Giáo dục và linh đạo môi sinh học [202-215]
I. Nhắm đến một lối sống mới [203-208]
II. Giáo dục về liên minh giữa nhân loại và môi trường [209-215]
III. Hoán cải môi sinh học [216-232]
IV. Vui mừng và hòa bình [222-227]
V. Tình yêu dân sự và chính trị [228-232]
VI. Các dấu chỉ bí tích và nghỉ lễ [233-237]
VII. Chúa Ba Ngôi và tương quan giữa các thụ tạo [238-240]
VIII. Nữ Vương toàn thể thụ tạo [241-242]
IX. Đi xa hơn mặt trời [243-246]
Kinh nguyện cho trái đất của chúng ta
Kinh nguyện Kitô giáo với thụ tạo
GIÁO DỤC VÀ LINH ĐẠO MÔI SINH
202. Nhiều điều phải được định hướng lại, nhưng trước tiên nhân loại phải tự thay đổi. Cần có một ý thức về nguồn gốc chung, một sự thuộc về nhau cách hỗ tương và một tương lai được chia sẻ cho mọi người. Ý thức căn bản này cho phép có một sự phát triển những xác tín mới, cách thức liên hệ và hình thức cuộc sống. Đây chính là thách thức lớn về mặt văn hoá, tinh thần và giáo dục, sẽ kéo dài trong một tiến trình tái sinh thật khó khăn.
I. HƯỚNG ĐẾN MỘT LỐI SỐNG KHÁC
203. Thị trường luôn luôn hướng đến việc tạo ra một bộ máy tiêu thụ không thể đảo ngược lại được, để các sản phẩm cuối cùng nhấn chìm con người vào trong một vòng xoáy mua và sử dụng phung phí cách vô ích. Chủ thuyết tiêu thụ cách bệnh hoạn là phản ảnh chủ quan của thực dụng kinh tế – kỹ thuật. Romano Guasdini đã báo trước về vấn đề này: con người “chấp nhận các vật dụng và cách sống như dự án hợp lý và sản phẩm quy định do máy móc áp đặt cho họ, và họ thực hiện toàn bộ với cảm giác như thế là hợp lý và đúng đắn [144]. Sự thực dụng khiến người ta tin tưởng rằng mình hoàn toàn tự do, bao lâu họ có được sự tự do tiêu thụ; nhưng trong thực tế chỉ có một số nhỏ có được sự tự do, đó là những người có quyền lực về kinh tế và tài chính. Trong sự mơ hồ này, nhân loại thời hậu hiện đại đã không tìm được sự tự ý thức giúp họ định hướng và cảm nghiệm sự thiếu sót về căn tính với lo âu. Chúng ta có quá nhiều phương tiện cho một vài mục tiêu hạn hẹp và nhỏ bé.
204. Hoàn cảnh hiện tại của thế giới “tạo một cảm giác thiếu xác tín và bất an, đưa đến những hình thức ích kỷ tập thể [145]. Khi con người tự kỷ và tự nhốt mình vào ý thức của riêng mình, họ sẽ không được thoả mãn. Khi trái tim con người trống rỗng, sẽ cần rất nhiều thứ để mua, để chiếm hữu và để tiêu thụ. Trong tình trạng này, thật không thể nào một người lại cho rằng thực tại đã đặt ranh giới cho họ. Trong vòng suy nghĩ này cũng không thể có công ích thực sự. Nếu mẫu người như thế đứng đầu một cộng đoàn, các luật lệ chỉ có thể tôn trọng trong chừng mực không đi ngược lại nhu cầu của họ. Vì thế, chúng ta không những nghĩ đến khả năng những hiện tượng khủng khiếp của khí hậu hoặc những tai hoạ tự nhiên lớn lao, nhưng cả những tai hoạ do các cơn khủng hoảng xã hội, vì định kiến về một lối sống tiêu thụ như thế – nhất là, khi chỉ có một nhóm nhỏ sống như vậy – chỉ gây nên bạo lực và tự phá hoại nhau.
205. Dù vậy, không phải tất cả đều bị đánh mất, vì con người có đủ khả năng để tự hạ mình đến mức cuối, cũng có thể vượt lên trên, quyết định cho điều thiện và tự cải hoá mình cho tốt hơn, loại bỏ tất cả những điều kiện tinh thần và xã hội đang đè nén họ. Họ có khả năng, tự khẳng định mình một cách trân trọng, cởi bỏ những điều chán ngấy và quyết định con đường mới đến sự tự do đích thực. Không có hệ thống nào có thể tiêu diệt triệt để việc khai mở cho điều thiện, chân lý và vẻ đẹp, cũng như khả năng thích ứng. Khả năng này đã có sẵn vì chính Thiên Chúa, từ sâu thẳm của con tim con người, đã động viên chúng ta. Tôi xin mỗi người trong thế giới này, đừng bao giờ quên phẩm giá của mình ; không ai có quyền rút đi phẩm giá này được.
206. Một cuộc thay đổi lối sống có thể đưa đến việc thực hiện một áp lực thanh thoát trên những người nắm lấy quyền lực chính trị, kinh tế và xã hội. Điều này xảy ra khi phong trào những người tiêu thụ sẽ không mua một số sản phẩm và trở nên hữu hiệu hơn để sửa sai thái độ của doanh nghiệp, khi ép buộc họ phải suy nghĩ về tác động đến môi trường và các mẫu sản xuất. Đó là một thực tế, khi thói quen xã hội ảnh hưởng trên thu nhập việc kinh doanh, buộc họ phải thay đổi cách sản xuất. Điều này nhắc chúng ta nhớ về trách nhiệm của người tiêu thụ. “Việc mua không những là một hành động kinh tế, nhưng vẫn luôn là một hành động luân lý [146]. Vì thế, “đề tài ô nhiễm môi trường đòi buộc thái độ của từng người trong chúng ta phải chịu trách nhiệm” [147].
207. Hiến chương Trái Đất [die Erd-Charta – la Charte de la Terre] mời gọi tất cả mọi người chúng ta quay lưng lại với giai đoạn tự tàn phá mình và bắt đầu một bước tiến mới, nhưng chúng ta chưa triển khai ý thức phổ quát, đó là điều tạo khả năng cho chúng ta để thực hiện. Vì thế, tôi xin đề nghị lại lời đòi buộc đầy giá trị này: “Như chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử nhân loại, định mệnh chung mời gọi chúng ta can đảm tìm một khởi đầu mới […] Hãy để cho thời đại tạo dáng cho chúng ta, để người ta sẽ nhớ thời gian này là một thời đánh thức sự tôn trọng mới mẽ trước cuộc sống, như một thời gian quyết định vững vàng đạt tới sự lâu dài, như một thời gian thúc đẩy tiến đến công bằng và bình an, và như một thời gian cử hành thật hạnh phúc của cuộc sống [148].
208. Vẫn luôn luôn có khả năng để bước ra khỏi con người của mình để đến với kẻ khác. Nếu không có khả năng này, người ta không thể nhận ra giá trị đặc thù của những thụ tạo khác, và cũng không chú tâm làm một điều gì đó cho kẻ khác, cũng như không có khả năng để tự xác định ranh giới để tránh đau khổ hay gây hại cho xung quanh. Thái độ cơ bản để vươn ra khỏi mình, khi phá vỡ sự cô độc trong ý thức và chỉ quy về mình, là nguồn gốc để tâm đến kẻ khác và môi trường. Thái độ này đem đến các phản ứng luân lý, để nhận ra tác động và từng quyết định cá nhân bước ra khỏi bản thân mình. Khi chúng ta có khả năng vượt qua chủ nghĩa cá nhân, bấy giờ mới có thể tự triển khai một lối sống và một sự thay đổi mang đầy ý nghĩa trong xã hội.
II. GIÁO DỤC CHO MỘT SỰ LIÊN KẾT GIỮA NHÂN LOẠI VÀ MÔI TRƯỜNG
209. Ý thức về sự trầm trọng cơn khủng hoảng văn hoá và môi sinh nổi bật trong những thói quen mới. Nhiều người biết rằng, sự phát triển hiện tại và việc thu thập đơn thuần các đối tượng và tiêu dùng vẫn chưa đủ, để có thể đem lại ý nghĩa cho tâm hồn con người và ban niềm vui cho họ, nhưng họ cảm thấy không có khả năng từ chối điều mà thị trường mời mọc họ. Trong nhiều đất nước, cần phải đưa ra những thay đổi mới về thói quen tiêu thụ, giới trẻ có cảm nhận mới về sinh thái và tinh thần quảng đại, một vài người trong số họ phấn đấu một cách đáng kinh ngạc cho việc bảo vệ môi trường, nhưng vì họ lớn lên trong một hoàn cảnh tiêu thụ và thoải mái, thật cũng khó để phát triển những thói quen khác. Vì thế, chúng ta đứng trước một thách thức về giáo dục.
210. Việc giáo dục về môi trường đã phổ biến mục tiêu của mình. Nền giáo dục này khởi đầu bằng cách đưa ra những thông tin khoa học, cũng như cảm nhận và ý thức về những nguy cơ cho môi trường, sau đó mới đưa ra lời phê bình về những “huyền thoại” dựa trên lý trí cơ chế của thời đại (chủ nghĩa cá nhân, phát triển không định hướng, cạnh tranh, chủ nghĩa tiêu thụ, thị trường không luật lệ) và triển khai các bình diện khác nhau về sự cân bằng sinh thái: bình diện nội tại với chính mình, bình diện liên đới với những người khác, bình diện tự nhiên với các sinh vật và bình diện tinh thần với Thiên Chúa. Việc giáo dục môi trường chuẩn bị cho chúng ta một bước tiến vào mầu nhiệm, từ đó đạt được ý nghĩa sâu xa của luân lý môi sinh. Mặt khác, các nhà giáo dục có khả năng theo lối giáo dục của mình cho thấy một nền luân lý mới về môi sinh, giúp làm nổi bật tình liên đới, trách nhiệm và cùng cảm nhận sự quan tâm chung.
211. Dù vậy, giáo dục này cố tạo ra một thứ “công dân sinh thái”, nhưng đôi khi bị ngăn chặn thông tin và không đạt được việc phát triển những thói quen. Sự hiện hữu các lề luật và luật lệ với một thời gian dài không thể ngăn chặn các thái độ xấu, cho dù đã có một sự kiểm soát hữu hiệu. Để cho các luật lệ pháp lý đưa ra những hiệu quả quan trọng và lâu dài, cần có nhiều thành phần trong xã hội chấp nhận nhờ vào những động lực thích hợp, và khởi động từ một sự thay đổi cá nhân. Chỉ từ việc vung đắp những nhân đức vững vàng mà việc tự ban tặng chính mình trong sự dấn thân sinh thái mới có thể được. Nếu một người có thói quen mặc ấm thay vì đốt lò sưởi, vì tình hình tài chính cho phép, họ tiêu thụ và sử dụng phung phí, điều này cho thấy họ đã đón nhận những xác tín và ý nghĩa cho việc bảo vệ môi trường. Chu toàn bổn phận bảo vệ sáng tạo nhờ vào những hành động nho nhỏ trong ngày, thật là tốt đẹp và thật bất ngờ, khi sự giáo dục có khả năng tạo nên những điều tốt đẹp này, đến việc tạo một lối sống thật thích hợp. Việc giáo dục giúp nhận trách nhiệm với môi trường đòi buộc nhiều thái độ liên hệ có ảnh hưởng trực tiếp và mang ý nghĩa cho việc bảo vệ môi trường, cũng như việc tránh sử dụng các vật có chất liệu nhựa hoá chất và giấy, tiết kiệm nước, phân loại các rác thải, cũng như nấu nướng vừa đủ cho bữa ăn, chú tâm lo lắng cho cách sống của những người khác, sử dụng các phương tiện lưu thông công cộng hoặc xe ôtô với nhiều người, trồng cây, tắt đèn khi không sử dụng. Tất cả những điều này đều là những hành động quảng đại và xứng đáng, sẽ đem đến điều tốt đẹp cho hữu thể con người. Hành động sử dụng lại một cái gì đó thay gì quăng đi, có thể là một hành động tình yêu làm nổi bật phẩm giá của chúng ta.
212. Đừng nghĩ rằng những cố gắng này sẽ làm thay đổi thế giới. Những hành động này gieo rắc trong xã hội một điều thiện hảo, sẽ luôn luôn mang lại nhiều hoa trái vượt lên trên điều người ta nhận ra được, chỉ vì chúng gây nên trên trái đất này một điều thiện hảo đôi khi không nhận ra. Ngoài ra, việc triển khai các thái độ này mang lại cho chúng ta cảm nghiệm về chính phẩm giá của chúng ta, sẽ hướng chúng ta vào điểm sâu thẳm nhất của cuộc sống và cho chúng ta kinh nghiệm để thấy cuộc sống thật có giá trị trên trái đất này.
213. Những lãnh vực phổ biến giáo dục này rất khác nhau: trường học, gia đình, các phương tiện thông tin, các lớp giáo lý và nhiều lãnh vực khác. Một sự giáo dục tốt ở trường học khi các em còn bé sẽ gieo được nhiều hạt giống sản sinh những hiệu quả trong suốt cuộc đời. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa quan trọng của gia đình, chỉ vì “đó là nơi mà cuộc sống là hồng ân của Thiên Chúa được đón nhận một cách thích hợp và được che chở khỏi những tấn công mà cuộc sống phải đối mặt và là nơi có thể triển khai những đòi hỏi thích đáng cho một việc lớn dậy thật nhân bản. Chống lại thứ văn hoá của sự chết, gia đình là cái nôi cho văn hoá sự sống [149] Trong gia đình, người ta giúp phát triển những thói quen đầu tiên của tình yêu và chăm sóc cho cuộc sống, tỉ như việc sử dụng đúng đắn các vật dụng, trật tự và vệ sinh cho cuộc sống, chú ý đến hệ thống môi sinh địa phương và bảo vệ tất cả sinh vật đã được sáng tạo. Gia đình là nơi giáo dục trọn vẹn, nơi những giai đoạn khác nhau của một sự trưởng thành cá nhân được diễn ra, liên kết chặt chẽ với mọi người. Trong gia đình, người ta học hỏi để biết xin phép, để không xúc phạm đến kẻ khác, tiếng nói “cám ơn” như sự biểu lộ một sự đánh giá đúng đắn điều mà chúng ta lãnh nhận, làm chủ sự tấn công và bạo lực, và học biết xin lỗi, khi chúng ta gây một điều gì tai hại. Những hành động nhỏ bé này sẽ giúp chúng ta lễ phép, một thứ văn hoá của đời sống chung và sự tôn trọng với tất cả những gì xung quanh chúng ta.
214. Trách nhiệm của chính trị và các tổ chức khác là phải chú tâm đến cảm nghiệm của dân chúng. Giáo Hội cũng phải nhận trách nhiệm này. Tất cả các cộng đoàn Kitô hữu cũng phải chu toàn vai trò quan trọng trong việc giáo dục này. Tôi cũng hy vọng trong các đại chủng viện, các nơi đào tạo của các dòng tu, người ta giáo dục sự khắc khổ có trách nhiệm, một sự chiêm ngắm với lòng biết ơn cả thế giới và chú tâm đến những sự yếu đuối của người nghèo và của môi trường. Không những các tổ chức có quyền lực cần thiết để phê chuẩn chống lại những tấn công vào môi trường, những cũng cần thiết để chính chúng ta cũng kiểm soát mình và giáo dục nhau.
215. Trong hoàn cảnh này, “không thể quên liên hệ giữa việc đào tạo về vẻ đẹp với việc gìn giữ môi trường lành mạnh” [150]. Chú ý và yêu mến vẻ đẹp sẽ giúp chúng ta vượt qua chủ nghĩa thực dụng. Khi một người không học biết tự dừng lại để quan sát và đánh giá điều gì là tốt đẹp, thì không lấy làm lạ gì khi tất cả đối với người đó trở thành đối tượng để sử dụng và lạm dụng mà không chút ngại ngùng. Đồng thời, nếu người ta muốn nhắm đến việc thay đổi sâu xa, phải thấy cách suy nghĩ ảnh hưởng thực sự đến các thái độ. Việc giáo dục sẽ không có hiệu quả và những cố gắng sẽ vô ích, nếu như không chú tâm phổ biến một hình ảnh mới mẽ về con người, về cuộc sống, về xã hội và sự liên hệ với thiên nhiên. Mặt khác, mô mẫu nhằm vào việc tiêu thụ do phương tiện truyền thông và mạng lưới thị trường đầy hiệu quả vẫn tiếp tục.
216. Gia sản phong phú của linh đạo Kitô giáo, xuất phát hai ngàn năm nay từ kinh nghiệm cá nhân đến cộng đoàn, mang đến một sự đóng góp tốt đẹp cho sự cố gắng canh tân nhân loại. Tôi muốn đề nghị với các Kitô hữu một vài hướng căn bản cho một linh đạo môi sinh, xuất phát từ xác tín niềm tin của chúng ta, vì những gì Tin Mừng dạy đều có hệ luận đến cách thức suy tư, cảm nhận và cách sống của chúng ta. Đây không nhắm trình bày các ý tưởng, nhưng trước nhất, về nền tảng chuyển động xuất phát từ linh đạo đòi buộc sự khổ tâm chăm sóc môi trường. Vì không thể dấn thân trong những việc lớn với các lời giảng dạy mà không có một thứ “huyền nhiệm” tràn đầy trong tâm hồn chúng ta, không có “những nền tảng lay chuyển nội tâm” để khởi động, thúc đẩy, động viên và trao ban cho nó một ý nghĩa [151]. Phải nhận ra, chúng ta là các Kitô hữu, có một sự phong phú do Thiên Chúa ban cho Giáo Hội, nhưng chúng ta không thường đón nhận và tiếp tục triển khai – một sự phong phú, trong đó linh đạo dạy tách biệt khỏi thể xác, nhưng không tách biệt khỏi thiên nhiên hoặc là các thực tại của thế giới này, nhờ đó và trong đó được phát huy, trong cộng đoàn với tất cả những gì bao quanh chúng ta.
217. Nếu thực sự “các sa mạc bên ngoài gia tăng, chỉ vì sa mạc nội tâm cũng lớn dần [152] thì cơn khủng hoảng môi trường là một lời kêu gọi sự sám hối nội tâm sâu thẳm. Chúng ta phải công nhận rằng, có một số Kitô hữu dấn thân và cầu nguyện, thường cười cợt các cảnh cáo về môi trường với lời xin lỗi của chủ nghĩa thực tế và chủ nghĩa thực dụng. Một số khác thụ động, quyết tâm không thay đổi các thói quen và trở thành rời rạc. Họ thiếu một sự sám hối thuộc sinh thái, giúp thấy những gì họ gặp gỡ với thế giới xung quanh; điều xuất phát từ sự gặp gỡ với Đức Giêsu Kitô, sẽ giúp cho tấ