Chủ Nhật, 18 Tháng Hai, 2018 53

Chúa Nhật MC 5B

Học Hỏi TM (Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu); Suy Niệm/Chia Sẻ Lời Chúa (Gọn, Lm Hàm, Theo Quesson, MHLC, SCD...)

Đọc HỌC HỎI TM CNMC 5B

1. Gọn

Chúa nhật thứ 5 mùa chay: Ga 12, 20-33

Hạt giống...

Lời Chúa hôm nay quy về hai ý tưởng chính:

1. Chúa Giêsu là Đấng thiết lập giao ước mới: ngôn sứ Giêrêmia đã tiên báo rằng sẽ tới ngày Thiên Chúa ký với dân Israel một giao ước mới. Giao ước sẽ làm cho Ngài là Chúa của họ và họ là dân của Ngài (bài đọc 1). Khi một số người Hy lạp (nghĩa là những người ngoại) muốn gặp Chúa Giêsu, Chúa Giêsu vui mừng và biết rằng ngày lập Giao ước mới ấy đã đến, cho nên Ngài nói “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh… Khi nào Ta được đưa lên cao, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta” (bài Tin mừng)

2. Nhưng Giao ước đó được thiết lập bằng chính cái chết đau đớn của Chúa Giêsu: Thánh Phaolô nói “Chúa Giêsu đã lớn tiếng và rơi lệ dâng lời cầu xin lên Đấng có thể cứu mình khỏi chết… Dù là Con Thiên Chúa, Ngài đã học vâng phục do những đau khổ Ngài chịu, và khi hoàn tất, Ngài đã trở nên canh nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những ai tùng phục Ngài” (bài đọc 2). Khi những người Hy lạp đến, mặc dù sung sướng và biết rằng đã đến giờ mình được tôn vinh, nhưng Chúa Giêsu cũng chân thành chia sẻ với các môn đệ “Bây giờ linh hồn Thầy xao xuyến”, và Ngài đã cầu nguyện với Chúa Cha “Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này. Nhưng chính vì giờ này mà con đã đến” (bài Tin mừng)

B...nẩy mầm.

1. “Chúng tôi muốn gặp Đức Giêsu”. Câu này của những người hy lạp xưa cũng được lập lại bởi biết bao người thời nay nhưng bằng những cách khác và với những lời lẽ khác. Đức Giêsu  mà họ muốn gặp chính  là một lẽ sống, một nguồn bình an, một lý tưởng… Họ không biết gọi tên những giá trị ấy là Giêsu, nhưng trong tận đáy lòng, họ đang rất cần những giá trị ấy. Mỗi người chúng ta hãy là một Philipphê hay một Anrê dẫn họ đến với Chúa Giêsu. Và tuyệt vời hơn nữa, nếu mỗi người chúng ta là hiện thân của lẽ sống, bình an và lý tưởng ấy, đến nỗi khi người ta gặp chúng ta thì chính là gặp được Chúa Giêsu.

3. “ Bây giờ linh hồn ta xao xuyến… Lạy Cha xin cứu con khỏi giờ này. Nhưng chính vì giờ này mà con đã đến”. Cảm nghiệm của Chúa Giêsu rất nhân bản mà cũng rất siêu nhiên. Là người ai mà không xao xuyến trước đau khổ. Nhưng đức tin siêu nhiên dạy chúng ta biết khổ đau ấy sẽ mang đến vinh quang cho Thiên Chúa và cứu độ cho loài người.

4. “Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến… Lạy Cha xin cứu con khỏi giờ này. Nhưng chính vì giờ này mà con đã đến” (Ga, 12-27)

Những ngày cuối cùng của mùa chay, mùa áo tím… Nhiếu người vẫn sợ màu tím. Màu tím buồn, màu tím tang tóc, màu tím khổ đau. Nhiều khi tôi nao núng, chùn chân vì cuộc đời bôn ba, khổ đau; buồn phiền chán nản vì thất bại ê chề; cơ khổ vì chén cơm cứ vơi, manh áo còn rách. Có khi lại hụt hẩng, trống vắng dù giàu sang thành đạt… Ngay những chuyện vặt vẵn đời thường như bị hiểu lầm, bị nghi oan… cũng có thể làm tôi thất vọng. Đêm tối niềm tin, mịt mù trăn trở cứ pha tím cuộc đời. Tôi muốn lẩn tránh đoạn đường lem tím…

Nhưng sắc tím mùa chay giúp tôi vượt lên những ý nghĩa của màu tím, đưa tôi đến núi Sọ, nói với tôi về một Tình yêu dám chết, Chúa Giêsu đã bước đi với Tình yêu ấy. Người cũng xao xuyến và sợ hãi như bạn và tôi. Nhưng Người đã vượt qua màu tím não nề nhất bằng một Tình yêu lớn lao nhất.

Lạy Chúa, những lúc tâm hồn con xao xuyến, xin giúp con biết ngẩng đầu lên và vững tin vào Tình yêu của Đấng Phục sinh (Epphata).

5.Mầm khác:

 

2. Lm Hàm

CN5ChayB

Không có đoạn Kinh Thánh nào gây ngạc nhiên cho người do thái bằng đạon Kinh Thánh này. Nó bắt đầu bằng những lời người ta mong muốn được nghe và lại dẫn đưa tới những lời mà chẳng ai muốn nghe cả.

Chúa Giêsu tuyên bố: "Đã đến giờ con người được tôn vinh". Rõ ràng mọi sự được xây dựng để đưa dến điểm quyết liệt và gời đây thời điểm quyết liệt ấy đã đến. Nhưng ý của Chúa về giờ phút quyết liệt này khác hẳn với ý nghĩ của bt cứ ai. Khi Ngài nói đến "Con người", Ngài không nói theo ý nghĩa người khác nghĩ. Muốn hiểu được tính chất gây ngạc nhiên trong lời tuyên bố của Chúa Giêsu chúng ta phải biết người do thái hiểu thế nào khi nghe đến chữ "Con người". Chũ này vốn bắt nguồn từ sách Đanien, trong đó nói rằng: "Trong những thị kiến ban đêm, tôi mải nhìn thì kìa: Có ai như một Con người đang ngự giá mây trời mà đến. Ngài tiến gần bên Đấng Lão Thành và được dẫn đưa tới trình diện. Đấng Lão Thành trao cho Người quyền thống trị, vinh quang và vương vị; muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người. Quyền thống trị của Những là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một. Vương quốc của Người chẳng hế suy vong." (7,13-14). Trên câu này (7,1-8) Đanien mô tả các cường quốc cầm quyền trên thế giới. đó là các dân Syry, Babylon, Mê-đi và Batư. Họ vốn hung ác, tàn abọ, thích gây đau khổ cho những người khác nên chỉ có thể môtả bằng những hình ảnh của những dã thú như sư tử có cánh, chim ưng con gấu ngậm ba sương sườn giữa hàm răng bằng sắt và mười sừng.... Đó là biểu tượng các cường quốc từng cai trị cho đến giờ. Thế những trong giấc mơ, nhà tiên tri còn thấy, thếlực mới sẽ đến thế gian, thế lực ấy dịu hiền, nhân hậu, được mô tả bằng biểu tượng "CON NGƯỜI" chứ không phải con thú. Trong cả đoạn đã ngụ ý thời kỳdã man sẽ qua đi, thời kỳ đầy nhân sắp đến.

Và đó là giấc mơ của dân Do thái. Họ mơ ước thời đại hoàng kim. Bấy giờ cuộc sống sẽ tươi đẹp, huy hoàng và họ sẽ làm bá chủ thế giới!

Nhưng thời đại đó sẽ dến như thế nào? Càng ngày họ càng thấy rõ quốc gia của họ qua 1nhỏ bé, thế lực của họ quá yếu kém. Hoàng kim thời đại sẽ chẳng bao giờ dến do các phương tiện, quyền lực của loài người. Nó phải đến do sự can thiệp trực tiếp từ Thiên Chúa. Thiên Chúa sẽ sai người vô địch của Ngài đem nó đến. Do đó họ nghĩ hình ảnh được mô tả trong sách Đanien và không có gì tự nhiên hơn khi gọi người vô địch đó là "Con người" . Câu nói trước kia vốn chỉ là biểu tượng, bây giờ trở thành  một câu mô tả. Trong khoảng thời gain giữa Cựu Ước và Tân Ước có hàng loạt sách đề cập  đến hoàng kin thời đại, việc đó sẽ đến như thế nào. Giữa hoạn nạn và đau khổ, trong lúc phải sống dưới ách nô lệ và đô hộ, người Do thái chẳng bao giờ quên đi, hoặc từ bỏ giấc mơ của họ. Một trong những cuốn gây ảnh hưởng đặc biệt là sách của Hê-nốc, cứ nhắc đi nhắc lại về Con Người ấy. Trong sách Hênốc, Con Người, một nhân vật phi thường bị Thiên Chúa kiềm giữ. Những sẽ đến ngày Thiên Chúa buông Con Người đó ra. Ngài sẽ đến với quyền năng thiên thượng siêu phàm và chẳng có ai có thể chống lại và chẳng một vương quốc nào có thể đứng nổi av dọn đường cho người Do thái làm bá chủ thế giới.

Với người Do thái tín hữu "con người" là chũ tiêu biểu cho Đấng chinh phục vô địch từ Thiên Chúa sai đến. Cho nên khi Chúa Giêsu nói: "Đã đến giờ Con người được tôn vinh' thì tất cả những người nghe Người đều hiểu. Họ tin tiêng kêu gọi cuả cõi đời đời đã vang lên, sức mạnh của các tầng trời đang chuyển động và chiến dịch toàn thắng đang bắt đầu. Nhưng chữ "được tôn vinh"Chúa Giêsu nói ở đây không có ý nghĩa như họ hiểu là các vương quốc trên đất này sẽ bị chà đạp duới chân đấng chinh phục. Khi nói "được tôn vinh" Chúa Giêsu ngụ ý rằng Ngài sẽ bị đóng đinh. Khi nói đến  Con người dân Do thái nghĩ ngay đến các đạo quân chiến thắng của Thiên Chúa, còn Chúa Giêsu nghĩ đến quyền năng chinh phục của Thập giá.

Vì thế những lời đầu tiên Chúa Giêsu làm nức lòng người nghe, nhưng tiếp theo là những lời khiến họ ngỡ ngàng, choáng váng, kinh ngạc, khó tin nổi, vì không phải những câu đề cập đến chiến thắng, mà chỉ nói về hy sinh và sự chết. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ hiểu được Chúa Giêsu và thái độ của dân Do thái đối với Ngài nếu chưa hiểu Ngài làm đảo lộn ý niệm của họ như thế nào. Ngài đã lật ngược giấc mơ chiến thắng của họ thành mạc khải về thập giá. Do đó chúng ta không ngạc nhiên khi thấy họ đã không hiểu nổi Ngài. Thảm kịch ở đây là họ từ chối không chịu tìm hiểu Chúa.

Vậy phần nghịch lý Chúa dạy dỗ ở đây là gì? Chúa nói đến ba điều, ba mặt của cùng một chân lý, tất cả đều là trung tâm của đức tin và sinh hoạt Kitô Giáo.

1. Ngài dạy chỉ do sự chết mới có sự sống.

Bao lâu lúa tồn trữ an toàn thì nó không thể kết quả được. Chỉ khi nào nó được gieo xuống đất lạnh, bị chôn vùi như nằm trong mồ mả, nó mới có thể sinh trái kết hạt. Chính nhờ sự chết của các thánh tử đạo mà Hội thánh tăng trưởng,"máu các tử đạo là hạt giống nảy sinh tín hữu" (Tertulianô)

Nhờnm người sẵn lòng chịu chết mà những việc lành cao cả, vĩ đại mới sống. Nhưng sự kiện trên còn có tính cách cá nhân nhiều hơn nữa. Khi một người chịu chôn vùi những mục đích, những tham vọng cá nhân, thì người ấy bắt đầu hữu dụng cho Thiên Chúa.

Xuất thân từ một gia đình quí tộc, Phanxicô có nhiều tham vọng, được phú bẩm trí thông minh hơn người, Phanxicô lại chăm chỉ học hành và trở thành vị giáo sư xuất sắc của đại học Balê, đại học danh tiếng nhất thế giới thời ấy. Nhưng chàng thanh niên đầy tham vọng này có được một người bạn học lớn tuổi hơn cứ nhắc vào tai: "Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì?" Cuối cùng. Phanxicô tỉnh ngộ. Ignatio còn nói thêm: "Một tâm hồn cao cả như anh, không thể chỉ trói buộc với cái vinh dự  thế trần được. Vinh quang trên trời mới đúng là cao vọng của anh. Thật vô lý khi ưa chuộng một thứ mây khói chóng tàn hơn là những của cải tồn tại đời đời" Chính lúc ngài bằng lòng chôn vùi các tham vọng cá nhân mà ngài trở thành có ich cho Chúa và các linh hồn. Nhờ làm chết các tham muốn và dục vọng cá nhân mà chúng ta trở thành tôi tớ của Chúa.

2. Ngài dạy chỉ bằng cách sử dụng sự sống chúng ta mới giữ được sự sống.

Người tham sống sẽ bị hai chủ đích điều động: Một là tính vị kỷ, hai là ước muốn yên thân.Không chỉ một hai lần mà nhiều lần Chúa Giêsu nhấn mạnh: Kẻ nào giữ mạng sống thì cuối cùng sẽ mất nó, cón ai chịu từ bỏ cuối cùng sẽ được lại. Người ta kể về một nhà truyền giáo nổi tiếng luôn luôn xông xáo rao giảng về Chúa Giêsu. Bạn bè khuyên ông nên sống thư thả, ông luôn trả lời: "Thà làm việc kiệt sức hơn là để rỉ sét ăn mòn". Đó cũng là thái độ của Cha Chevrier khi nói về linh mục là "con người bị ăn","Thà rằng sống ít đi mười năm mà làm việc cho Chúa vá các linh hồn còn hơn là sống thêm mưới năm mà không làm gì cả." Lúc Jeanne d(arc  cảm thấy kẻ thù quá mạnh, thì giờ còn lại quá ngằn ngủi, thánh nữ đã cầu nguyện với Chúa: "Con chỉ còn sống được một năm nữa thôi, vậy Chúa có thể dùng con bao nhiêu, xin cứ dùng". Chúa Giêsu đã nêu định luật ấy nhiều lần!

Thế giới này đã thiệtmất biết bao, nếu không có người đã quên đi sự an hòa cá nhân, yên vui vị kỷ, những lợi lộc thăng tiến cá nhân. Thế giới này đang mắc nợ, chịu ơn những người đã tận lực làm việc, quên mình, hiến thân cho Thiên Chúa và cho tha nhân. Dĩ nhiên chúng ta có tnể kéo dài đời mình lâu hơn nếu tìm lối sống thoải mái dễ dàng, trốn tránh mọi căng thẳng, nếu chúng ta cứ ngồi bên bếp lửa gia đình, vui với người thân, nếu chúng ta chỉ lo chăm sóc sức khỏe của mình như kẻ bị bệnh u uất, có lẽ chúng ta sẽ tồn tại lâu hơn, nhưng sẽ chẳng bao giờ chúng ta thật sự sống cả.

3. Ngài dạy chỉ do con đường phục vụ chúng ta mới trở thành vĩ đại.

Những nhân vật mà loài người kỷ niệm trìu mến là những người đã phục vụ người khác. Người ta kể truyện về một bà già tên là Berwich ở Luân đôn. Khi còn trẻ bà đã tham gia vào đoàn chí nguyện hoạt động ở Liverpool. Bà về hưu ở Luân đôn. Khi chến tranh xẩy ra, bị mấy bay ném bom, dân chúng nảy ra ý nghĩ kỳ dị là đến núp trong nhà bà Berwich thì sẽ được an toàn. Bà đã quá già rồi nhưng bà nghĩ mình cũng phải làm một cái gì để giúp mọi người. Bà bèn gom góp những dụng cũ cứu thương, bỏ vào một cái hộp cấp cứu, rồi để nơi của sổ một hàng chữ: "Ai cần giúp đỡ cứ gõ cửa". Đó là thái độ của người Kitô hữu đối với dđng bào của mình.

Sự thật đáng buồn là trong thế giới ngày nay, ý niệm phục vụ đang gặp nguy cơ bị tiêu diệt. Ngày nay có quá nhiều người chỉ lăn vào đời sống, vào việc làm ăn với mục đích duy nhất là khai thác, rút tỉa lợi lộc, kiếm thật nhiều tiền. Rất có thể họ sẽ trở nên giầu có, nhưng chắc chắn họ chẳng bao gờ được ai yêu thương cả. mà được yêu thương trìu mến mới là sự giầu có thực ở đời.

Chúa Giêsu đã đến với dân Do thái bằng một quan đeỉm mới mẻ về đời sống. Họ cho rằng được danh lợi, quyền là vẻ vang, vinh hiển, nhưng Ngài xem Thập giá là vinh quang. Ngài dạy họ, chỉ từ sự chết mới có sự sống, chỉ nhờ phục vụ người ta mới trở thành vĩ đại. Điều lạ lùng là khi chúng ta suy gẫm những điều đó, điểm nghịch lý của Chúa Giêsu  không khác gì hơn là chân lý của lương tri ở đời.

 

3. MHLC

05-Chay-Năm B

(Gr.31,3l-34; Dt 5,7-9; Ga 12,20-33)

Theo Chúa trở nên hạt lúa

l. Cái chết được nối dài

Ngày 30 tháng 4 năm 1938, một chuyến xe lửa chạy từ miền bắc xuống miền nam Columbia bất ngờ bị trật đường rầy, làm nhiều người chết và bị thương.

Trong số những người quằn quại nằm đó, có Cha Phênisê thuộc dòng Thánh Gioan. Ngài bị thương nặng, một phần ruột lòi ra ngoài.

Nhận ra Cha, các y tá đã ân cần chăm sóc. Nhưng ngài ra hiệu cứ đi lo cứu giúp các nạn nhân khác. Rồi lấy hết sức bình sinh, ngài thắt ruột vào, dùng khăn buộc lại và đi tìm những hành khách Công giáo đang bị thương nặng để giải tội cho họ. Được một lúc ngài té xuống. Các y tá chạy lại. Ngài thều thào nói trong đau đớn:

- Cám ơn Chúa đã cho tôi có thời giờ làm những điều cần thiết cho anh em. Bây giờ các cô có thể mang xác tôi đi.

Chiếc xe cứu thương vội chở cha tới bệnh viện gần đó, nhưng chỉ vài giờ sau Ngài đã trút hơi thở cuối cùng, khi tuổi đời mới ba mươi sáu.

***

Tình yêu và cái chết của Cha Phênisê là một trong muôn vàn tấm gương sáng chỏi của tình yêu cao cả mà Thiên Chúa đã đổ vào lòng con người.

Cái chết ấy chỉ là nối dài hay đúng hơn là một thể hiện của một cái chết đã trở thành linh hồn của Kitô giáo. Đó là cát chết của Đức Kitô, Đấng đã tự nguyện chết thay cho nhân loại,để nhờ đó nhân loại được cứu sống...

Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi thì nó vẫn trơ trọi một mình. Còn nếu chết di, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai quý mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời nầy thì sẽ giữ lại được cho cuộc sống muôn đời (Ga 12,24-25).

Đó là ý nghĩa đặc biệt và cũng là chương trình hành dộng của người Kitô hữu trong mùa chay (Trích "Như lòng Chúa khoan dung")

2. Đau khổ sinh ích cho tôi

Thi sĩ người Anh tên Francis Thompson đã viết:

"Không có gì bắt đầu và kết thúc mà không phải trả giá bằng đau khổ. Vì chúng ta được sinh ra trong đau khổ của kẻ khác và chết trong đau khổ của mình."

Nhiều người kêu trách Thiên Chúa vì đã để cho đau khổ xảy ra trên trái đất. Tuy nhiên theo Kinh thánh, đau khổ bắt đầu từ tội lỗi đầu tiên của ông bà nguyên tổ. Chính đau khổ do tội lỗi này Chúa Giêsu đã chấp nhận chết trên thánh giá, để cứu rỗi nhân loại. Thánh Phaolô nói: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến Người (Rm 8,28).  Đau khổ nào sinh ích cho tôi trong cuộc sống? (Trích Viễn tượng 2000)

Chúa Giêsu không đến để khử trừ đau khổ, nhưng để đổ đầy nó bằng sự hiện diện của Người (Paul Chaudel).

3. Hạt lúa có chết đi

Mấy năm trước đây, bà Catherine Marshall có viết bài báo nhan đề: Khi chúng ta dám tin vào Thiên Chúa. Trong đó bà thuật lại lúc bà bị bệnh nhiễm trùng phổi trầm trọng, nằm liệt giường suốt 6 tháng trời, không ăn uống gì được. Bà chạy thầy chữa thuốc hết cách và nhờ nhiều người cầu nguyện, mà bà vẫn cảm thấy tuyệt vọng hoàn toàn.

Giữa lúc đó, có người tặng bà tập sách nhỏ kể chuyện một nữ tu truyền giáo mắc một chứng bệnh suốt 8 năm trường. Ngày ngày ngoài ra việc chữa trị, chị cầu xin Chúa cho chị khỏe lại để giúp việc Chúa. Một hôm chị khóc với Chúa: "Lạy Chúa, con tuyệt vọng rồi. Nhưng nếu Chúa muốn con tàn phế, con xin vâng theo thánh ý Chúa"... Vài tuần sau chị được bình phục.

Bà Catherine từ đó noi gương chị nữ tu, hằng ngày cầu  nguyện: "Lạy Chúa, con mệt mỏi quá rồi? Nhưng con xin vâng theo thánh ý Chúa.".. Và sức khỏe bà bắt đầu hồi phục.

***

Câu chuyện của nữ tu truyền giáo và của bà Catherine Marshall giúp chúng ta hiểu Lời Chúa trong Tin mừng chúa nhựt hôm nay: Nếu hạt lúa không chết đi, nó chẳng đem lại hoa trái nào. Nếu chúng ta không chết cho ý riêng mình, chúng ta cũng chẳng sinh được bông trái...

Câu chuyện đó cũng nhắc chúng ta nhớ câu chuyện của Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu khi Ngài cầu nguyện với Chúa Cha: Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cho con khỏi uống chén nầy. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý Con, mà xin theo ý Cha (Lc 22,42), nhờ đó mà chúng ta được cứu rỗi, được sống muôn đời...Nếu muốn sống và trổ sinh bông trái, chúng ta phải bắt ý riêng chết đi như hạt lúa để sinh được bông trái là hạnh phúc phần xác và cuộc sống vĩnh cửu phần hồn.

Phải chăng đó là điều Chúa mời gọi chúng ta thực hiện trong Mùa Chay. (Theo "Sunday Homilies").

4. Hạt giống gieo vào lòng đất

Xem Chúa nhựt 2 Mùa Chay, năm B trang 149

5. Ai là hạt lúa?

Sau khi lật đổ được nhà độc tài là tổng thống Marcos nước Phi-luật-tân, dân chúng lũ lượt kéo nhau đi xem dinh tổng thống, nơi mà hai ông bà Marcos đã sống đế vương hơn 20 năm. Mọi người đã dở khóc dở cười sau khi tận mắt nhìn thấy cảnh giàu sang sung sướng của cặp vợ chồng bạo chúa. Nhiều người bưng mặt khóc sướt mướt khi đứng trước cuộc sống xa xỉ của ông bà Marcos, trong khi biết bao người phải đói khát, không cửa không nhà, không đủ cơm ăn áo mặc!...

***

Giàu sang tự nó không phải là một tội. Nhưng làm giàu trên xương máu của người khác dúng là một tội ác tầy trời. Thay vì mình phải hy sinh làm hạt lúa thúi đi để trổ sinh nhiều bông hạt nuôi sống tha nhân, thì lại bắt đồng bào mình phải làm hạt lúa chết đi để bản thân mình được sống giàu sang xa xỉ.

Muốn trở nên Bánh Sự Sống cho nhân loại, Chúa Giêsu đã phải nghiền nát. Chúng ta ăn Bánh sự sống đó mà không biết hy sinh cho anh chị em chúng ta sao? Chúng ta đã nhận lãnh Bánh Tình yêu, nhưng lại không muốn chia sẻ tình yêu với anh chị em chúng ta sao?

Mùa Chay, Chúa mời gọi chúng ta noi gương Chúa trở nên hạt giống thúi đi, để đem lại bông trái cho anh chị em chúng ta được hưởng. (Theo "Tất cả là hồng ân").

 

4. Quesson

Chúa nhẬt v mùa chay

Ga 12,20-33

Cũng như chúa nhật trước, thánh gioan đề nghị chúng ta suy niệm về thập giá. 

Trong số những người lên giêrusalem thờ phụng chúa, có mấy người hy lạp. Hoï đến gặp ông  philipphê, người bétxaiđa, miền galilê, và tin rằng: "thưa ông, tôi muốn được gặp ông giêsu”.

Đây là lễ vượt qua cuối cùng đức giêsu tham dự. Xét theo bản văn thánh gioa, trang tin mừng mà ta đọc hôm nay, đi liền sau trình thuật tiến vào thành giêrusalem vinh hiển của đức giêsu, ngày lễ lá. Sau sự thành công trước quần chúng trên đây, các người pharisêu đã nói với nhau. "các ông thấy không, các ông sẽ chẳng làm được gì hết: hãy coi đó, thiên hạ bắt đầu theo hắn cả rồi!". Nhận xét của nhóm pharisêu được minh chứng ngay, qua sự kiện những người "hy lạp", xa lạ nhưng lại có thiện cảm với dân tộc do thái, đến xin "gặp" đức giêsu. Như thế, đang khi những người quyết định giết hại người, cố gắng xiết gọng kìm và bầu khí chống đối của nhóm pharisêu đang trở nên nặng nề, thì đột nhiên, vào đầu tuần lễ cuối cùng của người tại dương thế, đức giêsu có thể nhìn thấy sứ vụ cứu độ của người đang bành trướng rộng khắp.

Những người "hy lạp" này đang báo trước, các dân ngoại sẽ gia nhập giáo hội, và thực ra công cuộc cứu độ đang lan rộng, vượt qua ranh giới của itraen: đức giêsu sắp nói, người nhìn thấy cái chết của người sẽ mang lại sự phong phú phi thường như thế nào: “... Nó mang lại nhiều hoa trái". "nó lôi cuốn mọi người".

Chúng ta lưu ý thêm, những người nước ngoài đang trao đổi với philipphê. Ông này mang một tên gọi hy lạp! Ông xuất thân từ bétxaida (miền vãng lai có nhiều người nước ngoài cư trú!). Ông phililpphê này hẳn là biết được một ít tiếng hy lạp, đủ để ông tiếp xúc trao đổi. Chúng ta có chú ý đến những người xa lạ, để hướng dẫn họ đến với đức giêsu không?

Đức giêsu trả lời: "đã đến giờ con người được tôn vinh.  

Chúng ta có thể chấp nhận lời mạc khải đó không? “giờ của đức giêsu, đó là giờ thập giá của người: và cũng chính là giờ vinh quang của người! Thật là đáng tiếc chúng ta vẫn tiếp tục chờ đợi một giờ khác, một biểu lộ khác của thiên chúa. Ta cần phải thú nhận rằng, chúng ta thường mơ tưởng một thứ vinh quang khác cho thiên chúa cũng như cho chúng ta. Thế mà, đức giêsu cứ lập lại cho ta: "này đây, giờ đã đến” (ga 12,23-27-31). Cho tới lúc này, giờ đó chưa đến, nhưng đức giêsu thường nói về giờ đó (ga 2,4  4,21-23 - 5,25 - 7,30 - 8,20). Giờ "ưu việt” đó chính là giờ thập giá: giờ "tôn vinh" chúa cha và chúa con (ga 23-28)... Giờ "xét xử và cứu độ" thế gian (ga 1,31-32). Một vài ngày nữa, đức giêsu sẽ bước vào cuộc thụ khổ của người.

Bề ngoài, hình như đức giêsu không lạ việc các người "hy lạp" đến xin "gặp" người. Nhưng thật sự, người đã thỏa mãn ước muốn của họ: "đã đến giờ con người sắp được tôn vinh"... "giờ cho tôi gặp người" tới gần... Giờ giúp ta nhận ra thiên chúa: ta không thể gặp được thiên chúa, đức giêsu, dưới ánh sáng nào khác, ngoài ánh sáng của thập giá: đó là giờ của tình yêu tuyệt đối.

Lạy chúa xin giúp con biết nhìn lên thập giá, luôn chiêm ngắm thập giá: đó là giờ mạc khải quan trọng nhất về thiên chúa... Tất cả những gì triết gia bàn đến, tất cả những gì các tôn giáo dò dẫm kiếm tìm, thì không đáng kể gì và chưa đủ: "và đây xuất hiện thập giá"... Vượt qua những lời nói, những suy luận, tôi hãy chiêm ngắm những hình ảnh đó, "hình tượng" về thiên chúa.

Thật, thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình, còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.

Vâng giờ của đức giêsu, chính là giờ "chết” của người, những cũng đồng thời là giờ sự sống của người được nhân thừa lên. Đức giêsu sắp ở một mình trên thập giá. Nhưng trên đó, một cách vô hình người đang được bao quanh bởi hàng tỷ người nam nữ được cứu độ, nhờ sự hy sinh của người. Con người thuộc mọi thời đại, thuộc mọi nền văn minh bàn bạc về cái chết và cố khám phá mầu nhiệm của nó. Còn đức giêsu, qua một câu nói hoàn toàn giản đơn trên đây, người đã nói cho ta niềm xác tín riêng của người. Người không lý luận. Một cách đầy hiện thực người nói, người đương đầu trước cái chết như thế nào. Đó là cách gieo hạt giống. Suốt mùa đông dài hạt giống bị vùi sâu trong lòng đất tưởng như chết mục, bỗng đâu mùa xuân đến nó đã mọc cao và trở thành bông lúa trĩu hạt trong một vài tuần sau, hứa hẹn một mùa gặt phong phú. Đức giêsu đã nhìn thấy mùa gặt.

Ai quý trọng mạng sống mình, thì sẽ mất, còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này thì sẽ giữ lại được cho cuộc sống đời đời.

Như thế theo đức giêsu, cần phải chết đi để có sự sống đích thực! Và người không nói điều gì, chỉ vì thích diễn tả nghịch lý. Nhưng trong một kiểu nói bí ẩn, người cố gắng gợi lên cho ta một chân lý không tất nhiên rõ ràng, nhưng hiển nhiên cho mọi tâm hồn yêu mến: cái chết thật không phải là cái chết thể lý, nhưng là sự từ chối hiến thân, là tự đóng kín nơi mình không mở rộng đến kẻ khác! Để bước vào sự sống đích thực, cần phải chết đi. Đó là điều thiên chúa  thể hiện vì chúng ta... Bởi vì người là "tình yêu tuyệt đối”. Người mất mạng sống vì chúng ta! Luật của đời sống, là tình yêu... Một hạt lúa nhỏ nhất cũng nhắc cho ta điều đó. 

Lạy chúa, xin giải thoát chúng con khỏi tính vị kỷ khô cằn mà có khi chúng con đã gọi là " sống" cuộc đời mình. Xin dạy chúng con biết hiến mạng sống như chúa.

Ai phục vụ thầy thì hãy theo thầy và thầy ở đâu kẻ phục vụ thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ thầy, cha thầy sẽ quý trọng người ấy.

Cuộc phiêu lưu của hạt lúa mì, lúc đầu không  đáng kể gì, nhưng tới mùa gặt mang kết quả dồi dào phong phú: đó là cuộc phiêu lưu của nước thiên chúa (mc 4,1-20).

Nhưng đối với thánh gioan, tất cả mầu nhiệm của nước thiên chúa đều tập trung nơi con người đức giêsu: cuộc phiêu lưu của hạt lúa chìm ẩn dưới lòng đất, để lại mọc lên thành cây, cũng là cuộc phiêu lưu của đức giêsu, chịu chết để sinh sản ra nhiều hoa trái. 

 nhưng cuộc phiêu lưu đó không chỉ có đức giêsu thực hiện, nó còn được trao ủy cho chúng ta. Chính trong cuộc mạo hiểm này, đức giêsu đã  đạt được vinh quang của người, vinh quang của tình yêu "phục vụ” đến cùng, thì chúng ta cũng có thể sống cuộc mạo hiểm đó. Số phận của "hạt lúa" cũng trở nên số phận của chúng ta: chết đi để mang lại hoa trái: "ai phục vụ thầy, cha thầy sẽ ban cho họ vinh quang". 

Rồi đức giêsu thưa cùng chúa cha: "bây giờ tâm hồn con xao xuyến... Con biết nói gì đây? Lạy cha, xin cứu con khỏi giờ này”.

Niềm xác tín vào hiệu quả phong phú nhờ sự hy sinh của mình, không tránh cho đức giêsu khỏi phải cảm nghiệm sự lo âu trước cái chết. Tư tưởng về số phận hạt lúa chết đi để sống lại, đã làm cho đức giêsu thổn thức không nguôi. Vào những thời điểm khác, ba thánh sử kia đều nói cho ta biết rằng đức giêsu đã bị "thử thách" muốn sử dụng thần tính của mình để khỏi phải chấp nhận thân phận con người: đó là cơn cám dỗ lúc đầu đời công khai của chúa. Tại hoang địa (mt 4,11)... Đó là cơn cám dỗ lúc chúa hấp hối tại vườn cây dầu (mc 14,32). Nhưng trước mỗi cơn thử thách, đức giêsu đều kiên quyết thoát khỏi để luôn trung thành với chúa cha trọn tình con thảo.  Cũng như đức giêsu, chúng ta có thể phải giao động trước nỗi khổ đau.

Nhưng không, chính vì giờ này mà con đã đến, lạy cha, xin tôn vinh danh cha.

Đối với chúng ta cũng vậy, việc tuân phục đức tin hệ tại thái độ chấp nhận thân phận con người phải chết của chúng ta, và gán cho nó một ý nghĩa dưới ánh sáng cuộc thụ khổ và vinh quang của đức giêsu: chết đi để trao ban hoa trái. Thư gửi tín hữu do thái, mà ta đọc chúa nhật hôm nay, cũng cho rằng thái độ vâng phục của đức giêsu đã tạo cho cái chết của người có một ý nghĩa sâu sắc: "đức giêsu đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà vâng lời khẩn nguyện nài xin lên đấng có quyền năng cứu người khỏi chết. Thiên chúa đã nhận lời người, vì người đã tôn kính thiên chúa. Dầu là con thiên chúa, người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục, và khi chính bản thân tới mức thập toàn, người trở nên nguồn cớn cứu độ vĩnh cửu cho những ai tùng phục người (dt 5,7-9).

Cái chết vẫn là một sự dữ... Đau khổ vẫn còn là một sự dữ... Và đức giêsu không phải mất công trả lời những vấn nạn thuộc phạm vi triết học mà là vấn đề về sự ác đặt ra. Một cách giản đơn, người đón nhận cái chết như một sự vâng phục thân phận làm người, vì tình yêu. Và như thế, người đã thay đổi ý nghĩa của cái chết.

Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống: ta đã tôn vinh danh ta, ta sẽ còn tôn vinh nữa".

Thánh gioan không thuật lại cuộc biến hình, cũng như bất cứ một cuộc thần hiện vinh quang nào. Đối với ông, như ta đã thấy chúa nhật vừa qua, thì "giờ của thập giá" là giờ vinh quang. Trên thập giá người được "giương cao", nghĩa là vừa "bị đóng đinh", vừa "được tôn dương": loài người làm việc thứ nhất... Còn thiên chúa thực hiện thứ hai.

Giờ đây đang diễn ra  cuộc khám xét thế gian này. Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài.

Đó là hai mặt của cùng một thực tại: "phán xét" và "cứu độ”.

Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi. Đức giêsu nói thế để ám chỉ người phải  chết cách nào.

Đó là lúc sự dữ bị đánh bại, "thủ lãnh của thế gian này" bị tống ra ngoài... Và con người được cứu độ! Phải, chính thập giá đã tạo nên một sự hấp dẫn mới, lôi cuốn mọi người! Đó là lời nói mầu nhiệm, cần phải đón nhận trong đức tin và chúng ta phải tạ ơn vì lời nói đó. Cuối cùng đó cũng là cách trả lời đích thực cho những người "hy lạp" đã xin "gặp gỡ" đức giêsu. Lời nói này là một trong những lời nói cuối cùng mà đức giêsu đã thốt ra trong thời gian thử thách sứ vụ cách công khai của người. Và không ai đã hiểu lời đó (ga 12,34). Thánh gioan tường thuật tiếp: lúc đó "đức giêsu lánh đi, không cho họ thấy" (ga 12,36). Người không còn gì để nói nữa.

 

5. SCD

CHÚA NHẬT V

CHỦ ĐỀ :

Ý THỨC TRƯỚC VỀ Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ

CỦA VIỆC ĐỨC GIÊSU CHỊU NẠN

 

"Nếu hạt lúa gieo vào lịng đất khơng chết đi,

thì nĩ vẫn trơ trọi một mình"

(Ga 12,24)

Minh họa

- Mille images 76 B

- "Nếu hạt lúa gieo vào lịng đất khơng chết đi, thì nĩ vẫn trơ trọi một mình" (Ga 12,24)

Sợi chỉ đỏ

Các bài đọc trong Chúa nhật cuối cùng của Mùa Chay giúp ta ý thức trước về ý nghĩa và giá trị việc chịu nạn sắp tới của Đức Giêsu.

- Bài đọc I (Gr 31,31-34) : Thiên Chúa tiên báo sẽ lập một Giao ước mới

- Bài Tin Mừng (Ga 12,20-33) : Đức Giêsu sắp bước vào cuộc chịu nạn

- Bài đọc II (Dt 5,7-9) : Cuộc chịu nạn hồn thành cuộc đời Đức Giêsu

I. DẪN VÀO THÁNH LỄ

Hơm nay là Chúa nhật cuối cùng của Mùa Chay, tuần sau sẽ là Tuần Thánh. Để giúp chúng ta vào Tuần Thánh một cách sốt sắng, hơm nay Phụng vụ Lời Chúa giúp chúng ta thấy được ý nghĩa và giá trị việc chịu nạn sắp tới của Đức Giêsu.

II. GỢI Ý SÁM HỐI

- Chính vì tội lỗi chúng ta mà Đức Giêsu đã phải chịu chết cách đau đớn và nhục nhã trên Thánh Giá.

- Đức Giêsu đã lấy chính máu mình để thiết lập Giao ước mới giữa Thiên Chúa với lồi người. Thế mà chúng ta thường xuyên vi phạm Giao ước ấy.

- Đức Giêsu đã dùng Thập giá để cứu chuộc chúng ta. Thế mà chúng ta khơng yêu mến những thánh giá hằng ngày của chúng ta.

III. LỜI CHÚA

1. Bài đọc I : Gr 31,31-34

Ngày xưa ở Sinai, Thiên Chúa đã thiết lập Giao ước với dân Israel, theo đĩ Ngài hứa là Thiên Chúa của họ và sẽ bảo vệ họ, phần họ thì phải phụng sự Ngài như là Chúa tể duy nhất. Các điều khoản của giao ước ấy được khắc lên hai bia đá.

Nhưng dân Israel đã thường xuyên vi phạm giao ước ấy, dẫn đến hậu quả là họ phải bị mất nước và bị lưu đày.

Ngơn sứ Giêrêmia loan báo Thiên Chúa sẽ lập một giao ước mới : Giao ước mới này khơng ghi trên đá mà ghi tận đáy lịng con người ; tinh thần của Giao ước này là tình thương và tha thứ : "Mọi người từ lớn chí nhỏ đều nhìn biết Ta" và "Ta sẽ tha tội ác của chúng và sẽ khơng cịn nhớ đến tội lỗi của chúng".

Đức Giêsu là Đấng thực hiện lời tiên báo đĩ.

2. Đáp ca : Tv 50

Trong tâm tình chân thành sám hối, tác giả Tv 50 nài xin Chúa một mặt tẩy sạch các tội lỗi của mình, và mặt khác tạo cho mình một quả tim mới.

Một quả tim mới để khắc ghi Giao ước mới. Đĩ cũng là tâm tình hợp với lời tiên báo của Giêrêmia.

3. Tin Mừng : Ga 12,20-33

Đức Giêsu đang nghĩ tới việc Ngài sẽ chịu nạn chịu chết để cứu độ lồi người. Việc một số người hy lạp – tức là người ngoại – xin gặp Ngài khiến Ngài ý thức rằng giờ cứu độ ấy đã điểm. vì thế mặc dù tâm hồn Ngài xao xuyến nhưng Ngài cũng hân hoan tuyên bố "Đã đến giờ Con Người được tơn vinh… Khi nào Ta được đưa lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta". Nghĩa là Đức Giêsu coi cái chết của Ngài là vinh quang cho Ngài và nguồn cứu độ cho mọi người.

4. Bài đọc II : Dt 5,7-9

Tác giả thư Do thái hiểu rằng cuộc chịu nạn của Đức Giêsu là "căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Ngài".

IV. GỢI Ý GIẢNG

* 1. Biện chứng giữa chết và sống

Chết và sống khơng hẳn là 2 điều luơn đối nghịch nhau, nhiều khi chúng liên kết hỗ trợ nhau : sự chết nuơi sự sống và sự sống sống được là nhờ sự chết. Vài thí dụ :

- Nơi thực vật : những thứ được dùng làm phân bĩn phải chết đi thì mới thành chất bổ dưỡng cho cây.

- Nơi sinh vật : các thức ăn phải "tiêu" mới "hĩa" thành lương thực.

- Trong cõi nhân sinh : những người già chết đi để nhường đất và hoa màu của đất cho các thế hệ sau dùng đĩ mà sống.

- Ngọn nến : sáp nến phải chảy ra và bị đốt thì ánh sáng mới bùng lên.

- Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu nĩi : hạt lúa cĩ thối đi thì cây lúa mới nẩy mầm.

Đức Giêsu chết để cho con người sống. Sự chết của Ngài là nguồn sự sống cho chúng ta.

* 2. "Đã đến Giờ Con Người được tơn vinh"

"Giờ" này khơng phải là một khoảnh khắc chiếm một chỗ xác định rõ trong dịng thời gian, khơng đo bằng đồng hồ, khơng tính theo tốn học gồm 60 phút, mà là một thời điểm vơ cùng quan trọng đánh dấu bắt đầu một thời đại mới sẽ kéo dài đến mãi mãi.

Đĩ là lúc Đức Giêsu bước lên Thập giá. Khi đĩ mọi trục trặc vướng víu trong liên hệ giữa lồi người với Thiên Chúa được tháo gỡ hết, tương giao giữa lồi người với Thiên Chúa được thơng suốt, nhờ thế tình thương và sức sống dồi dào của Thiên Chúa được chuyển thơng dào dạt cho lồi người.

Chính vì thế, Đức Giêsu nĩi "Đã đến giờ con người được tơn vinh". "Con người" đây vừa là Đức Giêsu mà cũng vừa là lồi người, vì mọi người đều là "con người". Chẳng những Đức Giêsu được tơn vinh mà mọi người cũng được tơn vinh nhờ cái chết của Đức Giêsu trên thập giá.

* 3. Các vai trong vỡ tuồng thập giá

Đoạn Tin Mừng hơm nay giúp ta thấy rõ những người cĩ liên hệ trong cái chết của Đức Giêsu.

- Hai vai chính là Chúa Cha và Đức Giêsu : Đức Giêsu thưa "Lạy Cha, xin hãy làm vinh danh Cha" ; và tiếng từ trời vọng xuống "Ta đã làm vinh danh Ta và Ta cịn làm vinh danh Ta nữa". Cuộc đối thoại bằng những lời lẽ cao siêu này vượt quá tầm hiểu biết của những người cĩ mặt ở đấy hơm đĩ. Vì thế cĩ người cho là tiếng sấm và cĩ người cho là tiếng thiên thần ( Cái chết của Đức Giêsu là kết quả của một sự đối thoại và thỏa thuận giữa Chúa Cha và Đức Giêsu để thực hiện chương trình yêu thương của Thiên Chúa đối với lồi người.

- Nhưng lồi người cũng cĩ liên quan : Đức Giêsu nĩi "Tiếng đĩ phát ra khơng phải vì Ta mà vì các ngươi" ( Cuộc đối thoại trên là một mặc khải cho lồi người : Tuy họ khơng hiểu tại sao Đức Giêsu chết, cũng chẳng hiểu tại sao chết mà là tơn vinh, nhưng họ được nĩi cho biết cái chết ấy là vì họ và cho họ.

- Do đĩ, đương nhiên mỗi người cũng cĩ liên hệ : "Hãy theo Ta. Ta ở đâu thì kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đĩ. Ai phụng sự Ta thì Cha Ta sẽ tơn vinh nĩ" ( Thập giá là con đường dẫn đến tơn vinh. Mỗi người chúng ta cĩ đi theo Đức Giêsu trên con đường thập giá thì mới đến được chỗ Đức Giêsu ở và mới được tơn vinh như Ngài.

* 4. Hạt lúa mì mục nát.

Cha Dieudonné Bourgignon, người Bỉ, đã từng bị Đức Quốc Xã bắt giam trong trại tập trung Dachau thời Đệ Nhị Thế Chiến kể lại :

Vào một đêm cuối tháng bảy, một tù nhân khu trại 4 thuộc trại giam Auschwitz đã trốn thốt. Phịng hơi ngạt của trại này đã từng thủ tiêu 6 triệu người Do thái ; 1/3 dân Do thái trước Thế Chiến. Sáng hơm sau, viên sĩ quan hằn học tuyên bố : "Tất cả những người cĩ mặt phải đứng nghiêm trong hàng ngũ". Đồn tù nhân phải chơn chân khơng mủ nĩn đứng dưới ánh nắng đổ lửa của mùa hạ miền nam Ba Lan. Buổi chiều khi các tù nhân khu giam khác đi làm về. Viên sĩ quan nĩi : "Mười trong số những người này phải trả nợ". Lập tức tên sĩ quan duyệt qua hàng tù nhân chỉ ra mười người, trong đĩ cĩ một đàn ơng kêu rên thảm thiết vì thương người vợ trẻ và đàn con thơ dại.

Maximilien Kolbe nghe lời ai ốn của bạn tù đã thốt lên : "Tơi xin chết thay cho người này". Đồn người sững sờ. Tên sĩ quan khơng ngờ diễn tiến của biến cố. Hắn tị mị muốn hiểu rõ : "Tại sao muốn chết ?" Maximilien Kolbe điềm tỉnh trả lời : "Tơi là linh mục Cơng giáo".

Mười tử tội tiến chầm chậm vào cõi địa ngục. Người ta bỏ rơi họ trong phịng tối khơng ăn uống cho đến chết. Những giờ phút tăm tối lê thê. Ngày 18-8-1941, mười người cịn lại bốn, đang thoi thĩp hấp hối. Một người trong đĩ là Kolbe. Tất cả được nhận mũi thuốc độc ân huệ.

*

"Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất khơng chết đi thì nĩ chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nĩ chết đi, thì nĩ sinh nhiều bơng hạt' (Ga.12,24) Để cĩ một quyết định anh hùng như cha Maximilien Kolbe quả khơng dễ dàng chút nào. Tại sao tơi phải chết đi để người khác được sống ? Đành rằng chết để sinh nhiều bơng hạt, nhưng cĩ ích gì khi chính tơi bị tan rã ? Vì thế, chúng ta khơng muốn chết như hạt lúa, chúng ta chấp nhận trơ trọi một mình.

Vậy sức mạnh nào thúc đẩy chúng ta dám chết cho anh em ? Động lực nào thúc giục chúng ta hiến thân cho đồng loại ? Chính Đức Giêsu đã cho ta giải đáp : "Khơng cĩ tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình" (Ga.15,12). Tình yêu cao quý hơn cuộc sống và mãnh liệt hơn sự chết. Cái chết của Đức Giêsu đã nên lời yêu thương con người. Chính vì Người đã khơng xuống khỏi thập giá nên khơng ai cĩ thể nghi ngờ tình yêu của Người. Chính vì dám chết cho tình yêu nên luật yêu thương của Người trở nên một thách đố. Thách đố con người chui ra khỏi vỏ ốc ích kỷ của mình, ra khỏi những bận tâm, toan tính, vun quén cho mình, để sống cho tha nhân và cho Thiên Chúa.

Quên mình, hiến thân, đĩn nhận cái chết như hạt lúa mục nát, đã từng làm cho Đức Giêsu trăn trở, nao núng và thổn thức. Những giây phút cuối cùng giáp mặt với tử thần khơng thể khơng gay go, thống thiết và đầy thách thức : "Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến và biết nĩi gì ? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này" (Ga.12,27). Thế nhưng, Người đã biến cuộc tử nạn nên lời tơn vinh Thiên Chúa và lời yêu thương con người : "Chính vì thế mà con đã đến trong giờ này" (Ga.12,27).

Cái chết của cha Kolbe và tất cả những cái chết hiến thân cho tha nhân đều nĩi lên lời yêu thương con người và tơn vinh Thiên Chúa. Tác giả Anthony Padovano viết : "Chúng ta được cứu rỗi khơng chỉ vì cái chết thể xác của Đức Giêsu, nhưng vì tình yêu vơ biên của Người sẵn sàng chấp nhận cái chết".

Điểm quan trọng là ở giây phút định mệnh, đối mặt với cái chết, Đức Giêsu luơn tha thiết cầu nguyện với Cha và Người dạy chúng ta hãy học kinh nghiệm nơi Người : "Các con hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ" (Lc.22,40). Cầu nguyện khơng là liều thuốc giảm đau, ngăn chặn nao núng sợ hãi, nhưng cầu nguyện là thái độ sống thực, sống tin yêu, phĩ thác. Khi cầu nguyện chúng ta khơng mong Chúa đổi ý, cứu ta thốt chết, cũng khơng xin Người ru ngủ để ta chết êm ái.

Ở giây phút quyết liệt, cầu nguyện chính là gặp gỡ Chúa với nỗi xao xuyến, giằng co của cái chết nhưng trọn vẹn tâm tình hiến dâng. Chết khơng phải là nhảy vào khoảng khơng vơ tận, nhưng ta gieo mình vào cánh tay Thiên Chúa Tình yêu.

Chúng ta khơng thể thuyết phục cái chết dời xa cánh cửa đời ta, nhưng chúng ta cĩ thể đĩn tiếp cái chết như vị ân nhân đưa ta vào ngưỡng cửa vĩnh hằng.

Chính lúc Đức Giêsu gục đầu tắt thở thì cây thập tự trổ nụ đơm bơng mùa cứu rỗi. Và khi người tín hữu hiến dâng cái chết như lời tạ ơn cao đẹp cuối cùng thì mùa hoa nhân ái tỏa hương thiên đàng.

*

Lạy chúa, chúng con sợ nĩi về cái chết và tất cả những gì dính líu tới cái chết, nhưng chúng con cũng hiểu rằng sẽ cĩ một ngày chúng con giáp mặt Chúa trong phút định mệnh. Xin giúp chúng con sống can đảm từng ngày, để chúng con dầy dạn với thử thách quyết liệt sau cùng của cuộc đời. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")

* 5. Chết đang khi sống

Nhiều người coi sống và chết là hai sự việc nối tiếp nhau : khi khơng cịn sống nữa thì chết. Nghĩ như thế là vì người ta chỉ biết cĩ mỗi một sự sống, là sự sống của thể xác, và cũng chỉ biết cĩ mỗi một sự chết, cũng là sự chết của thể xác.

Thực ra, sống và chết là hai việc đi song song với nhau trong cùng một đời người. Bởi vì cĩ tới hai sự sống và hai sự chết : sự sống chết của con người thể xác và sự sống chết của con người đích thực. Câu nĩi của Đức Giêsu trong đoạn Tin Mừng này hàm chứa hai sự sống chết đĩ : "Ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất, cịn ai coi thường mạng sống mình ở đời này thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời". Nĩi cách khác cho dễ hiểu hơn : ai cố bám víu vào sự sống của con người thể xác thì sẽ đánh mất sự sống của con người đích thực ; cịn ai dám để cho sự sống của con người thể xác chết đi thì đồng thời bồi dưỡng cho sự sống của con người đích thực.

Bởi đĩ, cĩ người dám nĩi : "Chết là một phần của sống. Chúng ta sinh ra là để chết, hầu cĩ thể sống sung mãn hơn". Thực vậy,

- mỗi một hành vi khiêm tốn là một phần tính kiêu ngạo chết đi.

- mỗi một hành vi can đảm là một phần tính hèn nhát chết đi.

- mỗi một hành vi dịu dàng là một phần tính hung bạo chết đi.

- mỗi một hành vi yêu thương là một phần tính ích kỷ chết đi.

Con người tội lỗi chết dần đi thì con người đích thực được dựng nên giống hình ảnh Chúa dần dần sống mạnh. (Viết theo Flor McCarthy)

* 6. Tâm sự của Đức Giêsu

Tơi cảm động vì lời Đức Giêsu thổ lộ tâm sự : "Bây giờ tâm hồn Thầy xao xuyến".

Đức Giêsu đã tâm sự rất thật thà. Ngài nĩi thật với các mơn đệ rằng Ngài xao xuyến trước cái chết sắp tới. Khơng phải vì Ngài đã từng khuyến khích họ mạnh dạn hy sinh mà nay Ngài phải che dấu cảm xúc xao xuyến của mình. Ngài cũng khơng muốn làm bộ anh hùng bất khuất. Cảm thấy thế nào, Ngài nĩi thế đĩ.

Tơi cũng muốn tìm hiểu xem vì sao mà Ngài xao xuyến.

- Chắc hẳn Ngài xao xuyến vì khơng cam tâm chịu chết. Một con người mới 30 tuổi đang tràn đầy sức sống mà phải chết ư ?

- Ngài cịn xao xuyến hơn vì phải chết cách đau đớn. Chết đĩng đinh trên thập giá là khổ hình tàn bạo nhất trong các hình thức xử tử.

- Nhưng Ngài xao xuyến sâu xa hơn nữa là vì sự nhục nhã khi phải chịu xử tử như thế. Gần giống như một võ sĩ vơ địch mà phải nhận chỉ thị phải thua một võ sĩ hạng thấp hơn mình, khơng chỉ phải thua bằng tính điểm mà cịn phải thua bằng "knock out" nhục nhã. Ngài chết như thế thì những kẻ thù ghét Ngài sẽ hả hê như thế nào ? Và những mơn đệ thân yêu của Ngài sẽ hoang mang như thế nào ?

Bởi vậy, Đức Giêsu đã thốt lên lời van xin : "Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này". Tuy thế, Ngài mau mắn thưa tiếp : "Nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. Lạy Cha, xin tơn vinh Danh Cha".

Đức Giêsu thật tội nghiệp ! mà cũng rất đáng phục !

V. LỜI NGUYỆN CHO MỌI NGƯỜI

Chủ tế : Anh chị em thân mến, trước ngưỡng cửa cuộc tử nạn và tơn vinh của Đức Giêsu, Hội thánh muốn giúp chúng ta hiểu rằng Đức Giêsu đã trở nên như hạt lúa mì bị chết đi để sinh nhiều hạt khác. Chúng ta cùng dâng lên Chúa những lời cầu sau đây :

1. Đức Giêsu đã dạy : nếu hạt lúa gieo vào lịng đất khơng chết đi, thì nĩ vẫn trơ trọi một mình / Chúng ta cầu xin Chúa cho Hội thánh trong lịng thế giới / khơng khép kín để tự vệ / nhưng sẵn sàng dấn thân phục vụ mọi người.

2. Đức Giêsu đã dạy : "Khi Tơi được treo lên, Tơi sẽ kéo mọi người lên với Tơi". Chúng ta cầu xin Chúa cho các thủ lãnh trên thế giới đừng ai từ chối hoặc chống lại cơng trình cứu độ do tình thương của Chúa.

3. Đức Giêsu đã dạy : "Hạt lúa cĩ chết đi, thì mới sinh được nhiều hạt khác" / Chúng ta cầu xin Chúa cho những người tàn tật ốm đau, già yếu, bị tù đày / biết dùng đau khổ mình đang chịu để sinh ích lợi cho nhiều người khác.

4. Đức Giêsu đã dạy : "Thầy ở đâu thì kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ được ở đĩ" / Chúng ta cầu xin cho anh chị em trong họ đạo chúng ta biết noi gương phục vụ của Chúa / để luơn quan tâm chu tồn mọi trách nhiệm của mình trong gia đình, trong họ đạo và trong xã hội.

Chủ tế  : Lạy Đức Giêsu, Chúa đã hy sinh mạng sống để chúng con được sống thật. Xin Chúa đánh tan thĩi ích kỷ, sợ khĩ, và nâng đỡ sự yếu hèn của chúng con, để chúng con trở thành mơn đệ thực sự của Chúa, biết sẵn sàng hy sinh phục vụ mọi người chung quanh chúng con. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muơn đời.

VI. TRONG THÁNH LỄ

- Trước kinh Lạy Cha : Qua kinh Lạy Cha, chúng ta sắp cầu xin cho "Nước Cha trị đến. Ý Cha thể hiện". Nước Thiên Chúa đến nhờ thập giá Đức Giêsu ; Ý Thiên Chúa được thể hiện trọn vẹn nhất nơi Đức Giêsu và khi Ngài chịu chết trên thập giá. Chúng ta hãy hợp một lịng một ý với Đức Giêsu trên Thập giá để dâng lên Chúa Cha những lời cầu xin trên.

- Chúc bình an : Đức Giêsu đã chịu chết để hịa giải con người với nhau. Vậy lẽ nào chúng ta vẫn giữ mãi hận thù ? Qua việc chúc bình an, anh chị em hãy thực lịng làm hịa với nhau.

VII. GIẢI TÁN

Trong Thánh lễ hơm nay Đức Giêsu đã dạy "Ai phụng sự Ta hãy theo Ta, và Ta ở đâu kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đĩ". Tuần này, anh chị em hãy phụng sự Chúa, hãy đi theo Chúa, để cĩ thể ở nơi Chúa ở.

 

 

 

 

 

 

Bài viết khác

Các khóa học nhạc ngắn hạn, dài hạn dành cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ | Hải Linh Quê Hương