Chủ Nhật, 18 Tháng Hai, 2018 45

Chúa Nhật TN 6B (Học Hỏi)

Học Hỏi TM CNTN 6B (Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ)
Suy Niệm/Chia Sẻ Lời Chúa

Đọc Học Hỏi Phúc Âm CNTN 6BNghe Học Hỏi Phúc Âm CNTN 6B

1. Gọn

Chúa nhật 6: Mc 1, 40-45

1:40     Có người bị phong hủi đến gặp Người, anh ta quỳ xuống van xin    rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch."

1:41     Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: "Tôi muốn, anh sạch đi!"

1:42     Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch.

1:43     Nhưng Người nghiêm giọng đuổi anh đi ngay,

1:44     và bảo anh: "Coi chừng, đừng nói gì với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã         được lành sạch, thì hãy dâng những gì ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta     biết."

1:45     Nhưng vừa ra khỏi đó, anh đã bắt đầu rao truyền và tung tin ấy khắp nơi, đến nỗi Người        không thể công khai vào thành nào    được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài        thành. Và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người.

 

A. Hạt giống...

Chúa Giêsu chữa một người phong cùi:

- Việc chữa người phong cùi làm ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia, chứng ming Chúa Giêsu chính là Đấng Messia.

- Thái độ của người cùi chứng tỏ người này tin Ngài là Messia: anh “sấp mặt xuống” kêu xin; anh nói “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch” (thời đó, phong cùi được coi là chứng nan y vô phương chữa trị).

- Thái độ của Chúa Giêsu biểu lộ một sự ưu ái đặc biệt: “Ngài giơ tay đụng vào anh” (không ai khác dám đụng người cùi, vì sợ lây bệnh và lây sự cuộc uế).

- Rồi Ngài bảo anh đi trình diện tư tế và dâng của lễ chứng tỏ Chúa Giêsu tôn trọng luật lệ đạo do thái.

B...nẩy mầm.

1. Chúa Giêsu không chỉ chữa bệnh cho người bị phong cùi, mà còn đưa tay đụng anh, chứng tỏ Ngài không ghê tởm anh; Ngài còn dạy anh đi trình diện với tư tế để được công nhận hết bệnh và nhờ đó được hồi nhập vào xã hội. Như thế, người phong cùi này vừa được chữa bệnh, vừa được phục hồi nhân phẩm. Nói cách khác, Chúa Giêsu vừa chữa anh khỏi bệnh tật phần xác vừa chữa anh khỏi bệnh tật tâm hồn. Sự quan tâm của ta với những người nghèo khổ có được toàn diện như thế chưa?

2. Cái nghèo cũng là một thứ “tội đầu”, vì nghèo nên khổ, vì nghèo khổ nên bị coi khinh và xua đuổi.

3. Nạn đói xảy ra trong vùng. Một người ăn xin bên góc đường bước đến bên đại văn hào Nga, Tolstoy, đang đi ngang qua đó. Tolstoy dừng lại, lấy tiền cho nhưng không tìm được đồng nào. Ông nói với sự nuối tiếc: “Này người anh em, đừng giận tôi. Tôi chẳng đem theo gì”.

Mặt người ăn xin sáng lên và nói: “Ông gọi tôi là anh em, đó đã lá món qùa rất lớn rồi!” (Góp nhặt).

Việc giúp đỡ người nghèo khổ chưa chắc có giá trị bằng thái độ tôn trọng của ta đối với họ.

5.Mầm khác:?

 

2.Quesson

CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN

 Mc 1,40-45

Có người bị phong hủi đến gặp gỡ Đức Giêsu... và dân chúng từ khắp nơi tuôn đến với Người: 

Theo lối hành văn Sêmít cổ xưa? mà người ta gọi là "gom kết" lại, thì trang Tin Mừng của Máccô trên đây được đóng khung trong hai câu giống nhau. Ở đầu trình thuật, ông diễn tả một bước chân của cá nhân. Kết thúc trình thuật, ta thấy nhiều người đến từ khắp nơi.

Đức Giêsu, là chính Thiên Chúa đến gặp gỡ con người.

Nhưng con người, cũng phải đến gặp gỡ Thiên Chúa. Lạy Chúa, xin dẫn con đến gặp gỡ Chúa. 

Anh ta quỳ xuống van xin rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch".

Đừng quên chúng ta mới ở chương đầu của Tin Mừng Máccô. Con người đó thật là mạnh dạn... hay anh ta đã có một lòng tin phi thường. Anh ta làm một cử chỉ, thưa gửi vài lời... Đó là những gì mà người ta thường chỉ có thể làm và nói với một mình Thiên Chúa.

 Thực tế vào thời đó bệnh phong hủi vẫn còn là một thứ bệnh không thể chứa trị được. Việc chữa lành người phong hủi là một thứ kỳ công giống như việc phục sinh một người chết. Đó là một trong những "dấu chỉ” của thời Thiên sai (Mt 11,25 - Lc 7,18-22). Thái độ khiêm tốn phủ phục của người phong hủi biểu lộ lòng tin của anh nơi Đức Giêsu. Đúng vậy, có những tình huống mà cách cầu cứu duy nhất là "kêu xin" Thiên Chúa, Đấng làm chủ tất cả, ngay cả những gì con người không thể thực hiện được: "Thưa Ngài, Ngài muốn là Ngài chữa tôi được khỏi bệnh". Đó là một lời nguyện xin cần được lặp đi lặp lại.

Động lòng thương trước người đó...

Ơû đây, bản thảo Hy Lạp giữ hai từ: "splagknisteis" có nghĩa là động lòng thương, xốn xao lòng dạ, cảm động đến tận tâm can, và "orgisteis" có nghĩa là “nổi giận". Thiếu gì dịp Máccô đã sử dụng rất chính xác từ "nổi giận" nhưng ở đây thật là khó giải thích: Trường hợp một  kinh sư, khó chịu trước kiểu nói trên, có lẽ ông ta đã làm giảm nhẹ ý nghĩa. Nhưng vì cả hai "câu dịch" đều có trong bản thảo, nên suy nghĩ về hai ý nghĩa, tưởng là không vô ích. Tại sao Thánh Thần, Đấng linh hứng Kinh thánh, lại không có thể đi đến mức đó, nghĩa là có thể sử dụng những sai lầm của những người sao chép Kinh thánh để nói với ta?

Dù sao, qua hai từ trên, chúng ta cũng nhận thấy một "phản ứng rất nhân bản"! Việc nhập thể của Thiên Chúa thật là "hiện thực", đi tới tình trạng chấp nhận cả những tình cảm của con người tầm thường như thế: xót thương, giận hờn. Lạy Chúa. Xin tạ ơn Chúa vì đã muốn cảm nghiệm những cảm xúc của chúng con và đã bầy tỏ cách công khai những diễn biến tình cảm đó.

"Nổi giận...” Thực ra điều đó ý nghĩa gì? Riêng tôi, tôi thấy ở đó, phản ứng tự nhiên của Thiên Chúa trước nỗi đau khổ của con người". Đức Giêsu nhìn thấy tận mắt một khuôn mặt đáng thương bị các vết thương mâng mủ làm biến dạng. Và Người không thể chịu nổi điều đó, Người nổi giận. Đừng quên rằng, Đức Giêsu là chính "Thiên Chúa hiện hình cụ  thể". Qua thái độ biểu lộ tính khí trên, Đức Giêsu muốn nói với ta rằng, Thiên Chúa lên án định mệnh khắc nghiệt của con người, luôn bị bệnh tật tác hại trên thân xác. Phẫn nộ đó cũng  là phẫn nộ của biết bao người, nhưng trước “vấn đề sự dữ", họ chỉ biết chống đối mãnh liệt nhất đến nơi phủ nhận sự hiện diện của Thiên Chúa.

“Động lòng thương...". Kiểu nói này ta có thể hiểu ngay. Thực vậy, Thiên Chúa của chúng ta không phải là một  Thiên Chúa vô cảm, dửng dưng... nhung là một Thiên Chúa dễ bị thương tổn, một Thiên Chúa cùng chịu khổ với những người đau khổ, một Thiên Chúa mang trên mình những thương tích của chúng ta (Is 53,5). Đấng "làm cho Thiên Chúa hiện diện cụ thể" nói cho ta biết tấm lòng trìu mến của Thiên Chúa đối với bệnh nhân. Vậy khi nào chúng ta mới chấp nhận thế giới này, như thực trạng hiện nay của nó, không thể "hoàn hảo" được? Chỉ có mình Thiên Chúa là Thiên Chúa. Chỉ có mình Thiên Chúa là hoàn hảo. Thế gian không phải là "Chúa". Thế gian không thể hoàn hảo. Thiên Chúa đã không thể làm khác hơn là tạo dựng một thế gian "không phải là Chúa", nếu không Người đã không làm được điều gì cả, và Người có thể sẽ muôn đời cô đơn. Do đó, Người đã quyết định tạo dựng con người, được ghi dấu ấn "hữu hạn” rõ ràng "không phải là Chúa". Và như thế, con người phải gánh chịu những rủi ro về tình trạng sức khỏe suy sụp, với khả năng nguy hiểm trở thành phong hủi, điên khùng, khi các nhiễm thể hoạt động lệch lạc. Cần phải có can đảm nhìn thẳng vào "thế gian này". Nhưng, nếu Thiên Chúa tạo thành một tạo vật mang dấu tích hạn hẹp và bất toàn... thì Người chỉ tạo đựng nó trong chương trình là một ngày kia sẽ ban cho nó sự sống thần thiêng của Người.

Đối với Thiên Chúa, con người chưa hoàn hảo, vì chưa được sống lại, chưa được thần hóa. Và sự dữ tác hại con người, đã làm cho Người "nổi giận", đã khơi dậy "lòng thương xót” của Người. Do đó, Đức Giêsu chữa lành một số người bệnh, như là một "dấu chỉ" báo hiệu Ngày cánh chung, lúc đó mọi sự "sẽ được hoàn tất" (Rm 8,18).

Đức Giêsu giơ tay đụng vào anh ta...

Chúng ta lại có dịp suy nghĩ đến "bàn tay". Ơû đây, đối với một người phong hủi, một người "không ai được sờ động đến"; thì cử chỉ của Đức Giêsu phải mang một ý nghĩa đặc biệt vì không ai được sờ chạm, ôm ấp, vuốt ve họ bao giờ cả. Luật đã cấm như thế.

Ngay cả, khi một ai đó tiến lại sát kề họ, họ cũng phải kêu  to lên để nơi khác lánh xa: "Nhơ! Nhơ!”. Thế mà ở đây, Đức Giêsu lại đám phá đổ một điều cấm kỵ nguy hiểm đó: Người đụng chạm đến người phong hủi.

Người bảo: "Tôi muốn, tôi cho anh được khỏi bệnh.  

Đức Giêsu cứu chữa, nhờ một “cử chỉ” và "bằng một lời phát biểu": Đó là nguyên lý để cử hành mỗi bí tích. Chúng ta là những tạo vật có thể xác, và chúng ta cần đến những cử chỉ trên thân xác. Khi chịu phép rửa, nước đổtrên trán chúng ta, thì một lời cũng được đọc lên nói rõ ý nghĩa của cử chỉ đó. Trong Bí Tích Thánh Thể, khi bánh ban sự sống chạm đến tay và liên hệ đến thân xác ta, thì đồng thời cũng có một lời đọc nêu lên ý nghĩa: “Mình Thánh Đức Kitô".      

Tôi cũng có thể dành một chút thời gian để suy gẫm về lời phát biểu: "Tôi muốn!". Ở đây, một lần nữa, người dịch đã làm giảm nhẹ ý nghĩa bản văn chính thức bằng tiếng Hy Lạp của Máccô (thật là đáng tiếc!). Người phong hủi đã không nói: "Nếu Ngài muốn điều đó", nhưng là: “Nếu Ngài muốn". Và Đức Giêsu cũng không đáp lại: “Tôi muốn điều đó”ù, mà là  “Tôi muốn". Điểm quan trọng muốn đề cao ở đây, không phải là đại danh từ "điều đó", nhưng là quyền năng thuộc nguyên ý muốn của Đức Giêsu... nghĩa là không nhấn mạnh đến điều mong muốn. 

Ngay tức khắc, chứng phong hủi biến đi, và anh ta được khỏi bệnh...  

Câu nói trên phản lại bối cảnh văn hóa của thời đại, mà Mácô lúc đó đang viết Tin Mừng: Đối với một người Do Thái, bệnh phong hủi là một "hình phạt của  Thiên Chúa”, Đấng đã phạt  Mytiam, chị  của Môsê (Ds 12,9). Gêhadi, đầy tớ của Êlidê (2V 5,27), Ôlia, ông vua đầy tham vọng (2Sb 26,16). Bệnh phong hủi là chứng bệnh gây sợ hãi, đến nỗi có người kinh sợ dù chỉ nhìn thấy một vết loang lỗ trên tường. Vì thế, sách Lêvi đã dành cả hai chương nói về bệnh này. Chứng bệnh làm cho mặt và tay chân người bệnh thối rữa, chứng tỏ sự khủng khiếp của nó. Người ta coi đó như sức tác hại của ma quỷ. Nói đúng ra, người bị phong hủi không được sống thông hiệp với kẻ khác, bị loại ra khỏi cộng đoàn (Lv 13,1-6). Trong chứng bệnh làm ung thối con người như thế, người ta coi đó là "biểu tượng" của tội lỗi. Như thế, ai mà không bị phong hủi? Và ai sẽ cứu chữa ta khỏi chứng bệnh ác độc đó? Thưa, đó là nhờ sự "tiếp cận" và “lời" của Đức Giêsu. Lạy Chúa Giêsu Kitô, nhờ Mình Chúa xin cứu chữa tâm hồn con người hôm nay. Hiện nay, vẫn còn hàng triệu người trong các nước thuộc Thế giới thứ ba mắc bệnh phong hủi. 

Và giữa chúng ta trong những xã hội tân tiến, vẫn cần tìm kiếm những bàn tay và những tấm lòng để thực hiện tác động "chữa lành" của Đức Giêsu đối với biết bao người nghèo khó: Đó là những người không có vẻ đẹp và ngoại hình lôi cuốn cái nhìn của kẻ khác, đó là những kẻ bị gạt ra khỏi xã hội chúng ta, những trẻ em khuyết tật, những người mắc bệnh nan y.

Người nghiêm giọng đuổi anh ta đi ngay.

Đó là câu dịch chính xác theo đúng bản văn của Máccô (nhưng ta cũng thấy có kiểu địch làm giảm nhẹ ý nghĩa: "Người cho anh ta ra về với lời cảnh giác nghiêm trọng"). Nếu tôn trọng bản văn, thì Giêsu được giới thiệu cho ta ơ đây, không phải là hạng ngừi "nhu mì”, mà các bức ảnh thuộc thế kỷ trước đã trình bày  cho ta, nhưng là một con người đầy cương nghị.

Coi chừng, không được nói gì với ai cả.

Như đức Giêsu đã truyền cho quỷ phải im lặng, Người cũng đòi buộc kẻ được ơn lạ phải im hơi lặng tiếng, kiểu nói rất mạnh: "không gì hết", "không với một ai cả":

Đó là “bí mật thiên sai" nổi tiếng, đã được Máccô lặp đi lặp lại tới 10 lần trong Tin Mừng của ông. Do đó, hầu như đức Giêsu tránh làm phép lạ, vì thường bị người ta hiểu lầm! Người Do Thái (và cả chúng ta nữa!) dễ mong đợi một Đấng Mêsia theo kiểu trần gian. Từng đám đông tuôn đến với hy vọng rằng, Đức Giêsu có thể mang lại cho họ hạnh phúc đời này, Người có thể giải quyết những vấn đề thuộc sức khỏe, hay khôi phục nền độc lập có tính chính trị. Đúng vậy, đối với Đức Giêsu, làm phép lạ thật là nguy hiểm! Điều đó có thể làm hỏng sứ vụ của Người, hay có thể làm cho người ta hoàn toàn hiểu sai ý nghĩa. Các phép lạ có thể làm cho nhiều người tưởng rằng, Nước Thiên Chúa chỉ bao gồm một thứ hạnh phúc tầm thường. Đúng ra, công cuộc cứu độ thực sự, việc cứu rỗi triệt để, mà Đức Giêsu trình bày, chỉ có thể được hiểu tường tận dưới ánh sáng tử nạn và phục sinh của Chúa. Con phải chờ đợi đến lúc đó để không còn lầm lẫn nữa về bản chất của công cuộc "giải phóng" con người, mà Đức Giêsu chủ động thực hiện! Còn những việc chữa bệnh chỉ là cách loan báo sự sống lại.

Nhưng lo đi trình diện tư tế, và vì anh đã được khỏi bệnh, thì hãy dâng của lễ như ông Môsê đã truyền để làm chứng cho người ta.

Đức Giêsu truyền cho người được ơn lạ phải im lặng, không được lộ chuyện với dân chúng, đồng thời Người cũng trao cho anh trách nhiệm phải đến gặp các tư tế. Đây là việc rất cần thiết, để có thể tái hội nhập vào xã hội. Nhưng hơn nữa, Đức Giêsu còn muốn mở mắt các tự tế ở Giêrusalem là những người sẽ kình chống Người kịch liệt. Cho họ dấu chỉ thiên sai qua việc chữa lành người phong hủi, để họ sẽ không có lý do nào biện minh khi họ kết án Người. (Ga 15,22).

Nhưng vừa ra khỏi đó, anh ta đã vội công bố và tung tin ấy ra, đến nỗi Đức Giêsu không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi vắng vẻ ngoài thành. Và dân chúng từ khắp nơi tuôn đến với Người.

Đối với Máccô. "Lời" được công bố trên đây là một thuật ngữ, được ông sử dụng tới 10 lần khác nhau trong Tin Mừng: đó là Phúc âm là Tin mừng. Dù bị Đức Giêsu ngăn cấm, nhưng ta thấy "người được cứu chữa", khi đến lượt mình lại trở nên "kẻ cứu độ" người khác. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta có công bố Lời Chúa không? Một lần nữa, ta chiêm ngắm tình yêu Đức Giêsu dành cho bầu khí cô tịch cho những "nơi hoang vắng". Người thực sự là hình ảnh của Thiên Chúa, một Thiên Chúa kín mật, một Thiên Chúa không gây ồn ào, một "Thiên Chúa ẩn giấu”.

 

3. 

CHUÁ NHẬT THỨ VI THƯỜNG NIÊN.

Mác Cô 1,40-45.

1:40     Có người bị phong hủi đến gặp Người, anh ta quỳ xuống van xin    rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch."

1:41     Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: "Tôi muốn, anh sạch đi!"

1:42     Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch.

1:43     Nhưng Người nghiêm giọng đuổi anh đi ngay,

1:44     và bảo anh: "Coi chừng, đừng nói gì với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã            được lành sạch, thì hãy dâng những gì ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta          biết."

1:45     Nhưng vừa ra khỏi đó, anh đã bắt đầu rao truyền và tung tin ấy khắp nơi, đến nỗi Người không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành. Và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người.

 

Phong cùi được coi như ghê gớm và khủng khiếp hơn tất cả các thứ bệnh, mắc vào là coi như tuyệt vọng. Đối với người Do Thái phải sống cách ly cộng đồng, đi lại phải dùng khẩu trang và hô lớn “nhơ bẩn” để người khác biết mà tránh.

Nó có thể bắt đầu bằng những mụn nhỏ và lở loét, những chỗ ung lở thì có mùi tanh hôi. Ở trên mặt thì chân mày rụng hết, mắt lộ ra, thanh quản bị lở, giọng nói trở nên khàn đặc, hơi thở khò khè…Trung bình bệnh này phát triển trong chín năm, cuối cùng điên loạn, hôn mê và chết.

Cũng có thể bắt đầu mất cảm giác ở một vài phần thân thể, dây thần kinh bị nhiễm trùng, các bắp thịt tiêu mòn, gân cốt co lại làm cho hai bàn tay co lại trông như móng thú vật. Tiếp theo là tay chân bị lở loét, ngón tay, ngón chân bị rụng dần cho tới khi cả bàn tay bàn chân rơi hẳn ra. Trường hợp này có thể kéo dài từ hai mươi cho tới ba mươi năm. Đó là cái cết tiệm tiến kinh khủng làm cho người ta chết từng phần một.

Đau đớn về tinh thần còn khốn khổ hơn đau đớn về thể xác. Sử gia Do Thái Josephus cho biết những người mắc bệnh phong cùi “coi như đã chết”. Bệnh được chuẩn đoán tức khắc và người bệnh hoàn toàn bị khai trừ khỏi xã hội loài người. “Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xõa tóc che râu và kêu lên: “Ô uế! Ô uế !” Bao lâu còn mắc bệnh, thì nó ô uế; nó ô uế: nó phải ở riêng ra, chỗ ở của nó là một nơi bên ngoài trại” (Lv 13,45-46). Đối với người phong thời trung cổ, thầy cả sẽ mặc áo lễ, cầm thánh giá đưa người bệnh vào nhà thờ và cử hành tang lễ!

Ở xứ Palestin và thời Chúa Giêsu, người phong hủi bị cấm ở trong phành Giêrusalem và bất cứ thành phố nào có tường bao bọc. Mỗi nhà hội đều để riêng bệt lập cao ba mét rộng hai mét cho họ. Luật pháp cũng liệt kê sáu mươi mốt trường hợp tiếp xúc với người phong hủi bị coi là nhơ bẩn, và sự lây bẩn này đướng thứ nhì sau sự lây bẩn đụng vào xác chết. Nếu người phong hủi chỉ thò đầu vào nhà nào, nhà đó bị lây bẩn đến tận cây kèo trên mái. Không ai được phép chào hỏi ngời phong hủi ở ngoài đường, không được đến gần hai mét. Nếu ngời phong hủi đứng ở đầu gió người ở cuối gió phải cách bốn mươi lăm mét. Ngay cả một quả trứng, các rabi Do Thái cũng không ăn nếu bán ở chợ có người phong hủi đi qua.

Chưa có bệnh nào lại phân rẽ đồng bào như bệnh phong hủi, nhưng đó là người Chúa Giêsu đã sờ đến. Đối với người Do Thái, không có câu nào khiến giật mình bằng câu ghi “Đức Giêsu giơ tay sờ đến người…”

Chúng ta cần lưu ý thái độ của người phong hủi và Chúa Giêsu:

Người phong hủi đến với lòng tin tưởng: anh chắc chắn nếu Chúa muốn Ngài có thể chữa lành. Nếu không tin, anh đã không dám làm như thế, vì không một người phong hủi nào dám đến gần một luật sỹ vì biết sẽ bị ném đá đuổi đi. Nhưng người này đã đến với Chúa Giêsu. anh hoàn toà tin tưởng Ngài sẽ sẵng sàng tiếp đón một người bị mọi người xua đuổi. Không một ai cho rằng mình quá nhơ bẩn nên không có thể đến với Chúa. Dầu là bệnh nan y anh vẫn tin tưởng nơi quyền năng Chúa. Ngài có thể làm điều không ai khác có thể  làm. đến với Chúa thì không ai nghĩ rằng linh hồn và thân xác mình không thể chữa lành.

- Đến với Chúa với lòng khiêm cung: không đòi được chữa lành, người bệnh chỉ thưa “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa cho tôi được lành”. Dường như anh muốn nói: “Tôi biết mình chẳng ra gì, mọi người đều xa lánh và không muốn có bất cứ quan hệ nào với tôi cả, tôi biết tôi không có quyền gì kêu cầu Ngài, nhưng có lẽ Ngài dủ lòng thương xót, Ngài bày tỏ quyền năng cho kẻ khốn nạn như tôi”. Chính lòng khiêm nhường nhận biết sự bất xứng và nhu cầu của mình, người bệnh tìm đến Chúa Giêsu.

- Người phong hủi đến với lòng tôn sùng: Động từ thờ lạy “proscunein” chỉ động tác người phong hủi đến với Chúa là từ ngữ dùng trong thờ phượng các thần. Người phong hủi này không thể thổ lộ với ai về Chúa Giêsu, nhưng anh biết đứng trước Chúa Giêsu là anh hiện diện trước Thiên Chúa. Không cần diễn tả tâm tình bằng ngôn ngữ thần học hay triết học, chỉ cần hiện diện trước Chúa Giêsu là thấy mình đang hiện diện trước tình yêu và quyền phép của Thiên Chúa toàn năng.

Thấy người phong hủi tiến đến, Chúa bày tỏ lòng thương xót ngay. Dầu luật pháp không cho phép đụng đến người phong hủi, chỉ đến gần hai mét cũng đủ ô uế rồi, thế mà Chúa Giêsu dơ tay đụng đến anh ta. Đói với Chúa Giêsu, trong cuộc sống chỉ có một bó buộc duy nhất, đó là cứu giúp người khác, và chỉ có một luật duy nhất là luật yêu thương. Bổn phận thương xót và luật yêu thương phải đặt trước mọi quy định, mọi luật lệ, khiến ta coi thường mọi nguy hiểm. Đối với một lương y chân chính, người mắc một bệnh ghê sợ không làm ông ta ghê tởm mà chỉ thấy đây là bệnh nhân đang cần đến khả năng chuyên môn của mình. bác sĩ sẽ không coi đứa trẻ bị bệnh truyền nhiễm là đáng sợ mà chỉ thấy đây là đứa trẻ cần được cứu chữa. Chúa Giêsu cũng vậy, Thiên Chúa cũng vậy, và chúng ta cũng phải như thế. Môn đệ chân chính của Chúa sẵn sàng phá vỡ mọi qui ước, sẵn sàng liều mình giúp đỡ những người cùng túng. “Chúa Cứu Thế đã nêu gương yêu thương khi Ngài hy sinh tính mạng vì chúng ta, vậy chúng ta cũng phải xả thân vì anh em trong Chúa” (1Gioan 3,16).

Còn hai điều trong biến cố chữa lành người phong hủi này ta cần lưu ý. Khi Ngài vượt qua mọi quy ước để cứu nạn nhân, Ngài không quên đòi hỏi phải thận trọng:

1. Chúa dạy người phong hủi phải giữ kín đừng đồn đại việc Chúa làm.

Chúa thường ra lệnh này. tại sao?- Paléttin là xứ bị chiếm, nhưng dân Do Thái kiêu căng không bao giờ quên mình là tuyển dân, họ mơ ước và trông chờ một ngày kia Đấng Cứu tinh tới, nhưng là giấc mơ về chinh phục quân sự và quyền lực chính trị, vì vậy rất dễ bùng nổ chiến tranh cách mạng. Các lãnh tụ liên tiếp khởi nghĩa và vẫy vùng một thời gian rồi bị sức mạnh Lamã đè bẹp… Bây giờ nếu để người phong hủi này đồn đi khắp nơi điều Chúa Giêsu làm cho mình, chắc chắn nhiều người đổ xô đến tôn làm lãnh tụ quân sự chíng trị một người đầy quyền năng như Chúa Giêsu. ngài phải tận gốc đề phòng điều này… Chúa cần phải uốn nắn tâm trí con người, thay đổi não trạng họ, cho thấy quyền năng Ngài là tình yêu chứ không phải là binh lực. Ngài truyền họ phải yên lặng, nguyện loài người lợi dụng Ngài để thực hiện giấc mơ của họ thay vì thực hiện ý muốn của Thiên Chúa, cần phải yên lặng để học nói đúng về Ngài.

Chúa Giêsu truyền cho người phong hủi tới thầy tế lễ để dâng lễ đúng phép và xin giấy xác nhận đã khỏi.

Người Do Thái rất sợ bệnh phong hủi lây truyền nên quy định tỉ mỉ nhiều nghi thức được mô tả trong Lêvi 14 : Khám, tái khám sau bảy ngày, rồi khám lại lần chót mới xác nhận lành bệnh. Chúa Giêsu truyền phải đi qua phương thức đó, theo cách quy định đương thời. Phép lạ không xảy ra khi chúng ta bỏ qua những cách thức chữa trị theo khoa học có sẵn. Người ta phải nỗ lực hết sức trước khi có sự can thiệp quyền năng của Chúa. Phép lạ không đến do sự chờ đợi biếng nhác, phó mặc Chúa làm hết. Phép lạ chỉ xảy ra khi có sự nỗ lực đầy đức tin của con người với ân sủng vô hạn của Thiên Chúa .

 

4. MHLC

06TN-Năm B

(Lv.13,1-2.45-46; (1Cr.10,31- 11,1 ; Mc.1,40-45 )

Chúa thương chữa người bệnh cùi

1. Một loại phong cùi

Trong một giáo xứ, cha sở đã lập một ban hội đồng mục vụ. Ngài chọn những người đạo đức gương mẫu vào ban nầy. Ngài luôn khuyến khích nâng cao tinh thần tông đồ và lòng vị tha cho họ.

Dầu vậy, một người trong ban đã sa ngã phạm tội làm gương xấu, phần đông bổn đạo đều biết và xầm xì bàn tán. Người đó lại là người trước nay rất đạo đức, hặng hái hoạt động tông đồ.

Thấy vậy cha sở rất đau lòng. Ngài cầu nguyện cách riêng cho ông và tìm cách khuyên mời ông ăn năn hối cải. Ngài hỏi ý kiến một vị trong Hội đồng:

- Ông nghĩ sao về gương của người đó ?

- Thưa cha, một người trong Hội đồng mà làm gương xấu như thế thì không thể chấp nhận được.

Cha hỏi người khác, ông nầy nói:

- Con đề nghị sa thải ông tấy, nếu không cả Hội đồng sẽ mang tiếng và khó làm việc. Thấy một người ngồi im lặng có vẽ nghĩõ ngợi, cha sở hỏi:

- Còn ông, ông nghĩõ sao ?

- Thưa cha, theo con nghĩõ: Ông ta chưa đến nỗi tệ. Nếu con lâm vào hoàn cảnh ông ấy chắc con còn tôi tệ hơn. 

* * *

Tin mừng hôm nay thuật lại phép lạ Chúa Giêsu chữa lành người mắc bệnh phong cùi. Phải chăng gương xấu của người trong Hội đồng mục vụ trên đây cũng là một loại phong cùi, phong cùi vì gương xấu của ông ta. Loại bệnh nầy cũng lây nhiễm nguy hiểm cho người khác; nhứt là ông ta làø người có chức quyền trong họ đạo, thì ô nhiễm của ông ta càng trâm trọng hơn.

Thánh Phaolô đã khuyên chúng ta trong thư gởi giáo đoàn Côrintô hôm nay : "Anh em đừng làm gương xấu cho bất cứ ai ? Và Chúa Giêsu đã phán: "Ai làm gương xấu, hãy treo đá vào cổ nó và xô xuống biển cho nó chết.

Tại sao chúa kết án nặng cho kẻ làm gương xấu như thế ? Vì nó rất nguy  hiểm, nó làm cớ cho kẻ khác bắt chước phạm tội như nó. Nó là một thứ phong cùi hay lây  nhiễm ô uế xấu xa. Nhưng Chúa vẫn thưởng cứu chùa những kẻ ấy.  Lẽ nào chúng ta không thương giúp ?... (The " Maria, Mẹ tuyệt  mỹ").

2. Anh tung tin khắp nơi

 Dưới thời tổng thống Sutacô Gaiep bắt đạo, Giáo hội Công giáo tại Mêhicô phải chịu bách hại dữ dằn. Hai mươi ngàn nhà thờ bị đóng cửa. Đặc sứ Tòa Thánh và các linh mục tu sĩ nước ngoài bị trục xuất. Hàng ngàn Linh mục và giáo dân bị xử bắn vì không chịu chối Chúa bỏ đạo.

Tại thành phố Pueblo có cụ Jose Saphan là Kitô hừu can đảm. Cụ có tiệm tạp hóa nhỏ, và bất chấp lệnh cấm đạo, cụ treo tấm bảng trước cửa tiệm với hàng chữ lớn:

"Vạn tuế Chúa Kitô"

Đây là khẩu hiệu của các tín hữu Kitô ở Mêhicô... Ngày 20 tháng 07 năm 1926, viên tướng tư lệnh quân đội tại thành phố Pueblo đi ngang cửa tiệm cụ, thấy  tấm bảng với hàng chữ đó. Ông tức giận truyền cho cụ phải tháo gỡ. Nhưng cụ cương quyết trả lời "Khôngỡ với viên tướng. Thế là cụ bị bắt giam ngục. Và hôm sau bị dẫn đem đi bắn. Nhưng chưa tới nơi hành quyết, cụ đã bị một tên lính bắn chết nằm bên vệ đường.

***

 Tin Mừng hôm nay thuật lại sau khi Chúa Giêsu chữa người phong hủi được sạch, Ngài nghiêm giọng đuối anh đi ngay và bảo : "Coi chừng, đừng nói gì với ai cả ... Nhưng vừa  ra khỏi đó, anh  đã bắt đầu rao truyền và tung tin khắp nơi" (Mc.. l,43-45)

Mặc dầu bị Chúa  Giêsu cấm đoán, người phong húi được chúa chữa lành cũng can đảm rao truyền và tung tin ấy khắp nơi" cho con người nhận  biết quyền năng vô cùng của chúa, để mọi người nhìn nhận Người, tin kính Người là Đấng Cứu Thế Chúa cha sai đến để  cứu rỗi con người.

Cụ Jose Saphan trong câu chuyện trên đây  tuy bị cấm cách tù ngục cũng vẫn mạnh mẽ tuyên xưng vương quyền của chúa Kitô. Cụ biết nhà cầm  quyền sẽ dứt bỏ biểu ngữ tuyên xưng niềm tin của cụ và sẽ giết cụ, nhưng cụ vẫn can đảm nói lên xác tín chỉ có Chúa Kitô là Thiên Chúa duy nhất cứu rỗi con người, đem lại hạnh phúc đích thực và vững bền cho loài người.

Phải chăng đó là những tấm guơng tuyệt với cho các Kitô hữu chúng ta hôm nay.  Dù khó khăn cam  khổ thế nào cũng mạnh mẽ tuyên xưng niềm tin  vào Đấng cứu độ duy  nhất là chúa Giêsu Kitô. (Theo "Phép lạ trên biển cả")

3. Chiếc vĩ cầm bị bể

Năm 1981, Peter Cropper nhạc sĩ vĩ cầm danh tiếng nước Anh được mời đến Phần Lan trình diễn trong buổi hòa nhạc đặc biệt. Anh đã được nhạc viện hoàng gia tặng cho chiếc vĩ cầm vô giá đã chế tạo cách đó 285 năm. Anh luôn sử dụng nó trong các buổi hòa nhạc. Hôm nay anh mang nó đến Phần Lan để trình diễn. Nhưng rủi thay khi bước lên sân khấu, anh trợt chân té xuống, làm chiếc vĩ cầm vô giá của anh vỡ tan từng mảnh ! . . .

Thế là anh trở về Luân Đôn, lòng trí khủng hoảng tột độ. Dù vậy anh không chán nãn ngã lòng. Anh mang nó đến một người thợ chuyên sửa đàn đầy kinh nghiệm tên là Charles Beare và nhờ ông sửa chữa. Cuối cùng ông đã lắp ráp lại được toàn bộ các mảnh vỡ, làm thành cây đàn nguyên vẹn như trước. Ông giao chiếc đàn lại cho Peter. Người nhạc sĩ vĩ đã cầm lấy  cây đàn hồi hộp trổi nhạc. Âm thanh của chiếc vĩ cầm vẫn tuyệt hảo như trước và xem ra còn xuất sắc hơn trước khi nó bị bể vỡ nữøa. Từ đó anh mang nó đi trình diễn khắp nơi  và nó đem lại cho anh biết bao lời hoan hô nồng nhiệt.

***

Câu chuyện chiếc vĩ cầm trên đây là một hình ảnh tuyệt hảo cho những gì đã xẩy ra nơi người phong cùi trong Tin mừng hôm nay. Ai cũng gớm ghiếc anh ta vì sợ lây nhiễm. Chính anh ta cũng ghê tởm chính mình như Thánh vịnh 31 mô tả :

Những kẻ tôi quen biết đều sợ hãi tôi.

Trông thấy  tôi ngoài đường là họ xa lánh ! 

Tôi chẳng khác nào đồ phế thải".

Thế mà đối với người phong cùi  ghê tởm đó, Chúa Giêsu đã đưa tay trìu mến chạm vào, chữa cho anh khỏi bệnh. Điều đó đem đến cho chúng ta một sứ điệp quan trọng. Nếu một điều gì cũng may xảy đến cho chúng ta, như một tai nạn, một bạn bè phản bội, một người thân mất, một nghèo đói bệnh tật, vv... làm cho chúng ta đau đớn khổ sở trầm trọng giống như người mắc bệnh cùi, như nhạc sĩ Peter khi đánh vỡ chiếc vĩ cầm... Chúng ta chỉ cần chạy đến Chúa Giêsu và kêu xin Người. Người sẽ chữa lành cuộc đời tan nát của chúng ta như ông thợ tài giỏi đã sửa chữa chiếc vĩ cầm tan vỡ. Và Người còn làm dược hơn thế nữa. Người sẽ biến cuộc đời tan nát chúng ta tốt hơn, đẹp hơn trước nữa. (Theo " Sunday homilies" ).

4. Bệnh phong cùi.

Một vụ nổ làm chú bé 7 tuổi bị phỏng nặng hai chân, đến nỗi bác sĩ không chữa được, bảo phải cưa đôi chân. Và như thế nó sẽ phải tàn phế suốt đời!

Thế mà hai năm sau với niềm tin mãnh liệt, cậu đã bỏ cặp nạng, tự đi được và còn chạy được nữa. Cậu thi đậu đại học, và chọn môn ngoại khóa là chạy đua. Và cậu làm cho mọi người kinh ngạc, cậu phá kỷ lục môn nầy . . .

***

Cậu bé tưởng chừng phải tàn phế suốt đời đã trở thành vận động viên xuất sắc nhờ niềm tin vào khả năng của mình. Với niềm tin vào quyền năng Thiên Chúa, người phơng cùi đã được lành sạch. Tin mừng hôm nay  thuật lại:   Người bị phơng hủi đến với Chúa Giêsu, anh ta qùy xuống van xin:" Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch" Người chạnh lòng thương giơ tay  đụng vào anh và bảo : "Tôi muốn, anh sạch đi!" Lập tức chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch " (Mc..40-42).

Đối với người Do thái xưa, kẻ mắc bệnh cùi là bị Chúa phạt vì tội lỗi của họ, và xã hội xa lánh vì sợ lây nhiễm, lây nhiễm phong cùi và nhứt là lây nhiễm ô uế xấu xa. Trong tình trạng bi đát  đau khổ đó, người phong cùi đã biết tin tưởng vào chúa, chạy đến Chúa, quỳ xuống van xin: "Thưa Ngài, nếu Ngài muốn là Ngài chữa tôi được khỏi bệnh. Đức Giêsu dộng lòng thương, đưa tay chạm đến anh và bảo : "Tôi muốn. Tôi cho anh khỏi bệnh. Ngay tức khắc, anh được lành sạch. (Mc.. l,40-42).

M. Catré nói:"Sống trong một thế giới đầy đau khổ trước mắt, chúng ta phải là những nhà chuyên môn của tin tưởng trông cậy" Và G.Bossis mời gọi chúng ta: "Hãy tin và tin nhiều hơn nữa cho đến khi xảy ra phép lạ " (Theo  "Như Thầy đã yêu").

 

5) TONE

CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN

HÃY LOAN BÁO TIN VUI

Người cha của một gia đình ở Idaho mới trở thành Kitô hữu. Ông nói về Chúa Kitô mỗi lần có dịp. Ngày kia người láng giềng vô thần thử ông với một câu hỏi: “Thực anh có biết gì về đức Kitô không ?”. Người đạo mới trả lời: “Có, tôi biết”. Người vô thần hỏi: “Người sinh ra bao giờ ?”. Người đạo mới không biết chắc. Tới câu hỏi khác: “Người chết lúc bao nhiêu tuổi ?”. Một lần nữa người đạo mới của đức Kitô không trả lời được. Quả thực câu trả lời của ông quá yếu không xác thực đối với các câu hỏi của người lối xóm. Cuối cùng người vô thần la lên “Coi, anh chẳng biết gì về đức Kitô phải không ? Người đạo mới trả lời quả quyết: “Tôi biết ít lắm. Nhưng tôi biết điều này: hai năm trước đây, tôi nằm đường, nằm chợ, tôi say sưa, tôi mắc nợ ngập đầu. Hai năm trứơc đây vợ tôi ít khi mỉm cười. Thấy bóng tôi các con tôi sợ hãi. Nhưng ngày nay, tôi là một người đàn ông tiết độ. Tôi sạch nợ và còn đủ tiền để mua một căn nhà mới. Ngày nay, vợ tôi thường tươi cười, các con tôi chạy lại chào đón tôi. Chúa Kitô đã làm cho tôi tất cả những điều ấy. Đó là điều tôi biết”.

Rất giống người phong cùi trong Tin Mừng hôm nay. Anh không biết nhiều về đức Kitô, nhưng anh biết một điều đức Kitô đã chữa lành bệnh. Anh ra đi và loan truyền tin ấy. Mặc dù đức Giêsu đã bảo anh: “Đừng nói với ai cả...”

Người phong cùi khỏi bệnh nói với mọi người. Đó là ý tuởng của ngày hôm nay. Bạn và tôi phải nói cho mọi người những gì mà đức Kitô đã làm cho mỗi người chúng ta. Cử chỉ Chúa làm cho người phong cùi cảm động và đáng chú ý: “Người giang tay đụng tới anh... và bỗng nhiên bệnh cùi biến mất”. Đức Giêsu còn giang tay và đụng tới bạn và tôi bằng nhiều cách.

Ví dụ: Đức Kitô đụng vào ta bằng bí tích rửa tội, và làm cho chúng ta nên anh chị em của Người. Người đụng vào chúng ta với dầu Thêm sức để ban cho chúng ta Thánh linh Người đã hứa trong các cáo giải. Đức Kitô đụng tới chúng ta và chữa lành chúng ta khỏi phong cùi tội lỗi. Khi rước lễ, phép lạ hơn mọi phép lạ, đức Giêsu không chỉ đụng tới chúng ta, mà còn đến và sống trong tâmhồn chúng ta. Khi xức dầu bệnh nhân, Người đụng tới thân thể yếu liệt và linh hồn run sợ của chúng ta, Người chữa lành tất cả. Người giang tay cho bạn là cô dâu, là chú rể để thánh hóa sự kết hợp hôn phối của bạn.

Đức Giêsu đặt tay trên tôi trong nghi lễ truyền chức để ban cho tôi quyền làm cho bạn nhiều việc Người đã làm. Chúng ta, người công giáo, như người phong cùi khỏi bệnh, phải nói cho người khác những gì mà đức Kitô đã làm cho chúng ta.

Chúng ta có thể dùng những lời của Đức Trinh Nữ trong bài tán tụng Magnificat: “Chúa là Đấng toàn năng đã làm cho tôi muôn việc lớn lao”.

Việc của tôi, một linh mục là nói lên những gì đức Kitô đã làm cho chúng ta. Bạn là cha, là mẹ phải nói cho con em bạn những gì đức Kitô đã làm cho bạn và cho chúng. Bạn là giáo lý viên cũng làm như vậy, tất cả chúng ta phải nói cho những người tin cũng như không tin bằng lời nói, bằng sách báo công giáo, những gì Thầy chí thánh đã làm cho chúng ta. Đặc biệt, những gì Người làm trong và qua thánh lễ: “Người đổ máu ra cho mọi người”.

Có thể chúng ta không biết nhiều về đức Kitô. Nhưng chúng ta biết Người đã làm một thay đổi lớn – Chúng ta được tốt hơn.

Xin Chúa chúc lành bạn.

 

 

 

 

 

Bài viết khác

Các khóa học nhạc ngắn hạn, dài hạn dành cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ | Hải Linh Quê Hương