấng Hòa Giải, Hòa Giải chúng ta với Thiên Chúa, và đồng thời, nếu thực sự mình hòa giải với Chúa thì mình cũng hòa giải với nhau. Ngài thực hiện công cuộc hòa giải không phải giữa Thiên Chúa và con người mà thôi, mà còn là giữa con người với nhau, giữa anh chị em chúng ta với nhau.
Trong đời sống thực tế, tha thứ là một điều khó thực hiện và đòi hỏi nhiều nghị lực tinh thần. Trong cuộc sống thường nhật, cha mẹ anh chị em trong gia đình và bạn bè không thể nào tránh khỏi những xúc phạm đến chúng ta, nhưng nếu không tha thứ thì tất cả mọi người đều bị vướng vào trong vòng lẩn quẩn của sự trả thù qua trả thù lại mãi mãi. Trên bình diện nhân bản, nếu suy nghĩ cho cùng thì giải pháp tha thứ là giải pháp khó khăn nhất. Nhiều người bị lâm bệnh vì ôm ấp trong lòng sự phiền muộn và không tha thứ cho kẻ xúc phạm đến mình. Trên bình diện thiêng liêng thì sự tha thứ có giá trị thật tích cực, bởi vì nó chứng tỏ tình thương của chúng ta và làm phát sinh niềm an vui trong tâm hồn. Chỉ có sống tha thứ, chúng ta mới có thể sống hiệp nhất với nhau để xây dựng một gia đình, một xã hội tốt đẹp hơn.
Chính vì vậy, trong mùa chay này, mỗi lần chúng ta chiêm ngắm cây Thánh Giá Chúa Giêsu, ước gì chúng ta nhận ra ở đó khuôn mặt tình thương tha thứ của Thiên Chúa, ước gì chúng ta nhận ra ở đó con người tội lỗi của mình và ước gì chúng ta nhận ra ở đó bài học lòng tha thứ của Thiên Chúa mà tha thứ cho anh chị em. Khi chúng ta khám phá được như vậy, lúc mà mình đối diện với cây Thánh Giá của Chúa Giêsu và mình ngước nhìn lên Ngài với lòng tin, với lòng ăn năn sám hối qua việc lãnh nhận Bí tích Hòa Giải, thì lúc đó ơn cứu độ đến với chúng ta, ơn tha thứ đến với chúng ta đúng như Chúa Giêsu đã nói: “Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc thế nào, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sự sống muôn đời”. Amen.
ÁNH SÁNG BAN SỰ SỐNG
Ga 3, 14-21
Gp. Vĩnh Long
Từ khi A